Phòng học chỉ mới có hai vợ chồng bà cụ Hồ và bà lão bác sĩ. Tuy những ông bà lão khác cũng dậy rất sớm nhưng chừng 7 giờ hơn là đã buồn ngủ, lại ngủ thêm chút nữa.
“Vốn sắp làm xong bài tập rồi nhưng giữa chừng anh Thừa Khiếu kể cho mình nghe một câu chuyện cười, sau đó bọn mình trò chuyện với nhau, thế là mình quên làm những bài còn lại.”
Lúc nói chuyện, bà cụ Hồ cố tình ép giọng thật nhỏ, không để anh Thừa Khiếu nghe được.
Bà lão bác sĩ thấy bà nghiêm túc phân tích tại sao mình chưa làm xong bài tập thì không nhịn được cười. “Vậy là hai người các cậu đều chưa làm xong bài tập?”
Bà cụ Hồ vội vàng làm bài tập, gật đầu bảo: “Chắc là thế.”
Nói đến đây, bà mới nhớ ra chắc anh Thừa Khiếu cũng chưa làm xong bài tập, vì thế bà vội quay đuầ qua, nói: “Anh Thừa Khiếu, anh đừng đọc sách nữa, mau làm bài tập đi, chúng ta còn nhiều bài chưa làm xong lắm.”
Ông đáp: “Anh làm xong bài tập rồi, em chưa làm xong sao?”
Bà lão bác sĩ nhìn cảnh này, suýt nữa là bật cười. Con thuyền tình yêu bị lật rồi kìa. Đã hẹn nhau là cùng quên làm bài tập, thế mà anh lại lén làm xong trước em.
Nhưng bà lão bác sĩ không ngờ được là em Chúc Chúc bên cạnh mình lại nói: “Anh Thừa Khiếu, anh thật là lợi hại. Vậy em phải mau mau làm bài tập mới được.”
Bà lão bác sĩ: “…” Con thuyền tình yêu của mấy người quả là một chiến hạm vững vàng.
Những bạn học khác cũng lần lượt kéo nhau vào phòng học. Ông cụ Hồ cầm lấy một cuốn vở của bà cụ Hồ, nói: “Em Chúc Chúc, để anh giúp em làm một ít.”
Bà cụ Hồ đỏ mặt, miệng thì cố tình hung dữ: “Để em tự làm, anh đừng có nói chuyện với em nữa, anh nói là em lại không thể tập trung tinh thần làm bài tập nữa.”
Ông cụ Hồ suýt nữa là ôm ngực mình. Thỉnh thoảng vợ ông nói những lời tình cảm theo kiểu trách móc giận dỗi thế này, làm sao mà ông chịu được.
Ông biết ngay mà. Cứ đợi đi, thế nào cũng có ngày tên mình được in đậm.
Quả nhiên sau khi ông cụ Hồ không nói chuyện nữa, tốc độ làm bài của bà cụ Hồ nhanh hơn nhiều, thoắt cái đã làm xong.
Bà nhìn đống bài tập đã được hoàn thành của mình, thở phào nhẹ nhõm, nói: “Cuối cùng cũng xong rồi. Anh Thừa Khiếu, anh có thể nói chuyện được rồi.”
Ông cụ Hồ hỏi: “Tại sao anh nói chuyện là em không có tinh thần làm bài tập? Rõ ràng lúc nãy Hướng Tùng nói chuyện với em thì em vẫn làm được mà?”
Bà đóng quyển vở bài tập về nhà lại, nhìn ông, tim lập tức đập nhanh hơn. Bà thầm nghĩ bởi vì lúc anh Thừa Khiếu nói chuyện, bà sẽ rất vui vẻ, tim cũng sẽ đập rất nhanh cho nên không thể tập trung làm bài tập được. Nhưng nói chuyện với Tùng Tùng thì không bị thế.
Bà nghĩ rồi nói: “Anh đoán xem.”
Ông cụ Hồ đã biết rõ đáp án nhưng vẫn cố tình nói: “Có lẽ là vì anh to con quá nên chen mất chữ trong đầu em hả?”
Bà cụ Hồ chớp mắt, nói: “Thì ra là thế. Thảo nào mà mỗi lần nghĩ tới anh Thừa Khiếu là em lại không nghĩ được đáp án. Thì ra là anh Thừa Khiếu chen mất chỗ của đáp án rồi.”
Bà lão bác sĩ ở bên cạnh nghe hai người trò chuyện: “…” Hồi trẻ ít xem phim tình cảm, bây giờ già rồi nên bị trời phạt, bắt coi trực tiếp luôn.
May mà cô giáo nhanh chóng đi vào lớp nên đôi tình nhân “trẻ” lập tức tách ra.
Buổi trưa, như thường lệ, bà cụ Hồ ăn cơm xong bèn đến nông trại thăm gà con và con trai mình.
Kết quả sau khi đến nông trại, bà phát hiện hôm nay con trai mình không đi làm. Bà nhíu mày, sao hôm nay không đi làm nhỉ? Nó bị bệnh ư?
