Hôm sau.
Lý Kỳ nghỉ chân ở đầu cầu, cúi đầu nhìn chăm chú cái bóng của mình ở dưới nước. Dù xưng không được phong lưu phóng khoáng, nhưng cũng là mi thanh mục tú, ôn văn nhĩ nhã. Chỉ tiếc rằng hắn đang mặc là một cái áo dài bằng vải bố, còn thủng vài lỗ nhỏ, nhìn có vẻ keo kiệt.
Hắn bị đưa tới đây, không chỉ mất đi vợ, mất đi người thân. Còn bị xuống cấp từ một người giàu có thành một người bần cùng. Không chỉ nói những tài tử giai nhân đi qua đi lại, mà ngay cả một vài nha hoàn đứng bên cạnh tiểu thư khuê các cũng xì mũi coi thường hắn.
Xem ra dù ở bất kỳ triều đại nào, địa phương nào, người ti tiện mãi mãi cũng là chỉ là phụ trợ cho đám nhà giàu mà thôi.
Tuy nhiên, đối với những thanh âm giễu cợt kia, Lý Kỳ ngược lại không thèm quan tâm. Trong lòng chỉ cảm thấy có chút buồn cười. Cho dù chuyên môn của hắn không phải là lịch sử, nhưng hắn vẫn biết một chút về lịch sử thời nhà Tống. Một trong những số ít thần tượng lịch sử của hắn cơ hồ đều sinh ra ở thời Tống. Chẳng hạn như trung thành yêu nước Nhạc Phi, Nhạc nguyên soái. Cùng với vị tài nữ thiên cổ, viết ra câu thơ “Thanh thanh mạn, tầm tầm mịch mịch”, Lý Thanh Chiếu, cũng làm cho hắn rất khâm phục. Có thể được nhìn thấy hai danh nhân lớn này, là nguyện vọng đầu tiên của Lý Kỳ khi bị đưa tới đây.
Lý Kỳ biết thời Tống là thời kỳ trọng văn khinh võ. Người của thời này đều thích vũ văn lộng mặc, ngâm thơ làm phú. Tuy nhiên điều này cũng khó trách. Thời cổ không có TV, không có máy tính, ngay cả quán bar, phòng khiêu vũ, cũng không có. Ngoại trừ có thể viết chữ làm thơ, đùa giỡn giai nhân, dạo chơi kỹ viện, bọn họ còn thể tiêu khiển bằng cái gì?
Chỉ có điều lúc này đã là Tuyên Hòa bốn năm, hay là công nguyên năm 1122. Chỉ bốn năm nữa thôi, sẽ xảy ra “Tĩnh Khang sỉ nhục” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Cũng là thời khắc u ám, khuất nhục của người Hán trong lịch sử.
Đến lúc đó quân Kim nhập thành, dân chúng tự nhiên tránh không được sinh linh đồ thán, cửa nát nhà tan.
Lý Kỳ thầm nghĩ:”Thực sự hy vọng, đến lúc đó các ngươi có thể dùng bút lông trong tay đâm chết đám quân Kim kia. Dùng thi từ để cảm hóa những kẻ như lang như hổ kia.”
Nghĩ tới đây, Lý Kỳ không khỏi thở dài. Xuyên việt tới lúc nào không tới, tới ngay vào lúc mấu chốt. Thực đúng là con mẹ nó thiên tai nhân họa!
Móa, lão thiên, có phải lão chủ tâm muốn chơi đùa ta phải không?
Càng nghĩ càng giận, Lý Kỳ tung cước đá bay một hòn đá xuống dưới sông.
‘Tùm’ một tiếng, mặt sông vốn bĩnh tĩnh tạo thành từng gợn sóng. Vừa bĩnh tĩnh lại, bỗng nhiên hiện lên bóng hình của một nữ tử xinh đẹp. Lý Kỳ thay đổi sắc mặt, la lên:
- Tinh Đình!
Âm thanh vừa dứt, bóng hình xinh đẹp đó lại biến mất.
Thì ra tất cả chỉ là ảo giác. Dù hắn đã được nghỉ ngơi cả đêm, cũng đã nghĩ thông suốt. Nếu hắn muốn quay lại 900 năm sau, cơ hồ là bất khả thi. Vậy thì cứ cho rằng đây là một chuyến du lịch. Nói không chừng một ngày nào đó, khi mình tỉnh lại, có thể được trở về. Dù sao sự đời ai mà biết trước được. Nhưng đôi khi, hắn vẫn không nhịn được nhớ lại vợ và cha mẹ của hắn.
Lý Kỳ thở dài, lắc đầu, ánh mắt nhìn về phương xa, nhẹ giọng ngâm xướng bài hát đậm chất Trung Quốc của Chu Đổng, ‘Cúc Hoa Đài’.
“Nước mắt của em
Nhu nhược mang theo đau thương
Trăng khuyết nhàn nhạt ôm quá khứ
Đêm dài dằng dặc
Ngưng kết thành sương
Là ai tuyệt vọng trên lầu các lạnh như băng
Mưa phùn rơi nhẹ
Cửa sổ màu đỏ thắm
Cả đời ta bị thổi loạn trên giấy
Mộng ở phương xa
Hóa thành một đám hương
Theo gió phiêu tán thành hình của em
Hoa cúc tàn rơi đầy đất
Nụ cười của em đã ố vàng
Hoa rơi, người đoạn trường
Tâm sự của ta lẳng lặng trôi
Gió bắc thổi, đêm còn dài
Bóng dáng của em, cắt không dứt.
Chỉ còn lại ta cô đơn
Làm bạn với bóng trên hồ”.
