Không chỉ là bộ máy quan lại trung ương mà cả bộ máy quan lại địa phương cùng với cả hệ thống đều được Lương An thay đổi.Đầu tiên chỉ có 9 Thượng Thư Bộ cùng với Nguyên Soái, Thái Sư là Thống Lĩnh Lăng Vệ là quan nhất phẩm.
Nhị phẩm bao gồm Tư Mã các bộ, thống Lĩnh Cấm Vệ Quân, đội trưởng các đội Lăng Vệ, tướng quân phụ trách các vùng cùng với đại tướng của Thần Võ Doanh và Đại Doanh Bình Sơn.
Tam phẩm bao gồm Thị Lang các ty và các phó tướng hai đại đại doanh cùng với tổng quản Nội Nhân Phủ và Tông Nhân Phủ.
Tứ phẩm là trưởng các cơ quan như Chiêu Hiền Quán, Thái Y Viện, tri phủ của các phủ bao gồm cả Đô Thành Phủ.
Ngũ phẩm là quan lại các bộ cùng với tướng quân quản lý quân địa phương ở các phủ, toàn bộ binh sỹ đội Ngự Lâm Quân là ngũ phẩm.
Lục phẩm là quan lại địa phương cấp huyện, cùng với các tân quan mới nhận được được đưa về các bộ làm việc cùng với quan viên các cơ quan dưới bộ.
Ngoài ra các đội trưởng của các đội Cấm Vệ Quân cũng là lục phẩm.
Thất phẩm là đội trưởng các binh sỹ quân chính quy, binh sỹ Cấm Vệ Quân, các thái giám chủ quản và trưởng cung nữ trong các cung cùng với quan viên dưới cấp huyện.
Bát phẩm là các binh sỹ quân chính quy, thái giám cùng cung nữ trong cung.
Cứu phẩm là quân sỹ địa phương, nha sai trong các phủ quan, cai ngục trong các tù cùng với nhân lực trực thuộc các bộ.Quan phục cũng được thiết kế lại hoàn toàn.
Nhất Phẩm màu đỏ có hình kỳ lân.
Nhị phẩm màu tím có hình tiên hạc.
Tam phẩm màu xanh dương có hình bạch tượng.
Tứ phẩm mà xanh lá có hình giác lộc.
Ngũ phẩm màu nâu có hình cá chép.
Lục phẩm màu xám có hình cây tùng.
Ba phẩm cuối không có quan phục.Tướng quân cấp nhất phẩm có chiến giáp hai lớp làm bằng tinh thiết.
Chiến bào làm bằng lụa cực phẩm có hoạt tiết mãnh hổ.
Tướng quân nhị phẩm thì chiến bào làm bằng lụa thượng phẩm hình chiến lang.
Tướng quân tam phẩm giáp 1 lớp bằng tinh thiết chiến bào lụa trung phẩm hoạ tiết hình tê ngưu.
Tướng quân tứ phẩm thiết giáp bình thường chiến bào bằng vải lụa thường hoạ tiết hình ngưu.
Từ ngũ phẩm trở xuống không có chiến bào.
Từ thất phẩm trở xuống không có thiết giáp.
Binh sỹ được tăng thêm 2 phần tiền lương mỗi năm.
Ngoài ra nếu giải ngũ về quê nhà do bị thương thì được thưởng thêm 100 lượng bạc làm kế sinh nhai.Tiền thuế mùa mang của người dân được giảm xuống còn 3 phần.
Mỗi năm sẽ thua thuế làm 2 lần vào hai vụ thu hoạch.
Khi đất nước bước vào thời kỳ chiến tranh thì sẽ tăng thành 5 phần.
Ngược lại khi có thiên tai sẽ giảm xuống chỉ còn 2 phần mà thôi.
Đặc biệt những người dân đi khai hoang tại vùng núi cực tây đất nước và các vùng hẻo lánh khác sẽ được miễn hoàn toàn thuê mùa màng trong 5 năm.
Thuế của các ngành thương nghiệp đều được ấn định là 2 phần.
Mỗi năm đóng 1 lần vào trước khi năm mới đến.
Thuế nhà đất thì mỗi một ngôi nhà dân bình thường tính theo quy chuẩn nhỏ hơn 10 bộ mỗi chiều đều được tính chung là 10 lượng bạc 1 năm.
Nhà càng lớn thì phải đóng càng nhiều.
