Khi về đến nhà vẫn còn sớm, Tạ Tri không thấy Bùi Hàm Ý ở dưới lầu, đoán chắc đang ngủ, cậu cầm bánh đặt trên bàn rồi lên thư phòng ở tầng hai, mở kịch bản của Du đạo ra đọc.
Đây là do trong lúc vô tình Du Văn Ký lục lọi đồ đạc phát hiện ra kịch bản mà Lục Ngạn Bác viết khi còn học đại học, tên là "Phục Trang (1)", có rất nhiều chỗ thể hiện rõ sự ngây ngô trước kia của Lục biên, trên phương diện tình cảm lại cực kỳ tinh tế quấn quýt say mê ------ Vai chính trong câu chuyện là Ngu Hoài và Phó Cảnh Dung, sinh ra trong thời đại hỗn loạn, hai người là thanh mai trúc mã, từ nhỏ đã ước hẹn sau khi lớn lên sẽ cùng nhau tòng quân, đền đáp quốc gia.
(1) Nguyên văn: 戏衣 - trang phục diễn tuồng, hí kịch.
Năm mười lăm tuổi, nơi của hai người bị đánh chiếm, trong chiến loạn người trong hai nhà dời về quê, mười năm sau cũng không gặp lại.
Mười năm dài đằng đẵng trôi qua, khi tương phùng lại là trong một tòa diễn hí.
Thời ấy có rất nhiều phú thương và sĩ quan thích nghe hí, đúng lúc tổ tiên Ngu Hoài cũng diễn hí khúc, luyện qua một chút, thiên phú thật làm người ta ngạc nhiên, y trà trộn vào gánh hát, vì tiếp cận một đại tướng trong quân địch để điều tra tin tức, trời xui đất khiến thế nào mà nổi tiếng.
Phó Cảnh Dung cũng là người mang nhiệm vụ mà đến, làm gián điệp khai mang, chịu đựng tiếng xấu.
Mỹ danh của Ngu Hoài là Khúc Tuyết, dung nhan xinh đẹp uyển chuyển, thiếu niên trên sân khấu xoay người hát, thu hút biết bao ánh nhìn(?).
(?) Nguyên văn: 虞淮花名曲雪, 昳丽婉转, 唱着百转千回的词儿, 在戏台上迷醉人眼, khúc này hơi khó hiểu một chút vì câu "Bách chuyển thiên hồi", nên tui chém bậy, bồ nào biết thì sửa giúp tui đoạn này với nha.
Còn Phó Cảnh Dung thì quân phục chỉnh tề, cùng với tên đại tướng kia nghe hát.
Hai mắt chạm nhau, trong lòng mỗi người đều giật mình, không có đau đớn cùng oán hận, sau khi từ biệt đều là hững hờ.
Hai người đều thống hận đối phương.
Một người hận người trên sân khấu phong hoa tuyết nguyệt (2) xướng khúc cho quân địch nghe, một người hận bạn cũ ngày xưa, thế mà lại trở mặt bán mạng cho giặc.
(2) Nguyên văn: 风花雪月 (Phong hoa tuyết nguyệt), Trước đây, câu thành ngữ này dùng để nói đến những cảnh vật được miêu tả trong thơ ca cổ điển, bởi thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình là một trong những đề tài, nguồn cảm hứng bất diệt của các văn nghệ sĩ, sau còn dùng để chỉ văn thơ có câu từ rườm rà, nhưng nội dung thì nghèo nàn, trống rỗng.
Ngoài ra, nó còn dùng để chỉ tình yêu trai gái, hoặc cuộc sống hoang dâm vô độ, ăn chơi đàng điếm.
Yêu hận đan xen, ái tình dây dưa.
Tình cảm tinh tế ngấm ngầm dâng trào mãnh liệt.
......Thật sự rất khó để liên tưởng cái kịch bản này có liên quan với người có tính tình như chày gỗ cùng với cái mặt quan tài của Lục biên.
Tạ Tri cầm bút, vừa đọc kịch bản vừa viết vài chữ.
Bối cảnh của kịch bản này rất tuyệt, nhưng không có nhiều nhân vật cho lắm, cũng không phải kể lại câu chuyện gì đặc biệt to lớn.
Không cố tình phô bày ca ngợi điều gì, giữa hai vai chính thì thăm dò lẫn nhau, vừa yêu vừa hận, như điệu tango anh tới tôi đi, rõ ràng hơn một nửa câu chuyện là về tình cảm của hai người, bố cục cũng không hề ít chút nào.
