Chật hẹp.
Bế tắc.
Vươn tay không thấy được năm ngón.
Khi vừa bị nhốt lại, Vương Giác còn gắng nhịn không thể hiện ra mặt, nhưng sau năm phút cũng chỉ có thể cắn răng khóc không ra tiếng.
Hồi hộp là một thứ xúc cảm lạ kỳ.
Nó khiến bạn kinh sợ, hốt hoảng, khó thở, toát mồ hôi hột, ớn lạnh sống lưng, và tụt giảm mưu cầu sống còn cực độ.
Chỉ trách Khôi Kình là kẻ đam mê sưu tập, nên Vương Giác đã từng nắm trong tay tất cả vật chứng trong vụ sát hại cha mẹ y, là loại chứng cứ sẽ làm cả tổ chức đổ sụp.
Chúng đã nhốt y trong căn phòng đen kịt này ròng rã suốt một tháng trời hòng moi cho ra nơi cất giấu số bằng chứng ấy.
Hậu quả là thân thể y như phát rồ, và tận khi y gào khóc khai ra địa điểm mới được Khôi Kình cho hay trong đấy không có bất kỳ một thứ gì.
Y thẫn thờ nghe hết lời để rồi nhận thấy cả giá trị quan cũng lung lay.
“Được.” Y nhớ ra khi đó mình thốt nên một chữ hẫng hụt này sau một lúc rối bời rất lâu.
Đó là lúc Vương Giác chợt nhận ra đây chính là một câu đố.
Khi đã cài tín hiệu vào tứ chi thì bản thân y sẽ không còn đường lui nữa —
Sau trận đấu cờ vua kia, họ bị bắt đi và tiến hành tẩy não, y sợ rằng mối hận dai dẵng này sẽ cứ thế mà đứt đoạn nên đã tự tạo một câu mã bí mật ám thị lên chính mình.
Sau đó, nhờ có tác động của ám thị vĩnh cửu nên y mới bắt đầu bước lên con đường pháp y, đặt nghi vấn cho nguyên nhân cái chết của cha mẹ và truy tìm đến cội nguồn tội ác.
Câu đố lần đó cũng thế.
Y lần lượt loại trừ những ám thị sai đáp án, chỉ để lại một bí ẩn cần được giải.
Đây chính là phòng tuyến cuối cùng y chuẩn bị cho bản thân, là cuộc đấu giữa bản ngã và sức mạnh tinh thần cực kỳ mạnh mẽ.
“Tôi không biết.” Chính là lời cuối cùng của Vương Giác trước khi chìm vào hôn mê.
Y phải lần nữa quay về nơi này kèm di chứng sợ hãi không gian kín hệ luỵ từ quá khứ.
Điều khác biệt là giờ đây dường như y có thể thấy rõ khát vọng muốn chết của bản thân vào thời điểm đó.
May mắn thay, lần này y nắm giữ hy vọng.
Song vẫn đáng buồn không kém.
Cơn đau buốt từ vết thương bị dao găm xuyên tay giúp y nhận biết mình còn đang sống.
Y không kiềm lòng khảy nhẹ chuôi dao —
“Aa —”
Cơn va chạm mà Lý Vi đã nhận thay y khi đập đầu vào cạnh tủ liệu có phải cũng đau đớn thế này hay không?
Y nghĩ thầm trong ý thức rối loạn.
Khi gã đàn ông dắt y ra, trong đáy mắt Vương Giác đã chẳng còn một tia sáng.
“Tao vừa mới nói,” tay mơ vỗ vỗ gương mặt đẫm nước mắt của y: “Mày coi mày đi, nghe lời phát thì đâu cần phải chịu thuốc.”
Y không cử động.
Lúc chúng sờ soạng trên mặt hay lúc chúng lột từng khuy áo, y cũng chỉ nằm yên đó với cặp mắt mở to trong chết lặng, đôi con ngươi đục ngầu trợn ngược hiện ra tròng trắng phủ đầy tơ máu.
“Đại ca, anh coi cái áo này phải hơi quen quen không.”
“Quen cái quần gì? À, Burberry.” Gã đàn ông lật mặt trái cổ áo xem nhãn hiệu rồi thở dài: “Có tiền đấy.
Mày thấy cái gì quen, mày từng mặc rồi hả?”
“Thân tao bao tiền mà mặc cái mẹ này.” Gã còn lại dừng tay, cố ngẫm nghĩ: “Sao tao cứ ngờ ngợ như từng thấy ai đó mặc rồi á.”
“Mày kệ mẹ nó đi, vài ba bữa nữa đéo ai còn nhìn nổi mặt nó đâu.” Tay mơ cởi hết một nửa khuy áo thì hấp tấp thò tay vào trong: “Nắm chặt vô.”
Vương Giác muốn đóng hết tất cả giác quan lại, nhưng có một tiếng bước chân lởn vởn vờn quanh trong đầu y.
Từng nhịp nặng nhẹ, chậm nhanh, là thứ nhịp đập êm đềm quẩn quanh y hằng đêm trên giường, là nhịp gõ ngón tay chờ mong được y rút ra từ sâu tận trong sự đề phòng vô hạn.
Nỗi chờ mong này đã mạnh mẽ dựng nên chút ý nghĩa sống còn.
Y thinh lặng để cơ thể mình bị sờ mó thô bạo, song hoà theo tiết tấu réo rắt trong đầu, ngón trỏ y vừa khẽ nhấc lên liền hạ xuống, vừa nhấc lên liền hạ xuống, cứ thế gõ thành nhịp điệu bên y.
Có lẽ y đã tự ám thị bản thân nặng nề đến mức không phân biệt nổi ảo giác và hiện thực nữa rồi.
“Ai đó?” Cả đám bất chợt đứng dậy, cẩn trọng cất tiếng.
Ngón tay Vương Giác ngừng lại, rồi tức thì chật vật quay đầu