Những loại bùa chính của tôn giáo Do Thái để chống lại quỷ dữ bao gồm:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Mezuzah: Một trong những loại bùa quan trọng nhất của người Do Thái, được khắc ở trên cửa. Những lời khắc đều nằm trong sách Đệ nhị luật 6:4-19 và 11:13-20-truyền đạt lại những lời răn của Chúa và chỉ mình Chúa, cùng những lời chỉ dẫn của ông để con người có thể tuân theo các lời răn, nhắc nhở người Do Thái về nguyên tắc độc thần.
Mezuzah có thể có nguồn gốc từ một loại bùa thời cổ đại, vào thời Trung Cổ, nó được coi là một loại bùa bảo vệ con người khỏi quỷ dữ rất quyền năng. Những giáo sĩ Do Thái cố tạo thêm nhiều dấu ấn tôn giáo hơn trên Mezuzah, dựa trên câu trích Đệ nhị luật 6:9: “Và ngươi sẽ phải viết nó lên trên cánh cửa, lên trên cánh cổng của nhà ngươi.” Tuy nhiên, với cách sử dụng phổ biến này, nó trở thành một loại bùa cơ bản dựng nên tấm khiên chắn bảo vệ con người khỏi ma quỷ. Sức mạnh của Mezuzah rất mạnh mẽ, có khả năng khiến quỷ dữ tránh xa nên kể cả những người không thuộc đạo Do Thái lẫn người theo đạo Do Thái đều sử dụng. Nó còn được cho là có thể ngăn chặn việc một người nào đó chết sớm, nhiều gia đình sử dụng Mezuzot (tương tự Mezuzah nhưng các ký tự được khắc trên một thanh gỗ, đá, đất nung nhỏ để tiện mang theo) ở mọi căn phòng. Mọi người cũng mang theo mình một tấm bùa Mezuzot nhỏ để bảo vệ bản thân. Việc tạo ra một chiếc bùa Mezuzah chỉ được cho phép khi các nguyên tắc được thực hiện nghiêm ngặt. Nó từng được viết trên giấy da hươu dựa trên một bảng bùa phép trong cuốn cấm thư Sefer Raziel và dưới sự ảnh hưởng nhất định của thiên văn học cùng những thiên sứ. Vào khoảng thế kỷ 10, những lời chỉ dẫn đi kèm là, “Nó phải được viết vào Thứ Hai, lúc năm giờ, khi mà mặt trời và thiên thần Raphael mạnh nhất, ay vào Thứ Năm, lúc bốn giờ, khi sao Kim và thiên thần Anael mạnh nhất.
Mezuzot gồm những ký tự được tóm lược lại trong vài trường hợp. Việc thay đổi những dòng Mezuzah bị cấm, nhưng việc viết chúng vào mặt sau của giấy da vẫn được cho phép. Một chi tiết nhỏ thường được người thời trung cổ