“Khôi Kình cũng là một người trong số đó.
Ông ta đã xem trận đấu kia.”
Tất cả mạch chảy bỗng trở nên rõ ràng —
“Nên là, trong trận đấu kia Khôi Kình cũng đã nhìn ra năng lực của chúng ta và muốn sở hữu nó.
Cậu đã trốn ra được và cũng lấy theo các tài liệu quan trọng, nên bị truy sát, cuối cùng trở thành bệnh nhân thực vật của tôi.” Lý Vi kết luận.
“Đại khái là vậy.”
“Đã rõ.
Nhưng còn hai vấn đề logic.”
“Chuyện gì?”
“Vấn đề thứ nhất, nếu cậu lấy được tài liệu trước khi chạy trốn, với quyền hạn của tôi, vì sao tôi chưa bao giờ nhìn thấy cậu?”
“Tôi đã chạy trốn từ bé.”
“Vì lấy lại ký ức nên cậu mới chạy? Cậu không bị thôi miên à?”
“Cho dù không có ký ức thì trốn khỏi đó cũng là chuyện bình thường mà? Có bao người có thể chịu đựng được cái loại huấn luyện vô nhân đạo như anh đâu?” Vương Giác lên giọng.
Lý Vi dừng đoạn: “Thế rồi làm cách nào cậu nhớ ra?”
“Tôi vẫn luôn nghi ngờ về cái chết của cha mẹ, nên mới thi vào pháp y.
Khi đó tôi còn học kèm song bằng tâm lý học với mong muốn có thể ứng đối với gia đình người đã khuất một cách tốt hơn, nhưng càng tìm hiểu sâu, đặc biệt trong phần phân tích tâm lý, trực giác mách bảo tôi bị thiếu hụt ký ức.” Vương Giác trông như đang ở một thế giới khác: “Lần đầu tôi xác nhận việc này là khi tôi và giáo sư trở lại để khám nghiệm tử thi một chính trị gia.
Ngay lúc đó tôi đã nhận ra cái chết này tương tự với cha mẹ mình.
Thế nên tôi ở lại đây đến khi tôi nhớ ra được tất cả mọi thứ.”
“Có thể thấy hung thủ cố sức nguỵ trang thành trúng độc khí gas, nhưng màn nhầy của xác chết không đúng chuẩn màu đỏ anh đào như miêu tả trong sách giáo khoa, mà thiên về màu hồng phấn.
Chỉ là một dấu hiệu nhỏ như vậy nên họ nghĩ tôi đã lo xa rồi.”
Luận điểm này hoàn toàn đến từ trực giác y chứ không có cơ sở khoa học.
Nói ra thì, khi đó y có thể nhận ra được là nhờ Tiểu Triệt vừa tiến hành phổ cập khoa học cho y đủ loại son môi đa sắc — chính là cô gái đồng minh đồng cảnh ngộ trước mặt hứa già hứa non cùng đối phó người ngoài với y, sau lưng thì tố cáo vị trí của y cho Khôi Kình.
Nhưng âu những thứ này dễ cảm thông, vì con gái tất nhiên coi trọng nhan sắc bản thân, sao có thể để người khác dùng dao rạch từ vết sẹo này đến vết sẹo khác được cơ chứ? Cô nàng đã khai một cách chi tiết và tuyệt tình, thậm chí chẳng thèm chờ Diễn Thần từ toà nhà bên cạnh chỉ cách năm phút đi bộ đến cứu.
Vậy đó, cô đánh đổi ý thức tám năm của Vương Giác cho dung mạo của bản thân, xong lại hối lỗi và tận tình chăm sóc y tám năm trên giường bệnh.
Nhưng rồi khi y thật sự tỉnh lại thì cô đổi số điện thoại đổi địa chỉ, biến mất hoàn toàn chứ chẳng dám đối mặt.
