Editor: dzitconlonton
Beta lần 1
Nửa tháng trôi qua trong nháy mắt, Phùng thị đã gần như khá hơn, lại có thể xuống ruộng làm việc, không khác gì ngày thường.
Hôm đó, lão đại phu kê thuốc cho A Lê, đa số là sâm, hoàng kỳ[1], bạch thuật[2], phục linh[3],...!Tất cả đều là những cái tên thơ mộng, tao nhã nhưng khi đun một nồi thì lại đắng vô cùng, A Lê mới uống một bộ mà không thể uống nổi nữa.
Tiết Duyên đi Hối Dược Đường hỏi, đại phu chỉ nói đây là thuốc bổ cực kỳ, rất tốt cho nữ nhi gia bồi bổ khí huyết, nếu không muốn uống thì cũng không sao, ăn kỹ một chút thì có thể.
A Lê cầu còn không được, nên ngăn Tiết Duyên đi mua bộ thứ hai.
Tiết Duyên vốn không muốn, nhưng nhìn sắc mặt nàng không còn trắng bệch như ngày đó, nước mắt đau khổ thật sự trào ra, sau đó không đi nữa.
Xuân phân sắp đến, mặt trời cuối cùng cũng ấm lên, rau mầm héo rũ trong ruộng cũng mọc lên, nhìn một cảnh tượng tuyệt vời.
A Hoàng ngây ngốc, mỗi ngày ngoài việc ăn ra thì chính là ngủ, có khi mỡ tăng hơn gấp đôi, A Lê phải dùng hai tay mới có thể ôm lấy nó.
Tiết Duyên vẫn nhìn nó không vừa mắt, A Hoàng cũng không thích chàng lắm, lúc A Lê không có ở đây, một người một thú nhìn nhau đầy chán ghét, ngay cả khóe mắt cũng không thèm cho đối phương.
Một ngày trước Tết Xuân phân, Phùng thị dẫn A Lê đi chợ một chuyến, mua một miếng vải hoa màu hạnh nhân, rồi mua nửa cân thịt lợn.
Trên mặt bà vẫn nở nụ cười, nói với A Lê, "Thời điểm lập xuân con còn chưa đến nhà, khi đó Tiết Duyên cả ngày không thoải mái, trong lòng ta khó chịu nhưng cũng lười quan tâm mấy chuyện lặt vặt này, thậm chí không thèm làm bánh xuân[4] nữa.
Bây giờ thì tốt rồi, nội đã khỏi bệnh rồi, Tiết Duyên đang rất tốt, chúng ta tranh thủ tiết Xuân phân này ăn một bữa thật ngon, làm ít bánh xuân và nấu chút món xuân, xem như chúc mừng vậy."
A Lê đã từng nghe nói món này, nhưng chưa từng thử bao giờ nên cũng rất vui vẻ, Phùng thị làm bánh rán, nàng thì đi nấu thức ăn.
Hầu hết Lập xuân ở Giang Nam đều ăn nem rán, được cuốn với nhiều loại rau và thịt lát mỏng, cho chiên trong nồi, ăn có vị giòn tan.
Miền Bắc ăn bánh xuân, đầu tiên hấp bánh xèo trước, sau đó xào vài đĩa rau, gắp thức ăn vào trong bánh rồi cuốn lại ăn, có mùi thơm của mì và rau.
Mùa hè vẫn chưa tới, hầu hết các món ăn mới chưa được phát triển, các món ăn cũng rất đơn giản, một đĩa thịt heo muối, một đĩa rau giá đỗ do nhà mình làm, lại thêm một đĩa trứng gà xào tỏi tây.
Trên bàn cơm ở Lũng huyện, hành lá là món không thể thiếu, có thể trực tiếp cho vào bánh cuốn để ăn, hoặc dùng vỏ đậu cuốn hành lá chấm nước sốt ăn, tất cả đều là rất ngon khi ăn cùng với cơm.
A Lê nấu một số món rau, chờ Tiết Duyên về, đĩa rau hẹ vàng cuối cùng vừa mới ra khỏi nồi.
Bên ngoài sắc trời vẫn còn sáng, không lạnh cũng không nóng, đúng là thời điểm thích hợp, A Lê gọi Tiết Duyên bưng khay rau vào phòng, rồi đi lấy rượu hoa quế ấm trên bếp.
Lần trước, lúc nhà có rượu ấm là vào đêm A Lê vừa mới tới, Tiết Duyên khi đó tức giận, không nói nhiều lời liền đoạt lấy rồi quăng xuống, bây giờ mặt mũi hòa nhã hơn nhiều rồi.
