Lúc An Khê từ phòng mình bước ra, Giang Triều đã không còn ở trong sân, trong lòng cô thở phào nhẹ nhõm, đi về phía phòng khách.
Bác sĩ Hoàng là một người đàn ông nhã nhặn hơn 40 tuổi, khuôn mặt chữ Quốc, đeo một cặp kính màu đen, bả vai một cao một thấp.
Khi thấy An Khê, bác sĩ Hoàng vội vàng từ trên băng ghế đứng lên.
Bên ngoài có hơi tối nhưng mặt trời còn chưa lặn xuống hoàn toàn, còn chút ánh sáng giúp người ta có thể nhìn thấy đồ vật.
"Chú là bác sĩ Hoàng phải không ạ?" An Khê không chắc chắn kêu lên.
"Đúng là chú.
Đồng chí An Khê, mời ngồi."
Bác sĩ Hoàng kéo một chiếc ghế mây ra, còn bản thân lại quay về ngồi trên băng ghế lúc nãy.
An Khê đến thôn Tam Thủy mới có một ngày đã nghe được đủ loại cách gọi khác nhau, mọi người thường gọi cô nhiều nhất với danh xưng "Đồng chí trí thức".
Về phần "Đồng chí An Khê", đây là lần đầu tiên cô nghe thấy.
"Bác sĩ Hoàng, chú tìm cháu có việc gì không?"
"Cũng không có chuyện gì lớn, chú muốn đến đây cùng con nói chuyện phiếm thôi.
Con đã quen với cuộc sống ở thôn Tam Thủy chưa? Có gì bất tiện không?"
Hai người tán gẫu một hồi, phần lớn thời gian đều là bác sĩ Hoàng hỏi, An Khê trả lời.
Đôi khi bác sĩ Hoàng chủ động nói điều gì đó về bản thân mình.
An Khê đại khái biết thêm một vài thông tin, ví dụ như bác sĩ Hoàng tên là Hoàng Nghĩa, người ở thị trấn, mười năm trước đến thôn Tam Thủy.
Vào thời điểm đó, hợp tác xã y tế nông thôn mới bắt đầu triển khai, bác sĩ Hoàng thuộc nhóm thanh niên đầu tiên tham gia khóa đào tạo.
Sau khi đào tạo xong, ông được sắp xếp đến thôn Tam Thủy, trở thành một thầy thuốc đi chân trần.
Kể từ đó đến nay, ông đã ở lại thôn này hơn mười năm.
"Thời điểm Lục Tử bị co giật, chú có nghe mọi người nói con rất có lòng điều trị bệnh động kinh cho thằng bé.
Con có thể nói cho chú nghe biện pháp của con được không? Nếu con cảm thấy khó xử thì không cần trả lời." Hoàng Nghĩa hỏi.
Chuyện xảy ra ngày hôm nay ông đã sớm nghe người ta nói, những người đó đều kể câu chuyện theo hướng vô cùng thần kỳ, dường như tiểu trí thức có biện pháp chữa bệnh cho Lục Tử mà không cần tốn tiền mua thuốc Tây.
Hoàng Nghĩa trong lòng cao hứng, đây là chuyện tốt cho mọi người, đồng thời rất có hứng thú với biện pháp của An Khê.
"Thật ra con biết một bài thuốc Đông y trong cuốn "Bản thảo diễn nghĩa" chuyên trị trẻ em bị động kinh.
Con nghĩ nếu mẹ của Lục Tử không có khả năng mua thuốc Tây, chúng ta có thể dùng các bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc để chữa trị.
Hơn nữa thuốc Đông y có thể lấy tại địa phương, những dược liệu cần thiết trong bài thuốc này con nghĩ chúng ta có thể tìm được trên núi Bát Điểm." An Khê chậm rãi nói.
Hoàng Nghĩa cẩn thận lắng nghe, một chút cũng không có ý thúc giục cô, càng nghe trên mặt hắn càng lộ ra vẻ hứng thú.
Cuốn sách y học "Bản thảo diễn nghĩa" ông chưa từng nghe qua, nhưng ở chỗ ông có một nửa bản phác thảo của cuốn "Bản thảo cương mục".
Bởi vì thiếu người hướng dẫn, lại không có nhiều sách để ông nghiên cứu, chỉ dựa vào nửa cuốn "Bản thảo cương mục" để học tập nên đối với nền y học Trung Quốc ông chỉ như mới nhập môn mà thôi.
Nhưng bao nhiêu đó cũng đủ để ông biết được Đông y lợi hại như thế nào.
Từng câu từng chữ An Khê nói ra rất nhẹ nhàng, nhưng ông biết chắc chắn cô có thời gian nghiên cứu rất lâu.
Trong Đông y có hàng nghìn bài thuốc khác nhau, nhưng cô chỉ cần dựa vào một triệu chứng đã tìm ra chính xác bài thuốc dùng để chữa bệnh, chắc hẳn cô đọc qua rất nhiều cuốn sách y học mới có thể làm được.
Chứ như ông còn không biết trên đời còn có một bài thuốc điều trị bệnh động kinh như vậy.
Quả nhiên tiểu trí thức không phải là người tầm thường! Nói không chừng trình độ còn cao