Từ khi Triệu Giai kế vị đến nay, ba người đứng đầu trong triều cộng thêm hai vị Viện trưởng nhiệm kỳ đầu liên thủ hợp tác.
Nhưng trước mắt cũng chỉ giới hạn ở mấy người bọn họ mà thôi. Triệu Giai hy vọng có thể tạo ra một hiện tượng phát triển tự nhiên, đừng để người đọc sách biết là triều đình đang âm thầm thao túng, chí ít là trong
giai đoạn ban đầu, vẫn đừng dẫn chiến hỏa sang hướng của triều đình, do
vậy việc này chỉ có vỏn vẹn mấy người biết.
Mấy người bọn họ có thể nói là người thông minh nhất trong thiên hạ hiện này, uy lực liên thủ nghĩ cũng đủ biết.
Đầu tiên, bước mà bọn họ phải làm chính là hợp lý hóa chính sách khuếch
trương. Đây chính là quan niệm mà Triệu Giai coi trọng nhất, khuếch
trương chắc chắn phải phát động chiến tranh, cũng có thể nói là hợp lý
hóa chiến tranh.
Sau một phen nghiên cứu của đám người Tần Cối, cuối cùng quyết định dùng tư tưởng "không tiến công" của Mặc Tử làm điểm thâm nhập.
Kết quả là, Nho báo dẫn đầu làm khó dễ, lấy việc lúc trước quân Kim nam
hạ tấn công tư tưởng chủ đạo của Mặc học, cũng chính là luận điểm không
tấn công. Chiến tranh đích thật là hao tài tốn của, nhưng ngươi không
đánh người khác, người khác vẫn sẽ đánh ngươi, tổn thương gây ra ngược
lại còn lớn hơn. Ngươi thấy chúng ta tốt với nước Kim thế nào, thậm chí
còn tốt hơn cả thần dân của chính mình, nhưng nước Kim vẫn muốn đánh
chúng ta, vậy ngươi làm sao?
Lấy việc này để phủ định tư tưởng không tiến công.
Tuần san Đại Tống Thời đại lập tức đưa ra đáp án, nói rõ không tiến công không có nghĩa là không chiến tranh, từ đó cũng lấy một câu mà Mặc Tử
yêu thích ra để phản bácchính là câu "Chấn hưng cái lợi của thiên hạ,
loại trừ cái hại của thiên hại!"
Câu nói này lập tức trở thành tiêu điểm tranh luận.
Vốn dĩ cái hại của thiên hạ của Mặc Tử, là bao gồm cả chiến tranh trong
đó, nhưng câu nói này còn bao gồm một tư tưởng quan trọng, chính là đều
lấy cái lợi của quốc gia, dân chúng làm thước đo.
Từ đó đề xuất tư tưởng lấy lợi ích quốc gia, dân chúng làm đầu.
Chiến tranh không sai lầm, không tấn công không phải là không chiến
tranh, chỉ cần dùng lợi ích quốc dân làm nguyện ước ban đầu để phát động chiến tranh, thì đó là chiến tranh chính nghĩa.
Việc này nhìn thì giống như không có thay đổi gì lớn, thật ra không
phải. Càng nhiều đất đai, càng nhiều sức lao động đều thuộc về lợi ích
quốc dân. Căn cứ theo tư tưởng này, bình luận một trận chiến cũng từ
thiện ác ban đầu biến thành tròn khuyết. Nếu có lợi cho quốc dân, thì
chính là đúng, nếu là lỗ vốn, chính là sai lầm.
Mặc khác, Lý Kỳ còn lấy sự thật ra làm bằng chứng, chính là lần nam chinh Nam Ngô, tiêu diệt chính quyền Nam Ngô.
Nam Ngô từng phát động chiến tranh xâm lược với Đại Tống, giết hại mười
vạn dân chúng Đại Tống, nếu không tiêu diệt chính quyền tàn bạo này, dân chúng nước ta sẽ sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Thân là một nhân sĩ kiêm ái, nên chấn hưng cái lợi của thiên hạ, tiêu diệt hoàn toàn thứ
này, giải cứu dân chúng dưới sự thống trị tàn bạo.
Việc này lại định nghĩa lại lần nữa câu nói cái hại lớn của thiên hạ.
Cái gì gọi là cái hại lớn, chính là chính sách tàn bạo, tổn hại lợi ích
của người khác, đối với chính sách tàn bạo thì nhất định phải hủy diệt.
