Đêm đông năm đó, anh ấy đã nói ‘ăn no sẽ không lạnh nữa’ Khi đó chúng tôi còn ở trong một căn nhà nhỏ chỉ có ba tầng, hành lang không ánh đèn đường tối đen, cửa ban công cũng không khóa lại, buổi tối mỗi khi bị gió thổi lại vang lên những tiếng va đập. Đó là một mùa đông rất dài, ban ngày cũng chẳng mấy lúc thấy được ánh mặt trời, trời vừa về đêm, phòng không có máy sưởi thì lập tức lạnh như cái hầm băng vậy. Tôi rúc trong chăn chẳng dám cựa quậy mà cứ kêu lạnh, anh luôn nói rằng: “Đừng sợ, chúng ta ăn khuya chút gì đó nhé, ăn no rồi, sẽ không còn lạnh nữa.”
Lựa chọn đầu tiên đương nhiên là mì ăn liền rồi, bởi vì tiện mà. Trong phòng có một nồi điện nho nhỏ, anh ấy sẽ dùng để nấu mì. Anh thái một ít khoai tây cho vào nấu cùng, không dùng gia vị trong gói mì, cho thêm dầu mè và hạt tiêu, trước khi nhấc nồi ra thì đập vào thêm một quả trứng gà, cũng có lúc không có trứng. Anh bưng đến chiếc bàn nhỏ của chúng tôi, cả hai cùng ngồi xổm xuống, anh một miếng, tôi một miếng, cứ thế ăn, cuối cùng ngay cả nước canh cũng uống sạch sẽ, cơ thể cũng theo đó mà ấm lên một chút.
Thỉnh thoảng dưới nhà có một quầy nhỏ bày bán hoành thánh, anh cũng sẽ mua về một bát, mỗi phần là mười lăm chiếc bánh, thêm một ít tôm khô và tảo tía, nước canh còn được để lác đác ít cải bẹ thái, anh sẽ bảo ông chủ rắc thêm một ít rau mùi nữa. Anh bưng lên vẫn còn nóng hôi hổi, bát hoành thánh ấy dưới ánh đèn mờ của chúng tôi, lại lộ ra vẻ đặc biệt mê lòng người. Tôi ăn một chiếc, anh ăn một chiếc, cái cuối cùng dư ra ấy, anh luôn nhường cho tôi. Anh nói, ‘sợ em bị lạnh, ăn nhiều một chút thì đêm sẽ ấm hơn một chút.’
Còn có chỗ bán canh tiết lợn nữa. Người bán hàng là một người đàn ông trung niên người Hồ Bắc, tiết lợn thật sự là ít, nhưng mà tiện, chỉ ba đồng một phần thôi. Canh là vị chua cay, cho hai loại cay là ớt băm và ớt ngâm, mặc dù chẳng có gì hẳn hoi để ăn nhưng vẫn là một bát canh to. Chúng tôi vừa dậm dậm chân kêu lạnh, vừa uống bát canh nóng bỏng ấy. Canh hơi hơi nóng theo cuống họng trôi xuống dạ dày, trong nháy mắt đã cảm thấy ấm áp bao nhiêu. Ăn canh xong anh sẽ nắm tay tôi một lúc lâu, nói: “Hình như không còn lạnh như vậy nữa rồi nhỉ.”
Có lần trên người chúng tôi chỉ còn hơn mười tệ, ở nhà ngủ mê mệt cũng chưa ăn tối, khi đói đến nỗi không chịu nổi nữa, anh xuống dưới nhà mua một hộp cơm trứng xào thật lớn về, lượng đồ ăn so với bình thường thì nhiều hơn rất nhiều. Tôi ngạc nhiên vô cùng, sao mà lại nhiều như vậy chứ, anh hí hửng nói: “Anh đưa ông chủ thêm hai tệ, bảo ông ấy cho thêm cơm, vậy thì hai ta đều có thể ăn no hơn một chút.” Trong trứng xào còn có một ít thịt thái sợi, anh cẩn thận nhặt cho tôi, còn mình thì chỉ ăn cơm trắng không.
