Cả ba người chúng tôi đều nhận ra tâm ý đó, người đàn bà trước mặt cũng vậy.
Tiểu Hằng ngồi xổm xuống, ghé sát mặt vào tiểu Bảo, cậu bé ngây thơ rụt rè sau bàn tay của người đàn bà.
Tiểu Hằng thật sự rất muốn bế cậu vào lòng, nhưng rồi cũng từ bỏ ý định.
Cô quay sang ông nội, cười khổ:
"Trẻ con không nên tiếp xúc với âm khí..."
"Cô không hận họ?" Tô Nhi muốn hỏi rằng đến giờ phút này Tiểu Hằng vẫn không có một lời oán trách nào đối với chồng và mẹ chồng của cô sao?
Tiểu Hằng đứng dậy, xoay người mỉm cười, lắc đầu:
"Họ cũng đã chịu quả báo rồi, có hận cũng chẳng được gì, giờ nhìn thấy tiểu Bảo bình an sống qua ngày là tôi đã hạnh phúc lắm rồi"
Chúng tôi từ tận đáy lòng thật sự rất khâm phục tấm lòng khoan dung của Tiểu Hằng, khó có ai làm được như cô ta cả.
Tiểu Hằng nhìn ông nội, cúi đầu nói:
"Pháp sư cám ơn người, Tiểu Hằng may mắn mới gặp được mọi người.
Hôm nay chỉ đành từ biệt tại đây."
Ông nội vội đỡ cô đứng dậy, Tiểu Hằng xoay người nói với người đàn bà:
"Dì, Tiểu Hằng vô năng không có cách nào cảm tạ dì, Tiểu Hằng tại đây xin gập đầu tạ ơn"
Nói rồi Tiểu Hằng liền quỳ xuống, gập đầu ba lạy trước người đàn bà, bà ấy từ khoé mắt đã rưng rưng.
Ông nội tiến đến vài bước, nói với Tiểu Hằng:
"Ta sẽ giúp cô viết một tấm Giải Trần phù, giúp cô giải thích rõ ràng việc không thể đến địa phủ báo danh sớm, họ chắc sẽ không trách tội đâu."
Tiểu Hằng dự định quỳ xuống, nhưng may mà ông nội đỡ kịp, cô ta không khỏi xúc động cảm ơn:
"Đa tạ pháp sư."
Thời gian cũng đã tối, ông nội hai tay kết ấn, miệng lẩm bẩm, sau đó lá phù bay đi mà Tiểu Hằng cũng theo đó rời đi.
Mọi sự ở nhân gian đều có quả báo chỉ là đến chậm hoặc nhanh thôi, lưới trời lồng lộng tuy thưa khó thoát.
Hi vọng ai trong chúng ta đều sẽ sợ nhân hơn là quả.
Sau khi giải quyết chuyện Tiểu Hằng, chúng tôi lại tiếp tục đi đến trấn Thanh Mộc.
Người đàn bà bế Tiểu Bảo lên, tay chỉ về phía trước:
"Cứ đi thẳng, không xa sẽ tới."
Chúng tôi lại đi, đi càng xa tâm trạng lại càng nặng trĩu.
Cuối cùng chúng tôi cũng đến được trấn Thanh Mộc, lúc đi là khi mặt trời vừa xuống núi, đến chỗ đã là giữa khuya.
Chúng tôi dự định sẽ nghỉ qua đêm ở một quán trọ gần đây, nhưng điều càng không thể ngờ là quanh đây tuy đông nhà nhưng chẳng có ai mở cửa.
Đang lúc loay hoay tìm kiếm, thì từ phía cuối con đường có tiếng kèn, trống làm rộn vang cả ngõ phố, đã giờ giữa đêm rồi, đang làm đám tiệc gì không biết?
Giữa đêm? Chắc chỉ có thể là đám ma.
Nghĩ đến đây tôi liền cúi đầu tỏ vẻ cung kính.
Ông nội chân vững như kiềng, tuyệt nhiên không hề cuối đầu.
Đợi đến khi đoàn người đi gần đến, ông đã kéo tôi và Tô Nhi trốn vào một góc.
Tôi đang dự định hỏi ông tại sao lại kéo chúng tôi vào trong này, nào ngờ khi đoàn người lướt qua, toàn thân của tôi đã run rẩy.
Không phải đám ma, đoàn người đó đang khiêng kiệu rước dâu.
Rước dâu vào ban đêm, chỉ cần nghĩ thôi đã thấy thập phần kinh dị.
Người đi chính giữa tay cầm bài vị, miệng mấp máy hát đồng dao:
"Hoa đăng ôm trọn cả bầu trời
Pháo hoa vang vội một vùng quê
Mão phượng đính ngân châu
Trước mặt mang khăn hỉ
Quan khách vui cười nâng rượu chúc
Nào biết tân nương lệ sầu ưu
Một cánh cửa nhưng mang hai định mệnh
Hạnh phúc bi thương cách một đường
Ngẩn đầu hỏi trời rơi huyết lệ
Đến cùng thiếp và chàng là tử biệt hay sinh ly."
Tuy là đám cưới, nhưng bài đồng dao lại mang giai điệu u ám nặng nề.
Càng quái dị hơn là bốn người khiêng kiệu, ai nấy đều mặt mày nhợt nhạt, không có thần sắc.
Đến khi tôi ngước nhìn về phía kiệu hoa thì...Mẹ ơi! Tôi chỉ muốn hét lên một tiếng bởi vì trên nóc kiệu có một người đang ngồi, mà kì dị hơn là người đó không mắt, không mũi và miệng cũng không.
Khuôn mặt đó bằng phẳng như một miếng gỗ vậy, chính giữa còn có cái lưỡi dài.
Tôi thập phần kinh sợ, miệng dự định hét lớn, nào ngờ ông nội nhanh tay bịt miệng tôi lại, rồi thỏ thẻ nói:
"Đây là quỷ rước dâu, đừng để bị phát hiện, nếu không sẽ chết đó."
Ánh mắt tôi càng sợ hãi hơn khi ông nội nói câu này,