Thân làm Mặc đồ, chúng ta nên ngăn cản chính sách tàn bạo ở bất kỳ nơi
nào, ngăn cản hiện tượng cậy mạnh hiếp yếu, để người trong thiên hạ đều
vui mừng, đạt đến cảnh giới kiêm ái.
Làm sao ngăn cản?
Chỉ có lấy bạo chế bạo, tiêu diệt chính sách tàn bạo.
Còn một điểm nữa, ngăn cản chính sách tàn bạo ở bất kỳ nơi nào, cũng tức là nói, bất cứ nơi nào xảy ra chiến tranh, chúng ta đều nên tham gia,
trừ bạo giúp yếu, trợ giúp kẻ yếu, trừng phạt cường khấu.
Việc này cũng giống như một tên trộm vào phòng trộm đồ, luật pháp nhất
định sẽ trừng phạt, chúng ta nên trừng phạt những kẻ này.
Học vấn là không biên giới, vậy thì kiêm ái cũng không biên giới giống
vậy. Thân là chính nghĩa chi sĩ, chúng ta nhất định phải rút dao tương
trợ, ngăn cản hiện tượng hung ác này lan tràn. Một câu này đã đề bạt Đại Tống lên đến địa vị cảnh sát.
Có phát động chiến tranh hay không thì phải có một tiêu chuẩn và một lý
do. Tiêu chuẩn là có thể tổn hại đến lợi ích của quốc gia hay không. Lý
do, chúng ta có phải là đang phản đối chiến tranh bất nghĩa, trừ bạo
giúp yếu không.
Luận điểm này vừa nêu ra, Nho báo liền tiếp ngay "một chữ khen chê" mà
Khổng Tử từng nhắc đến trong "Xuân Thu" để phân chia tính chất chiến
tranh, nhấn mạnh tính chính nghĩa và tính nghiêm túc của chiến tranh,
phản đối chiến tranh bất nghĩa vô cùng hiếu chiến. Đối với các cuộc
chiến tranh bảo vệ quốc gia, phản kháng xâm lược thì phải lý giải và tìm hiểu, luôn luôn kiêm ái quá mức lý tưởng, căn bản không thực hiện được.
Còn có cơ sở chính trị khi Khổng Tử nhắc đến chiến tranh, "Có chuyện văn sự, tất có võ bị, có chuyện võ sự, tất có văn bị", ý nghĩa của câu này
chính là muốn thực hiện chính trị thanh bình, thì phải có chuẩn bị vũ
trang, muốn chiến tranh thắng lợi, nhất định phải có cơ sở chính trị.
Dựa vào điểm này thì có thể tăng cường giáo dục quân sự hóa, để đạt đến
văn võ cùng tiến, bởi vì quân sự và chính trị hỗ trợ lẫn nhau, không thể thiếu thứ nào. Việc này vô hình trung đã nâng cao địa vị của võ tướng
lên rất nhiều, tăng cường địa vị của quân sự trong lòng dân chúng.
Trận chiến đầu tiên này, tuyên cáo Nho học thắng lợi. Tư tưởng chiến
tranh của Nho học càng thực tế hơn so với Mặc học. Kiêm ái, không tiến
công quá mức lý tưởng hóa.
Nho sinh vô cùng vui vẻ nha!
Mà không hề biết trằng
trong cuộc tranh luận lần này, tư tưởng chiến
tranh của Nho học vô hình trung đã dung hợp thêm rất nhiều thứ mới vào,
quan trọng nhất trong đó chính là bình luận chiến tranh là phải lấy lợi
ích của quốc dân làm đầu, chứ không phải đạo đức làm đầu.
Thật ra trong Nho học đương thời đã không còn là tư tưởng chiến tranh mà Khổng Tử đề xuất trước kia nữa. Những sĩ phu kia gần như đều luôn phản
chiến, ngươi đánh người khác, phản chiến, người khác đánh ngươi, cũng
phản chiến. Người khác đánh ngươi, ngươi phải bồi thường cầu hòa. Nếu
ngươi đánh thắng, ngươi cũng phải lập tức lui binh, còn phải bồi thường
cho người khác.
Đây là đạo trung dung bị bóp méo khi Nho học tiến hóa đến ngày nay.
Nhưng bây giờ lại khác, trong cuộc tranh luận kích liệt, Nho sinh bắt
đầu phủ định tư tưởng này, trở về tư tưởng chiến tranh mà Khổng Tử đề
xuất lúc trước, hơn nữa còn tiếp thu tư tưởng chiến tranh lấy lợi ích
quốc dân làm đầu, chiến tranh nhất định phải có lợi cho quốc dân.