Ngay cả quan lại cũng phải đóng thuế cho các sản nghiệp của mình.
Bất cứ ai có hành động trốn thuế đều bị cách chức không có ngoại lệ.Tất cả nam nhân trong diện tham gia quân ngũ mà bỏ trốn hoặc tự làm mình bị thương để trốn tránh đều bị xử tù giam 2 năm.
Hơn nữa gia đình còn bị phạt 200 lượng bạc bao gồm cả con cháu các vị quan chức.
Ngoài ra mỗi một gia đình đều phải đăng ký một người tham gia quân dự bị.
Nếu trong nhà đang có người nhập ngũ thì gia đình 2 đời được miễn việc này.Kỳ thi Tốt Nghiệp của Chiêu Hiền Quán sẽ bị loại bỏ.
Các học sinh của Chiêu Hiền Quán phải thi kỳ thi Quan Lộc để được làm quan.
Tức là không có chuyện gần như toàn bộ học sinh của Chiêu Hiền Quán làm quan trong triều nữa.
Việc này mặc dù đi ngược lại lợi ích của nhiều gia đình quan lại tuy nhiên lại được toàn dân hưởng ứng.
Vì rất nhiều con cháu quan chức chỉ cần chút quen biết vào học Chiêu Hiền Quán rồi đút lót thêm lần nữa để đỗ tốt nghiệp vậy là nhỏ thì cũng được chức quan thất phẩm may mắn còn được quan ngũ phẩm.
Điều này làm cản trở việc nước Lương thu thập nhân tài như cái tên của nơi này.
Chính một học sinh của Chiêu Hiền Quán là Hoàng Chí Cẩn đã đề xuất việc này với Lương An.Quân lực của nước Lương cũng được bố phòng lại.
Các chức tướng quân các vùng được chuyển thành thống lĩnh các doanh.
Vùng tây bắc là vùng duy nhất có 2 doanh trại lớn.
Một chính Hắc Long Doanh với tướng quân Dương Mạnh phụ trách.
Lạc Thành Doanh do phó tướng cũ của vùng tây bắc là Minh Võ phụ trách.
Vùng tây nam quân doanh sẽ được đẩy ra xa hơn để phụ trách các vùng khai hoang mới ở vùng núi phía tây.
Vì thế doanh trại mới này được đặt tên là Đại Lâm doanh tướng quân phụ trách mới là Lâm Hảo.
Người này là người mới hoàn toàn được huấn luyện ở trong đại doanh Bình Sơn ra.
Vùng đông bắc doanh trại được đưa ra sát biên giới hơn cùng với lực lượng bố phòng biên giới đông bắc được tăng cường thêm.
Doanh trại này được gọi là Nam Giang Doanh do nằm ở phía nam sông Đông Giang.
Chỉ huy doanh này là một cái tên cũ chính là Lý Hổ đã gặp Lương An và Diệp Tinh Hà mấy năm trước.
Còn vùng đông nam doanh trại mới được đưa ra sát cảnh Bạch Sa hơn.
Vì thế gọi là Trấn Hải Doanh.
Quân sỹ ở đây sẽ tập trung vào việc bảo vệ cảnh biển duy nhất này cũng như chống các cuộc tấn công đổ bộ từ ngoài biển vào.
Ngoài ra doanh này cũng sẽ có một đội hải quân và các chiến thuyền dùng để bảo vệ cảng biển từ bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên nước Lương có hải quân.
Dù họ chỉ là một lực lượng rất nhỏ so với tổng quân số nước Lương.
Lực lượng ở vùng đông nam còn được đặc cách về phụ giúp gia đình tham gia mùa vụ vào lúc thu hoạch.
Cũng bởi vì vùng này là vùng nông sản chủ lực của cả nước Lương.
Đôi khi nhân lực là không đủ cho việc thu hoạch.Thêm một doanh trại huấn luyện nữa được mở ở phía bắc để quân chính quy phía bắc không phải đi quá xa để huấn luyện nữa.
Doanh trại này nằm ở vùng núi giáp danh giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.
Nơi đây được gọi là Bắc Trại còn đại doanh Bình Sơn được đổi thành Nam Trại.
Hai trại huấn luyện này thì Bắc Trại thiên hơn về kỵ binh còn Nam Trại thiên hơn về bộ binh.
Lưu Phúc cũng đã được để bạt lên phó doanh Nam