Editor: dzitconlonton
Beta lần 1
Truyện đã mua raw lại rồi, làm ơn đừng re-up hộ, không mượn.
Xin đừng tự ý tải file/re-up//làm ebook khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Mình không muốn thay pass/khóa truyện lần thứ hai đâu.
Thân ái!!!
A Lê không nghĩ rằng ở vùng đất hoang vu phía bắc Lũng huyện[1], nàng lại có giá trị những năm mươi lượng bạc.
[1] Lũng (tiếng Trung: 隴縣, Hán Việt: Lũng huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Bảo Kê (宝鸡市), tỉnh Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Huyện này có diện tích 2285 km2, dân số là 250.000 người, mã huyện là 610327, mã bưu chính 721200.
Huyện này là một trong năm huyện có rừng lớn nhất của tỉnh Thiểm Tây.
Huyện này là một điểm du lịch tham quan động Long Môn, động Dược.
(theo wikipedia)
Năm mươi lượng, nếu đặt ở thành Dương Châu thì cũng chỉ được hai bữa ăn ngon, vài tấm gấm, nhưng ở đây lại đủ nuôi cả một gia đình ăn no uống đủ trong cả một năm.
Quả thật nàng có chút nhan sắc, cũng có thể đánh cô cầm hai cái, hát vài đoạn khúc, nhưng điều đó không đáng để một bà già mặc xiêm y thô kệch bỏ ra cái giá cao như vậy để mua nàng.
Trên đường đi về nhà cùng Phùng thị, A Lê nơm nớp lo sợ ai đó sẽ lao ra từ góc hẻo lánh nào đó, rồi lại bán nàng một lần nữa.
Cũng may nàng vẫn bình an vô sự.
Đại Yên quốc nằm giữa hai phía bắc nam, Lũng huyện nằm ở cực bắc, giáp với một ngọn núi lớn Hành Sơn[2] trải dài ngàn dặm, dưới quyền quản lý của tri phủ Ninh Bắc, là huyện nghèo nhất Ninh Bắc.
Dân chúng nơi đây thiếu ăn thiếu mặc, nghe nói mỗi khi đến mùa đông, một số người phải chết cóng hoặc chết đói.
[2] Núi Hành Sơn: còn có nghĩa là "Ngọn núi cân bằng", thuộc tỉnh Hồ Nam, 1,290 m (4 ft 2,8 in)
A Lê lớn lên ở vùng Giang Nam giàu có, chưa từng nhìn thấy địa phương như vậy, thậm chí chưa từng nghe qua.
Tết Nguyên Đán vừa qua, vùng Giang Tô và Chiết Giang đã bắt đầu vào xuân, màu xanh của liễu gai tràn ngập khắp nơi, nhưng Lũng huyện vẫn mãi là một cảnh tuyết trắng bất tận, trắng xóa phủ lên cây khô ven đường, ngăn cản không khí đìu hiu rách nát này.
Giấy đỏ của pháo theo gió bay khắp núi rừng, có lúc nhơ nhớp rất vui mừng.
A Lê ngoan ngoãn, bước đi với đôi chân nhẹ nhất, không dám đánh giá xung quanh.
Phùng thị là một bà lão tốt bụng, lưng hơi còng, nhưng cơ thể lại cường tráng.
Trong trời băng đất tuyết, gió thổi khiến đầu óc người ta choáng váng, bà xoa tay lên mặt cho ấm, ân cần hỏi, "Có lạnh không?"
Trên đường chỉ có hai người bọn họ, A Lê biết lời này là đang nói với nàng.
Nàng rất muốn trả lời, dưới hoàn cảnh như vậy, phiền phức có thể giảm đi một ít, nhưng trời thật sự quá lạnh, cả người nàng run rẩy trong gió, cổ họng cứng đờ đến mức không thể nói nên lời.
Không đợi được sự hồi đáp, Phùng thị nghiêng đầu nhìn nàng, bước chân của A Lê dừng lại, sợ hãi nhìn lại.
Nàng nghĩ tới cái gì đó, vội vàng phúc thân hành lễ, gọi một câu, "Lão phu nhân."
Phùng thị chợt cười ra tiếng, nếp nhăn tụ lại trên mặt, sắc mặt có vẻ hòa hoãn đi không ít, "Con nhìn ta giống như lão phu nhân không?"
Bà nói, "Trong nhà chúng ta không có lão phu nhân, con gọi ta là nội[3] là được rồi."
[3] Trong truyện là a ma, mà mình đổi thành nội cho nó thân thương.
A Lê xấu hổ, mềm nhũn đáp một câu, "Nội."
Nàng ngoan ngoãn đứng trong tuyết, cổ rủ xuống thành một độ cong mềm mại, cho dù hai má bị đông lạnh đến đỏ bừng, cũng không che được làn da trắng nõn, gương mặt thanh tú.
Mái tóc rối bù được vấn lên bằng cây trâm bằng trúc, mặc một chiếc áo bẩn không thể phân biệt được màu sắc, nhưng khí chất vẫn còn đó, tao nhã lễ phép, khi nhìn vào thì cảm thấy ngoan ngoãn, là cô nương biết đọc sách.