Có lẽ đây là lý do mà Du đạo lấy ra.
Kinh nghiệm diễn vai chính của Tạ Tri không nhiều lắm, chỉ có một bộ khiến cậu nổi lên là "Close the window", đạo diễn nhận xét cậu là "Đã là giới hạn của bản thân, đường diễn xuất không rộng lớn".
Theo như ý của Du đạo thì dự định để cậu diễn Ngu Hoài.
Tính cách nhân vật Ngu Hoài cũng gần với tính Tạ Tri, có lẽ đây là nguồn gốc khiến Du đạo cảm thấy tin chắc rằng cậu có thể diễn tốt.
Người đóng vai Phó Cảnh Dung đã xác định......là một diễn viên đã từng vì một chuyện mà nổi tiếng, sau đó lại khiêm tốn chuyên tâm diễn xuất, tên là Diệp Nam Kỳ.
Tạm thời quyết định giữa tháng 11 sẽ bắt đầu quay.
Tạ Tri bấm tay tính toán, nếu đồng chí Bùi Bảo có thể khỏe mạnh trưởng thành thì tới tháng 11 dù không khôi phục cũng sẽ thành một bé bự có thể tự chăm sóc bản thân, chắc là sẽ không bám dính lấy cậu nữa.
Vừa mới nghĩ như thế thì cửa thư phòng đã bị đẩy ra một khe hở, đằng sau xuất hiện một đôi mắt hoa đào chớp chớp, giống như đang phóng điện.
Tạ Tri ngã người về sau, ngón tay linh hoạt xoay bút: "Có việc gì?", Nghĩ một chút lại nói, "Chìa khóa xe để ở dưới lầu, lát nữa xuống lấy."
Bùi Hàm Ý không quan tâm cái gì chìa khóa với không chìa khóa, thần bí giơ tay vẫy cậu
Tạ Tri đóng nắp bút lại, đứng dậy đi đến, ném cho anh ánh mắt nghi ngờ.
Bùi Hàm Ý lách đến sau lưng cậu, hai tay đặt trên vai, đẩy cậu đi lên lầu, mở cửa gác mái.
Biệt thự ba tầng, thêm gác mái ở trên nữa là bốn tầng, từ tầng ba trở lên đều là không gian riêng tư của Bùi Hàm Ý, bình thường Tạ Tri chỉ ở phòng ngủ và thư phòng ở tầng hai, ngoài ra còn có một phòng tắm nắng ở sân sau vào mùa Đông.
Bùi Hàm Ý có hứng thú với thiên văn, gác mái bị sửa sang lại thành đài ngắm sao, bên trong đặt kính thiên văn và giá đỡ xích đạo (3), ngoài ra còn có giá vẽ, thuốc màu cùng với mấy đồ vật linh tinh vụn vặt khác.
(3) Giá đỡ xích đạo: Là giá đỡ cho các dụng cụ bù cho chuyển động quay của Trái đất bằng cách có một trục quay, trục cực, song song với trục quay của Trái đất.
Loại này được sử dụng cho kính thiên văn và máy ảnh.
(theo wikipedia).
Màu sơn trong bảng màu đã khô, giá vẽ được che lại bằng một tấm vải trắng, có lẽ là lúc Bùi tiên sinh còn tỉnh táo chưa vẽ xong.
Tạ Tri liếc mắt, không có hứng thú lén nhìn xem Bùi tiên sinh vẽ cái gì, hai tay đút túi, khó hiểu quay đầu nói: "Lên đây làm gì?"
Trời bên ngoài đã gần tối, Bùi Hàm Ý lại không bật đèn, không biết lấy điều khiển từ xa từ chỗ nào, bấm mở nóc nhà với ban công.
Gió đêm thổi vào, khu chung cư này xanh hóa rất tốt, gió không hanh khô lại còn rất mát lạnh.
Tạ Tri khẽ nheo mắt, chú ý tới trong góc phòng có mấy thùng súng ống đạn dược cực hoành tráng, cậu hơi ngẩn ra, trong lòng dân lên một dự cảm không ổn.
Quả nhiên, Bùi bé bự phấn khích lôi cậu ra ban công, chỉ vào hai thùng kia, "Boss ơi, chơi rải tiền đi!"
Thùng súng ống đạn