Về quê 1
Đã từ lâu người Cần Thơ luôn ngâm nga câu hát: "Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.
Cần Thơ còn được gọi bằng nhiều danh xưng như: “Tây Đô”( thủ đô của miền Tây) hay “đô thị miền sông nước”. Đến Cần Thơ phải qua sông Hậu Giang, lúc này mọi người lại có dịp từ trên phà nhìn xuống dòng sông nước cuồn cuộn chảy. Từ xa xa nhìn thấy những chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, buổi tối còn có thể ngắm đèn cá trên sông ngoằn ngoèo uốn lượn như con rắn nhỏ, khi ẩn khi hiện rất sinh động vui mắt.
Bọn Trúc Nhi trước nay ở thành phố lúc nào cũng đầy tiếng ồn, còi xe ầm ĩ, ra đường thì khói bụi mù mịt, kẹt xe chen lấn… Nên khi về miền quê phong cảnh hữu tình, yên bình, mơ mộng, tâm tình thoải mái hơn rất nhiều, miệng cười toe toét chỉ đông chỉ tây. Yến Linh trong lòng cũng hớn hở, bao buồn phiền đều quăng lại phía sau lưng.
Từ bến xe Cần Thơ còn phải bắt thêm một chuyến xe buýt nữa. Vừa xuống xe buýt, Trúc Nhi và Thảo Nguyên trán đầy mồ hôi hùng hục chạy theo Yến Linh. Hai cô chân giày cao gót, tuy áo phông quần Jean thỏai mái nhưng hành lí nặng nề. Hai cô nghĩ rằng đi lâu nên mang theo rất nhiều quần áo lúc này hành lý trên tay cảm thấy càng lúc càng nặng, ân hận không thôi.
Yến Linh đứng lại nhìn hai cô bạn vừa đi vừa thở phì phò, thấy hơi tội nghiệp động viên: "Sắp tới rồi, sắp tới rồi”.
Đi thêm một đoạn chừng mười phút, Yến Linh mới reo lên: "Đến rồi". Hai cô bạn lúc này mắt như nở hoa, mới đi một đoạn mà cô tưởng chừng đã hành quân hai ngày, chân tay bủn rủn, nón đội lệch, mặt đỏ ửng, nhìn rất thảm hại.
Yến Linh đứng trước cửa nhà, hét to: "Con về rồi!”.
Mẹ cô đang trong nhà, bước ra thấy cô về vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Bà Dương là người phụ nữ có gương mặt hiền từ, phúc hậu. Vừa trông là đoán ngay thuộc mẫu phụ nữ của gia đình, gương mặt của Yến Linh cũng có vài nét giống bà nhưng phần lớn là giống cha.
Nhìn thấy cô bé đứng phía sau Yến Linh đoán là bạn học của con về chơi, bà dồn vã nói: "Mấy cháu là bạn học của bé Linh à? Xem kìa mặt mày bơ phờ mau vào nhà rửa mặt ngồi nghỉ đi”. Quay qua Yến Linh bảo: "Yến Linh mau dắt bạn con vào phòng cất hành lí rồi nghỉ ngơi cho khỏe”.
Hai cô bạn mệt lã người, bây giờ nhìn thấy người lớn cũng cố gắng nặn ra nụ cười lễ phép: “Chào bác gái”. Sau đó lếch thếch đi theo Yến Linh về phòng.
Cả ba đi xe suốt gần bốn giờ đồng hồ lại phải qua phà, sang xe buýt còn đi bộ gần 15 phút dưới trời nắng nóng thì cảm thấy từng bộ phận cơ thể như muốn rụng ra. Liền đó ngủ một giấc đến xế chiều mới tỉnh dậy.
Khi tỉnh dậy bụng đói meo kêu sùng sục ba người lững thững đi rửa mặt. Lúc này bà Dương đã nấu xong nồi cháo gà thơm phức đang dọn ra bàn. Miệng giục ba cô nhanh vào bàn ăn.
Yến Linh ngồi vào bàn hỏi: "Ba và anh hai đâu mẹ?”
Bà Dương chậm rãi đáp: "Đang mùa du lịch ba và anh con vẫn ở bên vườn thường hay về trễ”.
Yến Linh gật đầu sau đó lại chăm chú chén cháo trước mặt.