Có lần anh đi ăn tiệc, lúc về còn xách theo mấy hộp đựng đồ ăn nhanh, bên trong đều là đồ ăn thừa. Tôi nhớ có một hộp thịt dê bung hẹ tây, anh đắc ý giơ một tay hộp đồ lên, nói với tôi, “Anh sẽ làm cho em một món thật ngon nhé.” Anh dùng cái nồi điện nho nhỏ kia để nấu một gói mì, cho lẫn cả thịt dê bung hẹ tây xách về ban nãy vào, lại cho thêm một thìa đầy Lão Can Ma (*) nữa. Anh bưng ra cho tôi, hỏi tôi có thấy thơm không. Quả thực là rất thơm, mùi của ớt và hẹ tây cứ xông vào mũi tôi, tôi một mạch ăn sạch sẽ cả một bát mì đầy. Anh vui vẻ nói, “Lúc ăn tối anh vẫn muốn trở về để có thể dùng đồ ăn này nấu cho em một bát mì thập cẩm, chắc chắn là em rất thích.” Tôi ngậm lại một chút nước mắt, ra sức gật đầu.
(Một loại sa tế của Trung Quốc)
Trong phòng còn có một chiếc lò vi sóng nhỏ mà chủ nhà để lại nữa, anh cũng dùng để làm vài món ăn. Anh đi chợ mua rất nhiều khoai lang, cắt thành những miếng mỏng rồi dùng lò vi sóng quay mấy phút, đến khi khoai mềm. Lại thêm một chút xì dầu và ớt chưng nữa, ăn ngay lúc còn nóng, khoai ngòn ngọt, mềm mềm, ăn ngon cực kỳ. Nhưng mà ăn khoai lang xong, lúc ngủ thường hay bị đánh rắm, tôi xấu hổ nói: “Sau này buổi tối không được ăn khoai lang nữa.” Anh cười ha ha, ôm tôi nói: “Chỉ cần em thích thì cứ ăn.”
Hôm ấy trời hơi mưa mưa, anh phải làm thêm giờ đến khuya mới về. Tôi vẫn chưa ngủ, còn đang đợi anh. Anh mang về một túi bánh sủi cảo đông lạnh, còn có mấy cây xúc xích nữa. Anh nói, “Nào, lại đây, chúng ta ăn một bữa khuya thịnh soạn nào.” Anh dùng nồi điện nhỏ nấu bánh sủi cảo xong, lại cho lẫn xúc xích và đậu tương chưng vào nấu thành canh, bày ra đầy chiếc bàn nhỏ. Ngoài cửa sổ gió thổi vù vù, tiếng mưa bên ngoài cũng át hết những âm thanh khác, mà trong căn phòng nhỏ, chúng tôi ăn bữa khuya nóng hổi. Ánh mắt anh sáng lên, nói với tôi, “Em xem, tối nay chắc chắn chúng ta có thể ngủ ấm rồi.” Ừm, đúng thế, tôi vẫn nhớ, đêm hôm ấy, tôi đã ngủ rất ấm áp.
Mùa đông ấy đã trôi qua rất lâu rồi, bất kể còn bao nhiêu lạnh lẽo nữa, tôi đều nhớ đến anh đã từng nói với tôi rằng, “Ăn no một chút, sẽ không còn lạnh nữa.”
Cùng ăn bánh bao với em đi! Dưới nhà Tiểu Mễ có một quán bánh bao được đồn đại đã mở được mười năm nhưng không có tên, bán bánh bao nhân thịt to, vỏ mỏng. Mỗi chiếc bánh có màu trắng như tuyết, nóng hôi hổi trong nồi hấp, trông rất hấp dẫn. Khi đi làm mỗi sáng, Tiểu Mễ đều mua một chiếc bánh nhân thịt bò hành tây và một chiếc bánh nhân đỗ đỏ cùng với một túi sữa đậu nành, tổng cộng mất năm tệ. Cô