Các bạn trong lớp không đi học là chỉ có bị bệnh.
Bà cụ Hồ lo lắng nói với ông: “Anh Thừa Khiếu, có phải con mình bị bệnh rồi không? Hôm nay nó không đi làm.”
Ông cụ Hồ có điện thoại của Hồ Đào, ông cũng lấy làm lạ là sao anh không đi làm nên bèn gọi cho con trai. Vừa gọi là đầu bên kia nghe máy ngay. Hồ Đào lên tiếng: “Ba?”
Ông cụ Hồ muốn quan tâm đến con trai nhưng lần trước cãi nhau hơi căng nên bây giờ không nói lời mềm mỏng được. Thế là ông đưa điện thoại cho bà cụ Hồ, bà nhận lấy, lập tức hỏi: “Đào Đào, hôm nay sao con không đi làm vậy? Có phải bị bệnh không?”
Hồ Đào đang cùng vợ dọn đồ đạc, nghe mẹ hỏi han mình thì ngẩn ra, sau đó trả lời: “Không phải bị bệnh, trong nhà có chút việc thôi ạ.”
Họ sắp dọn ra khỏi nhà cha mẹ vợ. Thay vì ở đây cứ bị móc mỏ, chi bằng dọn ra ngoài thuê phòng ở.
Hồ Đào cứ tưởng đồ của họ không nhiều, ai ngờ dọn dẹp mới biết đã chất mấy cái vali mà vẫn chưa hết.
Hồ Đào trò chuyện với mẹ vài câu rồi ngắt máy.
Chị vợ bên cạnh cũng nghe thấy cuộc trò chuyện giữa họ bèn lên tiếng hỏi: “Mẹ anh gọi điện thoại đến à?”
Hồ Đào gật đầu.
Chị vợ cố tỏ ra nhẹ nhàng, nói: “Cha mẹ với con cái làm gì giận nhau lâu được, nói rõ là tốt thôi.”
Hồ Đào ừ một tiếng, không muốn nói thêm.
Chị vợ do dự một chút rồi hỏi: “Dù gì chúng ta cũng phải thuê nhà mà nhà của ba mẹ lại để không. Hay là mình dọn vào nhà ba mẹ đi, mỗi tháng gửi tiền thuê nhà. Thay vì trả tiền cho những người không quen biết, chi bằng gửi cho ba mẹ, vậy ba mẹ cũng có cái mà xài.”
Hồ Đào quay đầu qua, nói: “Không cần đâu, anh đã tìm được nhà rồi.”
Chị vợ xoa mũi, nói: “Vậy thì tốt, Vất vả cho anh rồi.”
Hai vợ chồng nhanh chóng dọn đến nhà mới. Chị vợ ngẩn ra. Một phòng ngủ một phòng khách rất đơn sơ, so với căn biệt thự ở lúc trước và nhà cha mẹ chị, nơi này quá là nhỏ.”
Chị nhìn chồng mình bắt đầu quét dọn vệ dinh – việc trước đây anh hiếm khi làm, trong lòng có cảm xúc khó tả, căn nhà cũng trở nên vừa mắt hơn nhiều.
—–
Bên kia, bà cụ
Hồ cúp mắt xong bèn nói với ông cụ Hồ. “Con nhà mình thật là lợi hại, nó sắp chuyển sang nhà mới đấy.”
Trong suy nghĩ của bà, chuyển sang nhà mới là chuyện rất lợi hại.
Thật ra trong lòng ông cụ Hồ cũng rất vui. Dù từng rất giận Hồ Đào nhưng bây giờ nhìn anh dần trưởng thành, chững chạc hơn, bắt đầu gánh vác trách nhiệm của bản than, ông vẫn thấy rất vui mừng. Vì thế ông đồng ý với bà: “Đúng là rất lợi hại.”
Đối với việc Hồ Đào chuyển nhà mà không báo cho họ, bà cụ Hồ cũng hoàn toàn không thắc mắc gì. Bởi vì con cái của các bạn trong lớp cũng vậy. Có rất nhiều bạn không sống chung với con cái, hơn nữa bọn trẻ phải làm việc, phải chăm sóc con cái, có bạn bè của mình nên rất bận rộn.
——
(Chỗ này nghi bị mất 1 đoạn mà tìm nhiều trang thấy vẫn như nhau)Kim Sân hỏi bà cụ Hồ: “Thế con có nhớ con của con không?”
Bà trả lời: “Hơi hơi nhớ, nhưng phải đợi con có lại ký ức về nó thì mới nói chuyện nhiều được. Nếu không nó mà biết mẹ không nhớ được mình thì sẽ rất buồn lòng.”
Bà nghĩ, nếu ba không nhớ được bà thì chắc chắn bà sẽ rất rất đau lòng.
Kim Sân xoa đầu con gái. “Được, đợi nhớ lại rồi mới nói chuyện nhiều với nó.”
Ông cụ Hồ ở bên cạnh nghe vậy bèn nói tiếng cảm ơn. Ông biết nếu không có Kim Sân, chắc chắn bây giờ Hồ Đào vẫn còn ngơ ngẩn như một đứa trẻ.
