CHUYỆN THỨ 9
Ngày nọ trong tiết tự học, tui đang đọc tiểu thuyết, Y tiên sinh nói: “Ngày mai thi môn toán, bạn không đọc sách ôn tập để làm bài à?” Tui không làm, tui nói có ôn hay không cũng như nhau, không thay đổi được gì, dứt khoát không ôn bài. Đúng như câu tục ngữ: Lợn chết không sợ nước sôi.
Ngày hôm sau đi thi lại hoảng sợ, dù sao vẫn cần thành tích. Sau khi giáo viên toán phát bài thi thì đi họp, tui định “tham khảo” đáp án của Y một chút, thò lại gần thì thấy gả này lấy sách che đáp án, còn lấy tay đè lên, che vô cùng kín kẽ! “Y! Ông cố ý!” Bình thường ảnh sẽ không che đáp án, rõ ràng là cố ý.
“Đúng rồi, chẳng phải bạn là ‘lợn chết không sợ nước sôi hay sao, cố lên, tự mình làm đi nha.” Y nở nụ cười vô lại, giây phút đó, tui đặc biệt muốn xé sắc mặt dối trá của ảnh! Tui đang giận nha!
Giận thì giận, nhưng phải tiếp tục thi. Tui nhìn một đống đồ thị hàm số trên bài thi, cảm thấy chóng mặt và mờ mắt, đây là cái quỷ gì, chẳng hiểu cái nào hết! Cách cuộc thi còn mười phút, tui cũng chưa giải được đề nào, lo lắng đến mức muốn khóc.
“Hối hận không?” Y hỏi.
Tui gật đầu: “Ruột gan gì cũng đều hối hận.” Giọng điệu đặc biệt tha thiết.
“Trước khi thi còn dám không chịu ôn tập không?”
Tui lắc đầu.
Ảnh đẩy cuốn sách ra, đưa bài thi cho tui, tui cầm và chép lia lịa, chép được bao nhiêu thì đỡ bấy nhiêu.
Sau khi nộp bài thi một cách thuận lợi, tui nhìn Y thì cảm thấy toàn thân ảnh được bao phủ bởi một lớp ánh sáng nhàn nhạt, thấp thoáng như Bồ Tát đang sống!
CHUYỆN THỨ 10
Học kỳ 1 của lớp 12, bọn tui cần điền danh sách phân khoa, đến học kỳ 2 phải phân khoa. Y tiên sinh học môn nào cũng giỏi, tùy tiện chọn khoa nào cũng được, điểm cao sẽ học khoa lý, bởi vì khoa học tự nhiên tìm việc tương đối dễ, tui học khoa học tự nhiên đặc biệt tệ, không cần suy nghĩ, khẳng định phải học văn. Tui không hỏi Y ảnh muốn chọn khoa nào, nhất định là khoa học tự nhiên. Nghĩ đến cảnh sau khi phân khoa không cùng một ban, trong lòng có cảm giác mất mát, không giống như đối với các bạn khác. Trong kỳ nghỉ đông, bọn tui thường nói chuyện phiếm trên QQ nhưng không nhắc tới chủ đề phân khoa.
Vào ngày khai giảng, tui đi coi danh sách lớp để tìm ban của tui, phát hiện Y cũng học văn, hơn nữa
còn cùng ban với tui! Chỉ có trời mới biết tui vui đến cỡ nào, suýt nữa hét ngay tại chỗ!
Sau khi phân ban, bạn cùng lớp trước kia của tui không còn nhiều lắm (bọn họ có chỉ số thông minh cao, đều chạy đi học lý), chỗ ngồi tự do, tui ngồi bên cạnh Y theo bản năng.
Sau này tui hỏi ảnh, sao khi không đi học văn, ảnh từng nói muốn học tài chính ở đại học. Ảnh nói: “Ai bảo bạn học văn? Nếu tôi không ở bên cạnh bạn, bạn quên đem theo áo thì sao? Tôi đành phải đi học văn.” Sau đó lên đại học, ảnh cũng không học tài chính, mà chọn ngành luật giống tui.
CHUYỆN THỨ 11
Ban của bọn tui là khoa văn thực nghiệm (là ban tốt nhất), tỉ lệ nam nữ mất cân bằng nghiêm trọng, một ban có 65 người mà chỉ có 5 nam, quả thật là bảo vật quốc gia!
Năm lớp 11, bọn tui thay bàn ghế mới, cần chuyển đồ cũ đến ký túc xá trước, rồi đến quảng trường của trường học lấy đồ mới, tổng cộng quãng đường khoảng 500 mét cộng thêm hai lần leo lên lầu 6. Trùng hợp ngày đó nữ sinh được yêu cầu phải dọn ký túc xá, trong ban có 30 hơn nữ sinh ở trọ, sức lao động lập tức giảm một nửa. Kết quả là, những người còn lại phát huy siêu năng lực, mỗi người đều dọn ít nhất hai bộ bàn ghế, chỉ có trời biết, lúc đó bọn tui đã làm như thế nào. Mỗi người đem bàn ghế đến phòng học rồi đặt xuống, sau đó chạy nhanh đi dọn tiếp, nhưng không sắp xếp gọn gàng. Nữ sinh dọn ký túc xá cũng không dễ dàng, các bạn ấy phải dọn không ít đồ.
Ngày hôm sau toàn ban đều đau lưng nhức vai, rên rỉ ỉ ôi. Tui cảm thấy cả người giống như bị người ta đánh một trận. Giáo viên thể dục được đặt tên là “ma quỷ” mở tấm lòng từ bi, cho phép bọn tui tự do hoạt động trong giờ thể dục.
Tui cảm thấy, những người nói nữ sinh học lý đều trâu bò là sai! Hẳn là ngược lại, ban khoa học tự nhiên phần lớn là nam sinh, rất nhiều công việc nặng nhọc đều do nam sinh làm; ban văn khoa cơ bản chỉ lèo tèo vài nam sinh, mọi việc đều do nữ sinh làm. Ban văn khoa mới là địa bàn tụ tập của nữ hán tử.