Thế nên, trong suốt cuộc đời của mình, khi con người đưa ra những sự lựa chọn thì chính những lựa chọn đó đã trở thành căn nguyên của bao nỗi khổ đau tầm thường, và nếu từ bỏ nó lại thành chấp niệm vấn vương.
Vậy nên, có người chọn trốn tránh để không phải đưa ra chọn lựa, để rồi khi đêm về phải cảm thấy nuối tiếc chán nản cho sự tiết độ của bản thân.
Truyện Trọng Sinh
Con người là một sinh vật phức tạp.
Y có thể hiểu được hành động của cô, và tha thứ cho cô.
Nhưng có lẽ y không muốn gặp lại cô nữa.
Còn Lý Vi thì sao?
“Đúng vậy, ngụy tạo thành trúng độc khí gas là một trong những kỹ năng nghiệp vụ của đội hoạt động bên ngoài.” Lý Vi nhẹ giọng trả lời: “Sau này, tôi cũng phát hiện ra sai biệt về sắc độ nên cũng không dùng nữa.”
“…”
Lời nói của Lý Vi lại lần nữa nhắc y rằng quan điểm của họ đã mỗi người một nẻo từ lâu.
Có lẽ bọn họ đều bị…
Y chợt nhận ra những vấn đề Lý Vi đưa ra sau khi nghe về “kẻ chế tạo cô nhi” đều xoay quanh lợi ích của bản thân, chứ không hề chủ động nhắc tới hai từ cha mẹ.
Anh đang muốn tránh né — hay thật sự không hề để tâm?
Lẽ ra y nên sớm biết từ lúc anh nhắc đến “nhà của tôi” rồi.
Anh không hề có khái niệm gia đình, không có khái niệm luân lý, và thậm chí trước đây khi Vương Giác ngậm kẹo nổ trong miệng và nhận ra anh không biết “muốn” là gì, thì lẽ ra y nên tính đến việc này rồi chứ.
Nói theo một nghĩa nào đó, thì tình cảm của Lý Vi rất đơn giản và rạch ròi.
Là sát thủ, anh không tiếc công sức đuổi bắt và đe doạ y, là bác sĩ điều trị chính, anh sẽ tận tình chăm sóc y một cách tỉ mỉ đến những điều nhỏ nhặt nhất.
Chẳng hạn như túi nước ấm, thịt kho tàu, nói dối Khôi Kình để bảo vệ y.
Chẳng hạn như đến thời điểm nguy cấp sẽ chuyển y đi, khi tiêm thuốc sẽ che hai mắt y lại, trước khi khởi hành còn kín đáo đưa y súng của anh.
Có lẽ Vương Giác vẫn hơi giận dỗi anh — giận vì anh trở thành tay sai của kẻ thù, giận vì chỉ có một người tài ba nắm bắt được cảm xúc mới có thể tách biệt hành vi thế này với hành vi thế khác.
Chẳng hạn như chưa hề có ai đề cập đến nhưng anh vẫn rất chú tâm khi trao ra nụ hôn kia.
Anh sẽ cống hiến hết mình cho từng vai diễn.
Nhân vật của anh hoàn mỹ đến mức người ta sẽ không cách nào nhận ra đó là chân tình hay giả ý.
Anh không hỏi thì tôi cũng phải nói cho anh nghe.
Y tức giận nói: “Anh không muốn biết gia đình mình đã tan rã thế nào ư?”
Lý Vi vẫn nể mặt: “Cậu nói đi.”
“Gia đình anh là gia đình đơn thân, nhưng tôi còn bị bắt trước anh một năm.
Anh có biết tại sao không?”
“Là vì điều kiện gia đình anh rất khá giả, để tránh bà con nhận nuôi anh vì gia sản nên ông ta phải tìm cách tiêu hao tài sản nhà anh trước.”
“Cha anh mắc bệnh ung thư đúng không.”
Lượng thông tin trong câu này rất nhiều.
Thể theo cái gọi là “không lưu vết”, thì cần ép ông phải tình nguyện tiêu đi khoản tiền dự trữ, giữ cho ông không