"Thật là một đứa trẻ ngoan." Nhìn dáng người nàng, trong lòng Phùng thị dâng ra một tia vui mừng, bà đầy yêu thương kéo tay A Lê, dịu dàng nói, "Đi thêm vài bước nữa là sẽ về đến nhà, nội tìm cho con mấy bộ xiêm y sạch sẽ, sau đó tắm rửa rồi đi ngủ một giấc, hồi nãy đi xe xóc nảy rất lâu, chắc là con đã mệt lắm rồi."
Bà vu0t ve xương ngón tay gầy yếu của A Lê, lại nói, "Sao lại yếu ớt thế này, nội hầm chén trứng gà cho con ăn xong, nhân lúc còn nóng cũng dễ sưởi ấm."
A Lê thụ sủng nhược kinh, hoảng hốt nói, "Nội, canh giờ còn sớm, không ngủ sớm được đâu, con cũng không ăn trứng gà, con giúp nội làm việc."
Phùng thị nói, "Nhìn tay con không giống đã làm quá nhiều việc, nếu nội muốn tìm một người giúp nội giặt giũ nấu cơm, cần gì phải tốn năm mươi lượng mua con chứ, nội cứ đi tìm đại một nha đầu vạm vỡ có lời hơn không.
Hơn nữa, tính cả nội và con thì trong nhà cũng chỉ có ba cái miệng ăn thôi, lấy đâu ra công việc mà làm, nội không cần con làm những việc đó đâu."
A Lê sững sờ, nàng khẽ mở môi, thật lâu mới lẩm bẩm nói, "...Vậy nội mua con làm gì?"
Đã đi đến cuối con đường lớn, phía trước là con đường nông thôn nhỏ, gồ ghề lầy lội, có những bánh xe lừa chạy qua.
Phùng thị sợ A Lê ngã, nắm cổ tay nàng cẩn thận tránh chỗ đã đóng băng, giọng nói nhẹ nhàng chậm rãi, "Trong nhà ta còn có một thiếu gia."
"Hắn tên là Tiết Duyên."
Từ ngã tư đến trước cửa nhà chỉ ba bốn trăm bước, Phùng thị giải thích ngắn gọn tình hình trong nhà, A Lê chăm chú lắng nghe, cuối cùng cũng hiểu ra.
Thật ra cũng đơn giản, chỉ là đang sống một cuộc sống xa hoa mà gặp biến cố lớn nên bất hạnh lưu lạc đến đây mà thôi.
Yên triều bây giờ là thế suy sức yếu, quân vương hồ đồ, phía tây liên tục xảy ra chiến tranh, thỉnh thoảng có thành trì bị công phá, người vốn có gia tài vạn quán (bạc triệu) mà bị trôi dạt khắp nơi không tính là chuyện hiếm thấy.
A Lê vốn tưởng rằng, có lẽ Tiết gia chính là một trong số đó.
Phùng thị thở dài nói, "Cây đổ bầy khỉ tan[4], đạo lý này con cũng hiểu mà, Tiết gia vốn là một đại tộc to lớn, nhưng sau khi sụp đổ, vận số cũng tan hết.
Nội vốn là nô tài của đại phòng, đã làm nhũ mẫu của lão gia, từ nhỏ đã nhìn thiếu gia lớn lên, về sau sau khi lão gia ra tù thì bị bệnh chết, phu nhân treo cổ tự sát, gia nô chạy trốn, thiếu gia cũng không có người chăm sóc, nội không đành lòng nhìn hắn vẫn cứ theo đuổi sự tự do như vậy, nên dẫn hắn về Lũng huyện lão gia của nội."
[4] Cây đổ bầy khỉ tan: Nguyên gốc là 树倒猕猴散 (Thụ đổ Mi hầu tán/thụ đổ hồ tôn tán) – một câu thành ngữ Trung.
Hồ tôn là loại khỉ lông dày, hay còn gọi là khỉ Ma-các, một giống khỉ ở miền Bắc Trung Quốc.
Xuất xứ: Tống Tào Vịnh dựa vào Tần Cối, làm quan tới thị lang, vinh quang một thời...Vịnh uy hiếp đủ kiểu, Đức Tư vẫn bất khuất.
Đến khi Tần Cối chết, Đức Tư sai người gửi thư đến Tần Vịnh, mở thư ra, bên trong viết "Cây đổ bầy khỉ tan" – ý chỉ cây đổ rồi, khỉ ở trên cây liền chạy đi hết.
(Theo zhidao.baidu)
Nghe bà nói vậy, trong lòng A Lê đột nhiên khẽ động, mơ hồ ý thức được mục đích Phùng thị mua nàng.
"Tiết Duyên ngông cuồng, hồ đồ vả lại cứng cỏi, từ nhỏ đã như vậy rồi, mà sau khi xảy ra chuyện đó thì không thể quản được nữa.
Hắn vốn không muốn cùng ta trở về, là do nội quỳ xuống cầu xin hắn, hắn mới chịu đồng ý.
Nhưng nội