Sau khi cởi áo khoác, ngồi xếp bằng trên giường đất, liếc nhìn đĩa nọ, thắt lưng thẳng tắp.
A Hoàng ngồi xổm bên cạnh chàng gặm móng vuốt của mình, trước mặt là nửa củ cải trắng, yên lặng và ngoan ngoãn.
Bữa cơm này sẽ ăn trong phòng của Tiết Duyên, giường đất không lớn lắm, một bên còn đặt một cái giỏ đựng con thỏ, khiến nó càng có vẻ chật chội.
A Lê và Phùng thị đang ở trong bếp chờ bánh xèo ra khỏi nồi, hai người cười nói rất lâu mà vẫn chưa vào nhà, Tiết Duyên ngồi ở đó chờ đến chân đau đớn khó chịu, chợt liếc nhìn A Hoàng một cái, nhấc tay lên trực tiếp ném củ cải của người ta xuống đất.
A Hoàng sững sờ trong chớp mắt, lấy lại tinh thần liền "veo" một cái nhảy xuống đuổi theo, Tiết Duyên tận dụng thời cơ duỗi thẳng chân, sau khi A Hoàng ngậm củ cải về, đã không còn chỗ dung thân của nó nữa.
Nó cảm thấy tức giận, nhưng lại không có cách nào khác, nhe răng về phía Tiết Duyên.
Tiết Duyên dựa lưng vào tủ phía sau, vắt một chân nhìn hoàng hôn ngoài cửa sổ, uống một hớp rượu, để lại A Hoàng một cái ót.
Lúc A Lê bưng bánh tiến vào, con thỏ co ro trong góc tường đang đau khổ sắp khóc.
Nàng đặt đĩa lên bàn, nhìn A Hoàng, lại nhìn Tiết Duyên, hỏi, "Chàng lại làm gì nó vậy?"
Tiết Duyên nói, "Đâu có gì đâu."
Giọng điệu này có vẻ quen thuộc, mỗi lần Tiết Duyên làm sai chuyện gì, lúc nàng đi hỏi, chàng sẽ biểu hiện dáng vẻ cà lơ phất phơ này, trả lời nàng, "Ta không có làm gì đâu."
A Lê mím môi, thật sự không nhịn được nói một câu, "Lớn già đầu rồi mà sao suốt ngày cứ đi gây sự với một con thỏ thế."
Tiết Duyên mạnh miệng nói, "Ta không có."
A Lê đặt đũa lên bàn, cũng lười để ý tới bộ dáng này của chàng, lại hỏi, "Rửa tay chưa?"
Tiết Duyên nghiên mặt trả lời, "Rửa sạch rồi."
A Lê thở dài, cầm một đôi đũa nhét vào tay chàng, "Ăn đi ăn đi."
Tiết Duyên cầm đũa, khoa tay múa chân một trận trên bàn, nhưng chàng chưa ăn thật, đợi Phùng thị đến, cả nhà ngồi đối mặt với nhau rồi mới động đũa.
Giá đỗ được xào với miến, lê không bị ngấy dầu, được phủ bằng một lớp nước tương sáng bóng phía trên, ăn cùng với hành lá sẽ cực kỳ ngon miệng, cắn một ngụm bánh cuốn, sẽ có nước cốt của bánh rán dầu thơm phức tràn ra, trộn với vị chua chua của giấm nhàn nhạt.
Tiết Duyên thích ăn món này nhất, A Lê đã nhìn thấy, nên đã thương lượng với Phùng thị mấy ngày để trồng thêm một ít đậu, làm thêm chút giá đỗ.
Món ăn này cực kỳ phổ biến ở miền Bắc, vừa rẻ vừa tiện làm, là món ăn được chế biến không tệ trong thời gian thiếu hụt các món ăn mới.
Phùng thị đương nhiên không có ý kiến, dặn dò nàng vài câu mau dọn xiêm y, qua một thời gian sẽ vào hạ để dễ mặc.
A Lê cười đáp lại, rồi bắt đầu tán gẫu vài câu về đề tài mới, phần lớn là chuyện nhà, chuyện lặt vặt, Tiết Duyên mở cổ áo ngồi một bên, chỉ lo vùi đầu ăn bánh, chưa từng chọc cái miệng qua nói vài câu.
Bữa cơm này ăn khá lâu, chờ đến khi đĩa thức ăn trên bàn trống rỗng thì trời đã lên trăng.
Phùng thị cầm nến tới, vách tường đèn vàng ấm áp, bà ngáp dài một cái, vẫy tay với hai người nói, "Nội buồn ngủ quá, mấy đứa về phòng ngủ trước đi, bọn con cũng đi ngủ sớm chút, đừng tham thức khuya, ngày mai thức dậy