Tình cảnh này đúng là hợp với bài hát.
- Thơ hay, hát cũng hay. Một câu “Chỉ còn lại ta cô đơn, làm bạn với bóng trên hồ” đúng là diệu! Đúng là diệu!
Một thanh âm thanh thúy vang lên ở phía sau Lý Kỳ. Thanh âm kèm theo tiếng đập quạt tỏ vẻ tán thưởng.
Lý Kỳ bị một tiếng khen này làm cho sợ hãi. Vội vàng xoay người nhìn lại, thì thấy một công tử ca tuấn tú chính đang mỉm cười nhìn mình.
Ta chửi vào! Đi cứ như ma ấy!
Nhưng thấy vị công tử này, mặt trái xoan, da trắng như tuyết, đôi mắt ngập nước, môi hồng răng trắng. Tay
cầm một cái quạt gấp, mặc một bộ áo dài màu trắng, gọn gàng mà ưu nhã, mười phần một bộ tiểu sinh mới cai sữa.
Người Hàn Quốc?
Không hay xem phim Hàn, nhưng Lý Kỳ cũng biết người Hàn Quốc thích cái kiểu nam không ra nam, nữ không ra nữ này, không có chút khí khái của nam tử nào. Đi đường uốn éo như con gái vậy.
Phía sau vị công tử kia còn có một gã sai vặt cầm kiếm ngắn trong tay, bộ dạng cũng chẳng khắc gì nữ nhân.
Lẽ nào thời Tống cũng có dân đồng tính?
Vị công tử kia tiến lên một bước, chắp tay khen:
- Tài văn chương của huynh đài thật cao. Tại hạ bội phục, bội phục.
Lý Kỳ hơi sững sờ, học theo, chắp tay đáp:
- Không dám, không dám.
Ánh mắt của vị công tử kia lộ ra hiếu kỳ, nói:
- Nhưng không biết ca khúc mà huynh đài vừa xướng có tên là gì, có thể chỉ giáo cho tại hạ không?
Lý Kỳ lắc đầu, mỉm cười nói:
- Không dám nói chỉ giáo. Tên ca khúc đó gọi là “Cúc Hoa Tàn”.
Cô giáo tiểu học đã dạy, sao chép của ai cái gì đó, không nên chép toàn bộ. Cần thêm sáng ý của mình vào đó. Dù chỉ thay đổi một chữ, nhưng hàm nghĩa lại cách xa ngàn dặm.
Đương nhiên, Lý Kỳ sẽ không cho rằng vị công tử này biết được hết ý nghĩa của Cúc hoa.
- Cúc Hoa Tàn?
Vị công tử kia nhỏ giọng đọc lại một lần, bỗng nhiên đập quạt, kích động kêu lên:
- “Cúc Hoa Tàn”, tên hay, lời cũng hay. Huynh đài đúng là cao nhân bất lộ diện!
Trong mắt Lý Kỳ hiện lên một tia không vui. Cái gì mà cao nhân bất lộ diện? Không phải là ám chỉ ta ăn mặc nghèo nàn đấy chứ. Nhưng trên mặt vẫn mỉm cười, nói:
- Cao nhân gì đâu, tại hạ chỉ là một kẻ áo vải mà thôi. Ca khúc vừa nãy cũng chỉ là cảm xúc nhất thời, lung tung mà hát. Công tử không nên coi là thực tài.
Nói lời này, Lý Kỳ coi như đã ăn cắp bản quyền bài “Cúc Hoa Đài”. Tuy nhiên, như vậy cũng không coi là đạo văn. Phải biết rằng Chủ Đổng sáng tác ca khúc đó vào năm 2006. Mà hắn thì ngâm xướng ở công nguyên năm 1122. Cách nhau chỉnh 900 năm. Cho dù ngươi có đưa lên tòa án, tin rằng quan tòa chắc chắn sẽ phán ngươi cái tội vu cáo.
Lý Kỳ càng nói như vậy, trong lòng vị công tử kia càng thêm khâm phục. Lại cẩn thận thưởng thức một lần thủ “Cúc Hoa Tàn”, sắc mặt bỗng trở nên ảm đạm. Giống như là bị ca khúc này làm cho cảm động, khẽ thở dài nói:
- Chắc hẳn vừa rồi huynh đài đang tưởng niệm tới giai nhân.
“Má! Nếu Chu Đổng đại gia xuyên việt tới nơi này, khẳng định cũng là một vị đại tài tử. Tùy tiện ghi một ca khúc, cũng khiến người của thời đại này cảm động tới rối tinh rối mù. Lão thiên a, lão thực sự chọn lầm người xuyên việt rồi.”
Lý Kỳ cũng không phủ nhận, chỉ cười khổ nói:
- Đã khiến công tử chê cười.
- Không dám, không dám. Huynh đài, chữ chữ như châu ngọc, tại hạ Triệu Tĩnh thụ giáo. Xin hỏi tên họ đại danh.
Triệu Tĩnh chắp tay nói, khuôn mặt nhỏ nhắn, trắng bóng đều nhanh chảy ra nước.
Lý Kỳ thấy y khiêm tốn như vậy, trong lòng cũng sinh ra mấy phần hảo cảm. Dù sao ở nơi này, ngay cả một người để nói chuyện cũng không có, liền cười nói:
- Tiểu nhân họ Lý, tên một chữ Kỳ.
- Nguyên lai là Lý huynh, thất lễ, thất lễ!
Triệu Tĩnh thở dài nói.
Lý Kỳ thấy y thở dài, nhất thời đầu có chút lớn. “Trời ạ, lẽ nào người cổ đại nói vài câu, cũng mất sức thở dài như vậy?”