Ba người từ sáng chỉ gặm bánh mì ngủ một mạch đến giờ này thì dạ dày biểu tình dữ dội. Hai cô bạn dù sao cũng là khách trước mặt đang có phụ huynh nên ăn uống nhỏ nhẹ hoàn toàn bộ dáng thục nữ, ngoại trừ Yến Linh đói đến hoa mắt lúc này khí thế hừng hực chiến đấu.
Bà Dương nhìn con gái mắng yêu: "Con coi hai bạn con kìa. Còn con, con gái gì mà ăn uống ào ào như vậy".
Yến Linh cong môi bất mãn: "Hai đứa nó chỉ giả bộ thôi, bình thường toàn ăn hiếp con”.
Bà Dương cười hiền: "Ai ăn hiếp được con sao? Kiểu này không biết còn ai dám rước con về nhà nữa?”
Yến Linh nịnh nọt: “Vậy thì con ở vậy nuôi ba mẹ càng tốt chứ sao”.
Trúc Nhi hóm hỉnh nói: "Mày ăn nhiều như vậy tự nuôi không nổi còn tính nuôi người khác?”
Yến Linh: “…”
Bà Dương thấy Thảo Nguyên và Trúc Nhi ăn uống nhỏ nhẹ thì nói: "Hai đứa tự nhiên, ăn nhiều vào, coi như gia đình đi. Xem kìa đứa nào cũng ốm nhom, yếu ớt như vậy”.
Trúc Nhi vui vẽ đáp: "Dạ bây giờ model con gái ốm mới đẹp mà bác”.
Bà Dương lắc đầu:” Ốm nhom làm gì cũng không nổi có gì mà tốt, vẫn là khỏe mạnh mới tốt. Tụi con đừng có học đòi theo người ta mà bỏ ăn giảm cân gì đó dễ bị bệnh”.
Không khí chan hòa vui vẽ. Ba cô gái ăn đến bụng no tròn thì rất thỏa mãn. Thảo Nguyên định dọn dẹp bị bà Dương cản lại: "Thôi ba đứa lên phòng khách chơi đi, ở đây để cho bác”.
Ba cô ngoan ngoãn đi vào phòng khách, lúc này ăn uống no say thần sắc tươi tỉnh. Thảo Nguyên và Trúc Nhi bây giờ mới có tâm trí quan sát bày trí trong nhà.
Phòng khách nhà Yến Linh rộng rãi nhưng bày trí đơn giản. Ở giữa bộ bàn ghế bằng gổ khảm xà cừ theo phong cách cổ xưa. Từ cửa lớn đi vào nhìn thấy nhiều giấy khen và chứng nhận đều là của hai anh em Yến Linh, hai bên tường có treo mấy bức tranh chữ thư pháp, còn có cả chữ Hán. Không gian vừa có tính thi vị lại mang phong cách cổ điển.
Trúc Nhi đùa nhìn bức tranh chữ Hán đùa: "Không ngờ gia đình mày thuộc gia đình truyền thống nha”.
Yến Linh cười cười: "Tranh này ba tao lúc trước mê phim kiếm hiệp nên sưu tầm thôi”.
Trúc Nhi nghe vậy hai mắt sáng rực: “Ba mày cũng mê kiếm hiệp nữa hả? Trùng hợp tao cũng mê kiếm hiệp nhất nghe”.
Nói đến phim kiếm hiệp, cùng với Yến Linh nhớ đến mọt đoạn hồi ức.
Khi đó ba cô vốn là fan trung thành của phim cổ trang, trong thời gian đó vừa ra mắt bộ phim “Trung nguyên kiếm khách”. Ông Dương mê đến bỏ ăn quên ngủ. Lúc này bà Dương mang thai đứa con đầu lòng lúc sinh ra là con trai. Ông Dương hào khí bừng bừng liền đặt cậu bé tên “Thiên Hào”. Đáng tiếc ông họ Dương chứ không họ Triệu nên tên cậu bé đọc là "Dương Thiên Hào” cũng mất chút uy phong.
Vài năm sau phần hai bộ trung nguyên kiếm khách ra đời trùng hợp lúc bà Dương mang thai Yến Linh. Tất nhiên đối với ông mà nói thì Cúc, Hồng, Lan, Huệ… gì gì đó không đủ khí phách, đem luôn hai chữ Yến Linh điền vào giấy khai sinh. Thế là từ