Đây chính là nhân tính. Thật ra nhân tính rất đơn giản, chính là kẻ địch của kẻ địch là bạn bè.
Vốn dĩ Nho sinh phản đối bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, đại trung
dung, dĩ hòa vi quý, nhưng Mặc học cũng có một chủ trương giống như vậy. Nếu ngươi muốn phản đối tư tương của Mặc học, thì phải phủ định chủ
trương tư tưởng này, vậy thì đầu tiên ngươi phải tiếp nhận chủ trương tư tưởng tương phản. Bây giờ phản đối tư tưởng này của Mặc học, chúng Nho
sinh đều sảng khoái, vậy là đủ rồi. Lý Kỳ khéo léo bắt được nhược điểm
của nhân tính, chế tạo dư luận, âm thầm thao túng, đạt tới mục đích
chính trị.
Tư tưởng chiến tranh này rất phù hợp với chính sách trung tâm của Triệu
Giai. Triều đình lập tức mượn cớ xuống thang, ban bố cáo, ủng hộ Nho
học, phản đối chính sách tàn bạo, phản đối tất cả mọi khuất nhục cầu
hòa, quân thần đều nên thề sống chết bảo vệ lãnh thổ quốc gia, lợi ích
của quốc gia cao hơn tất cả.
Mặt khác, Triệu Giai còn thuận thế đề xuất mấy tư tưởng của Nho học liên quan đến chuyện chuẩn bị chiến tranh.
Thứ nhất, đủ lương thực, đủ binh, lòng tin của dân.
Cũng chính là cơm no áo ấm, quân bị hoàn mỹ, lòng tin của dân chúng đều là cơ sở của chính trị.
Thứ hai, dân chúng đủ, vua sao có thể không đủ? Dân chúng không đủ, vua sao có thể đủ?
Đây cũng chính là tư tưởng dân giàu thì nước giàu, tổng hợp độ cao của
quốc lực để lý giải hành vi của việc thống trị quốc gia và chiến tranh.
Thứ ba, nước nguy, do kẻ thống trị an ổn ở vị trí của mình; nước vong,
do kẻ thống trị giữ nguyên không đổi; nước loạn, do kẻ thống trị trầm mê trong thái bình.
Cũng tức là, tuy thiên hạ an ổn, nhưng quên chiến thì tất nguy.
Ba đại tư tưởng phản ánh được một vấn đề, chính là Đại Tống phải chuẩn bị chiến tranh mọi lúc.
Nhưng nói theo câu nói của Nho học, thì người đọc sách vô cùng vui mừng
tiếp thu, hơn nữa còn vui mừng vô cùng, Nho học thủy chung là chính
thống mà.
Từ đó có thể thấy, trên đời này không có gì không làm được, phải xem ngươi có biết thay đổi hay không.
Trận chiến đầu tiên cải cách tư tưởng có thể nói là thu hoạch toàn thắng.
Bọn Lý Kỳ coi như thở phào nhẹ nhõm, bởi vì thắng lợi của trận chiến đầu tiên có thể chứng minh rất tốt biện pháp của bọn họ có thể thi hành.
Kế tiếp chính là đề xướng vô vi mà trị.
Cái gì gọi là vô vi mà trị, nói đơn giản là phải dựa vào vạn dân tự mình thực hiện vô vi vô bất vi.
Tư tưởng này trực tiếp thể hiện trên mặt công thương nghiệp, bởi vì quan niệm vô vi mà trị vô cùng ăn khớp với quan niệm kinh tế thị trường mà
Lý Kỳ mang đến từ đời sau.
Kinh tế thị trường còn gọi là kinh tế thị trường tự do.
Chính là quốc gia cởi bỏ trói buộc, các ngươi tự sinh tự diệt, không,
nên nói là tự do phát triển. Nhưng nói là tự do, thật ra vẫn có một bàn
tay khống chế cả một hệ thống kinh tế, chính là lợi ích. Một khi kinh tế được tự do hóa, vậy thì lợi ích sẽ chủ đạo tất cả, ở đâu có lợi ích, ở
đó sẽ xuất hiện tình trạng chen chúc mà tới, lợi ích sẽ thúc đẩy cả xã
hội tiến bộ.
Bây giờ xây dựng kinh tế của Lý Kỳ đã thành thục, sắp tiến đến cổ chai
rồi, nếu muốn đột phá cổ chai này thì phải tự do hóa kinh tế, dùng lợi
ích thúc đẩy nhân loại sản sinh ra càng nhiều lợi ích hơn nữa.
Làm sao có thể sản sinh ra càng nhiều lợi ích?