Đầu tiên trang bị của binh sỹ chắc chắn cần có binh khí.
Binh khí của quân sỹ nước Lương có 3 loại chính một là trường thương của các binh sỹ bình thường.
Trường thương này thường có cán làm bằng gỗ dài khoảng 9 thước đến 1 trượng.
Mũi của chúng đa phần được làm bằng đồng chỉ có Cấm Vệ Quân và Hắc Long Quân là được mũi thương được làm bằng sắt.
Với lượng sắt dồi dào mới này Lương An muốn thay thế dần dần tất cả đều là mũi sắt.
Loại thứ 2 là đao và khiên đi cùng nhau với thiết giáp quân.
Thiết giáp quân lại chia là hai loại là trọng giáp và khinh giáp.
Trọng giáp thì trang bị khiên lớn làm bằng sắt có hình chữ nhật.
Cao 8 thước rộng 2 thước, khiên lớn này rất nặng cho nên binh sỹ trọng giáp thường chỉ được trang bị đoản đao loại ngắn hoặc là không trang bị gì khác mà chỉ dùng khiên.
Loại khiên này trước đây được chế tạo rất ít do thứ nhất là ít có binh sỹ đủ sức khoẻ cũng như kinh nghiệm để sử dụng hai là chế tạo rất khó.
Khinh giáp thì sử dụng khiên tròn chủ yếu làm bằng gỗ cùng đi đôi với đao ngắn một tay.
Đao ngắn này thì đều được rèn bằng thép do đồng không thể chế tạo được.
Cho nên loại này cũng chỉ dành cho binh sỹ tinh nhuệ sử dụng.
Cuối cùng là cung tiễn, cung của quân Lương chủ yếu được chế tạo bằng gỗ thường, cánh cung làm bằng gỗ dâu chỉ có của Cấm Vệ Quân và Hắc Long Quân là được bọc sừng trâu để tăng thêm bộ bền cũng như lực bắn.
Tên của nước Lương dài khoảng 4 thước đầu mũi tên bằng sắt tuy nhiên những xưởng thông thường không thể mài được mũi tên một cách cẩn thận cho nên sức sát thương khá chênh lệch hơn nữa những thợ vót đuôi tên thiếu kinh nghiệm cũng thường làm cho mũi tên bị cong hoặc thân tên bị không cân đối.Ngoài binh khí ra thì trang bị trên người binh sỹ quan trọng nhất chính là chiến giáp.
Mà hiện tại quân chính quy của nước Lương mới được trang bị giáp sắt.
Nói là giáp sắt tuy nhiên chúng chỉ là những lá sắt mỏng được khâu lại với nhau thành một tấm.
Sức chống chịu của nó không cao cho nên binh sỹ cũng không thể nói là yên tâm được.
Ngoài giáp chính ra còn có giáp vai và mũ giáp.
Giáp vai chủ yếu là làm bằng da động vật thường là da bò.
Cho nên tính bảo vệ của nó rõ ràng là không nhiều.
Mũ giáp của binh sỹ được làm bằng đồng.
Do chỉ có đồng mới đủ sản lượng để cung cấp đầy đủ cho binh sỹ được.
Mũ đồng thì tất nhiên là yếu hơn mũ sắt cho nên cũng không phải bàn về tính bảo vệ của nó.
Ngoài những trang bị này ra thì giày cũng là thứ rất quan trọng khi mà nó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của binh sỹ.
Giày của binh sỹ làm bằng vải và đế cũng cũng được làm bằng vải luôn cho nên trong địa hình bình thường thì không sao chứ trong địa hình lầy lội hoặc mùa đông thì chúng thậm chí còn cản trở khả năng di chuyển của binh sỹ.Sau khi tổng hợp tất cả những điều này thì Lương An bắt đầu bước vào việc thiết kế trang bị.
Việc này chính là tài lẻ nổi bật nhất của Lương An.
Lại cộng thêm kinh nghiệm của những người thợ của Hộ Long Sơn Trang cho nên chẳng tốn bao nhiêu thời gian thì những mẫu vật đầu tiên cho bộ trang bị mới của quân sỹ nước Lương được ra lò.
Chúng được thử nghiệm bởi binh sỹ của Đô Thành Phủ.
Những thử nghiệm đầu tiên này thì thứ duy nhất có thể xác nhận được là có công dụng chính là giày.
Loại giày mới này có đế làm băng da bò khiến cho không chỉ khả năng di chuyển được cải thiện mà nó còn ít thấm nước.
Tuy nhiên một mặt hạn chế rất lớn đó là không thể chế tạo số lượng lớn được do không có bất cứ cách nào có thể cung cấp đủ số lượng da để chế tạo mấy chục vạn đôi giày cả.
Thế nên hiện tại làm ra nhiều nhất cũng chỉ có vài nghìn đôi mà thôi.Vậy là một kế hoạch nhân giống và nuôi bò và trâu tại tất cả các quân doanh được triển khai.
Thịt của chúng chính là lương thực cho binh sỹ còn da sẽ được giữ lại để làm giày.
Việc này tất nhiên là cần thời gian dài cho nên tạm thời chưa thể phát huy được hiệu quả trước mắt.
Cho nên Lương An lại tiếp tục tập trung vào nghiên cứu binh khí hơn là trang bị.
Bởi vì thật ra Lương An biết rất ít về chiến giáp.
Lần trước làm cho Diệp Tinh Hà đơn giản là vì có mục tiêu cụ thể cho nên khá dễ dàng còn lần này làm cho binh sỹ cho nên Lương An gặp một chút khó khăn khi cần cân bằng giữa việc dễ chế tạo lẫn công năng sử dụng.Trong các loại binh khí thì Lương An rõ ràng là quen thuộc với đao và thương hơn khi Lương An thì dùng Toàn Long còn Diệp Tinh Hà thì dùng đao.
Còn khiên và cung tiễn thì Lương An hoàn toàn không có kinh nghiệm gì.
Lương An bỗng nhiên nhớ ra là máy bắn tên ở Liên Cực Cảng cũng là do Lương An lên ý tưởng và hơn hết là nó phát huy tác dụng khi đã ngăn cản được tàu chiến của nước Giang.
Cung tiễn có thể dùng để chống lại cả kỵ binh cũng như tày chiến.
Mà kỵ binh thì là điểm mạnh của quân Thịnh còn tàu chiến thì là ưu thế của quân Giang.
Vậy nên bây giờ phải tập trung vào cung tiễn trước.Lương An cùng với sự hỗ trợ của Hộ Long Sơn Trang lập tức lên kế hoạch chế tạo một mẫu cung tiễn mới.
Vì đã có kinh nghiệm của việc chế giày cho nên lần này Lương An chọn một nguyên liệu có thể chế tạo được số lượng lớn ngay lập tức.
Phần cánh cung thì được chuyển sang dùng tre cũng gỗ mây để tạo lực bắn lớn hơn.
Phần thân chính thì vẫn dùng gỗ như cũ nhưng chọn loại tốt hơn là gỗ cây thông.
Vùng tây nam đang khai hoang cho nên có rất nhiều gỗ thông đừng nói là mấy vạn cây cung cho dù là mỗi người dân nước Lương một cây cung thì cũng đủ.
Dây cung mới được làm bằng sợi từ cây dâu lại được bôi sáp mỡ cho nên sức căng cũng như lực kéo đều rất tốt.
Mũi tên thì là vấn đề khó khăn hơn khi cách để vót một mũi tên đạt tiêu chuẩn bắn đến 250 bộ của Lương An là khá khó.
Chỉ có những thợ lành nghề mới làm được, việc sản xuất hàng