Kim Sân đáp: “Không cần khách sáo.”
Thật ra, trong lòng Kim Sân hoàn toàn không nhẹ nhõm như những gì anh thể hiện bên ngoài. Bởi vì ký ức của con gái. Dù có thể kéo dài một thời gian, từ lúc yêu đương, kết hôn với Hồ Thừa Khiếu rồi có việc làm… thì cũng không thể kéo dài cả đời được. Anh phải để con nhớ lại chuyện ba biến mất.
Ba biến mất.
Chỉ ba từ này thôi là đủ để con gái anh khóc hết nước mắt. Mà đoạn ký ức ấy nhất định phải khôi phục, bởi vì trong đó còn có ký ức con gái nuôi dưỡng Hồ Đào.
Tuy bây giờ Hồ Đào không phải là đứa trẻ tốt nhưng hồi nhỏ nó đúng là rất ngoan ngoãn, yêu thương cha mẹ. Kim Sân nghĩ: những ký ức ấy, nhìn con mình dần lớn lên, từ từ trở thành người ưu tú, đó cũng là những ký ức rất đáng trân quý.
Dù anh có không thích Hồ Đào đến đâu thì cũng không thể phủ nhận chuyện này.
Kim Sân về đến nhà bèn nhìn thấy Phép Tắc đang ngồi trên sô pha nhà mình.
Kim Sân: “…” Tần suất ông bác anh đến nhà ngày càng cao.
Mỗi lần đến, Phép Tắc đều hời hợt đáp lại lời chào của bà cụ Hồ, còn bà lần nào cũng vừa sợ vừa lễ phép chào ông. “Ông nội lớn.”
Phép Tắc gật đầu ra hiệu đã nghe thấy.
Bà cụ Hồ lấy làm lạ. Mỗi lần ông nội đến đều sẽ ở lại ăn cơm, lúc về còn hái một ít dâu tây nữa. Nhưng mỗi lần ông nội lớn đến thì sẽ không ăn cơm. Bà lấy hết can đảm hỏi: “Ông nội lớn ơi, hôm nay ông có muốn ở lại ăn cơm không? Lát nữa bọn con sắp ăn cơm rồi.”
Phép Tắc nhìn cháu gái, trả lời: “Không cần đâu.”
Thần ở bên cạnh thấy thế sợ bà sẽ buồn vì bị từ chối nên trêu đùa: “Chúc Chúc cũng phải hỏi ông nội chứ.”
Bà biết chắc chắn ông nội sẽ ở lại ăn cơm nên mới hỏi mình ông nội lớn. Bây giờ nghe ông nội nói thế bèn vội vàng lên tiếng: “Ông nội ơi, ông có muốn ở lại ăn cơm không?”
Thần đáp: “Đương nhiên là phải ở lại rồi.”
Bà nói: “Vậy đợi con và anh Thừa Khiếu làm bài tập xong sẽ đi nấu cơm.”
Bà cụ Hồ vừa nói vừa kéo anh Thừa Khiếu lên lầu.
Sau khi hai đứa nhỏ đi, các vị thần ngồi trên sô pha, Phép Tắc nói: “Phép Tắc số hai muốn nói chuyện với con.”
Kim Sân vốn không muốn nói chuyện nhưng nghĩ lại thấy lúc anh ta làm Phép Tắc cũng không gây khó dễ cho con gái con rể anh nên bèn đồng ý.
Kim Sân theo Phép Tắc đến nhà giam. Chỉ một ngày ngắn ngủi, khí chất trên người Phép Tắc số hai đã thay đổi đáng sợ.
Kim Sân lên tiếng: “Tôi đến rồi, anh muốn nói gì?”
Phép Tắc đứng bên cạnh, nói: “Không thể trả lại năng lực Phép Tắc cho cậu.”
Phép Tắc số hai ngẩng đầu lên, nói: “Tôi không cần năng lực đó.”
Kim Sân cũng biết chắc chắn không phải chuyện này. Anh chưa từng trải nghiệm cảm giác toàn năng, không cảm xúc nhưng anh đã trải nghiệm cảm giác dạt dào cảm xúc. Lúc ở cõi hư vô, anh thà là đau khổ cũng không đồng ý quên con gái mình.
Phép Tắc số hai nhìn Kim Sân. “Tôi biết nguyên nhân anh hận tôi. Tôi chấp nhận sự trừng phạt, nhưng tôi cũng có một thỉnh cầu: hãy cho tôi vài năm nữa mới đến cõi hư vô.”
Không cần giải thích nhiều, Kim Sân hiểu ngay ý đồ của đối phương. Anh ta muốn ở thế giới này đợi người anh ta yêu chết đi.
Kim Sân lắc đầu: “Dựa vào đâu mà anh cho là tôi sẽ đồng ý?”
Phép Tắc số hai cắn răng, lên tiếng: “Tôi chỉ muốn cùng cô ấy đi đoạn đường cuối cùng.”