Sau khi người đi hết, Giang Ngạo Tuyết mới ngơ ngác hỏi: “Trần Hạo! Có chuyện gì thế này! Rốt cuộc anh là ai?”
Trần Hạo cười ha ha: “Thì tôi đã bảo tôi là cao thủ nhà Phật mà!”
Giang Ngạo Tuyết nghĩ đến sự xuất thần của Trần Hạo khi đối mặt với Lệ Mạc Khiêm!
Trần Hạo có một cảm giác như bậc bề trên nói với kẻ bề dưới.
Trong số những người mà Giang Ngạo Tuyết quen thì chỉ có Bạch Phi Nhi mới có cái đó.
Không lẽ trước khi bị ngốc, Trần Hạo là một người rất ghê gớm sao?
Lúc Giang Ngạo Tuyết nghĩ đến những chuyện đó thì Trần Hạo đã đi sang đường gọi một chiếc taxi về rồi.
Giang Ngạo Tuyết bực bội, đầu đầy dấu hỏi chấm cũng phải tạm thời bỏ qua một bên để quay về Diệc Hiên!
Mà Trần Hạo vốn định quay về Bạch thị thì lại nhận được cuộc gọi của Lưu Khánh giữa đường.
“Trần đại sư có đang bận không ạ?”, Lưu Khánh hỏi.
“Có gì nói luôn!”
“Tôi muốn nhờ cậu đi cùng tôi đến thăm một người bạn, ông ấy mắc chút bệnh vặt ấy mà!”
Nghe Lưu Khánh nói vậy, Trần Hạo biết ngay là ông ấy định nhờ mình đi khám bệnh.
Nghĩ đến việc Lưu Khánh từng giúp đỡ hai mẹ con Trương Mạn, Trần Hạo cũng không từ chối.
“Đến đâu?”, Trần Hạo hỏi.
“Đại học Trung y!”
“Ok, chờ tôi ở đó!”, nói xong, Trần Hạo cúp máy và bảo tài xế ngoặt về đại học Trung y.
Đại học Trung y cách Diệc Hiên không xa, chỉ 10 phút sau Trần Hạo đã đến nơi.!Nơi hai người hẹn nhau là một tòa nhà hai tầng nhỏ ở khu nhà ở phía sau đại học Trung y.
Từ ngoài nhìn vào, tòa nhà này đã hơi lâu năm, trước sau đều có sân và cây cao phủ bóng mát.
Bên ngoài là tường bao quanh, dây leo mọc kín tường.
Tuy nhà đã cũ nhưng không mất đi vẻ trang nhã.
Lưu Khánh đã sớm chờ ở ngoài, thấy Trần Hạo xuống xe thì tiến lên đón: “Trần đại sư đến rồi!”
Trần Hạo hỏi: “Xem ra là người rất quan trọng với ông nhỉ, ông có vẻ vội vàng!”
Lưu Khánh cười đáp: “Là một người bạn cũ của tôi, bệnh đau nhiều năm, lúc trước tôi nói sẽ nhờ Trần đại sư giúp đỡ, nhưng tiếc là ông ấy không ở Hải Dương, hai ngày nay mới quay về, nên tôi cũng đến nhờ cậu ngay!”
Trần Hạo nhìn về phía căn nhà rồi nói: “Có một căn thế này trong trường học thì chắc người này không đơn giản đâu nhỉ!”
Lưu Khánh nói: “Ông ấy là hiệu trưởng trường đại học Trung y, Lâm Dạ Bạch, mắc bệnh thấp khớp, phần cánh tay đã hoàn toàn biến hình, nếu cứ tiếp diễn e là sẽ bị hoại tử!
Vừa nói, Lưu Khánh vừa dẫn Trần Hạo đi vào.
Từ sự quen thuộc của Lưu Khánh với đường đi, Trần Hạo biết được chắc ông ấy rất hay đến đây.
Đi qua một vườn hoa, hai người đến sảnh chính của tòa nhà.
Mà trên sô pha cũng có một chàng thanh niên đang ngồi, lưng thẳng tắp, tầm tuổi Trần Hạo, ánh mắt lạnh lùng kiêu ngạo, thuộc dạng hơi khinh người.
Lưu Khánh đều biết rõ người nhà họ Lâm, ông ấy và Lâm Dạ Bạch là bạn thân, cho nên thấy tò mò về người thanh niên này.
“Cậu là?”, Lưu Khánh hỏi.
Người thanh niên mặt lạnh, tỏ vẻ kiêu căng nói: “Bách Thảo Đường, Trình Thiên Hựu!”
Nghe vậy, không chỉ là Lưu Khánh và Trần Hạo cũng kinh ngạc.
Bách Thảo Đường là một trong những dòng họ Trung y hiếm thấy ở trong nước, cực kỳ nổi danh, bốn đời làm nghề y.
Ba đương gia trước đều là cao thủ đất nước, thường đến đế đô chữa bệnh cho các đại lão!
Sao người của Bách Thảo Đường lại chạy đến Hải Dương thế này?
Lưu Khánh sửng sốt hồi lâu, Bách Thảo Đường là trụ cột ngành y, cho dù trước mắt chỉ là một thanh niên trẻ tuổi thì Lưu Khánh cũng không dám khinh thường, bèn chủ động bắt tay: “Tôi là Lưu Khánh ở bệnh viện Trung y Hải Dương!”
Trình Thiên Hựu lạnh nhạt nhìn Lưu Khánh, khẽ bắt tay với ông ấy rồi thả ra, vẫn lạnh lùng như cũ: “Ông nội tôi bảo y thuật của ông cũng được!”
Lưu Khánh nghe vậy thì hơi lúng túng.
Mặc dù đối phương là người Bách Thảo Đường nhưng tuổi còn nhỏ mà nói chuyện như vậy thì hơi quá đáng!
Nhưng nghĩ đến những cống hiến của nhà họ Trình tại Bách Thảo Đường cho nền Trung y thì Lưu Khánh cũng không chấp nhặt: “Ông cụ quá khen! Tôi giới thiệu một chút, đây là Trần đại sư!”
Trình Thiên Hựu quay sang nhìn Trần Hạo rồi rời mắt đi, tiện mồm hỏi: “Cũng là người của bệnh viện Trung y Hải Dương à?”
Lưu Khánh thấy mình đã tự khiêm tốn mà đối phương vẫn lạnh nhạt, cũng hơi tức giận.
Dù là Bách Thảo Đường thì Lưu Khánh cũng không cho là họ hơn được Trần Hạo.
Ông ấy bèn cố ý chỉ ra điểm bất phàm của anh: “Trần đại sư là Phật lớn, sao có thể coi trọng miếu nhỏ chúng tôi chứ!”
Trình Thiên Hựu bĩu môi, không cho là đúng: “Anh xuất thân từ thế gia nào, hay từ bệnh viện Trung y nổi tiếng nào à?”
“Có quan trọng không?”, Trần Hạo