Những miêu tả về thế giới sau cái chết khá sống động qua con mắt thơ ca của Virgil – nhà thơ La Mã, và Homer- nhà thơ Hy Lạp. Với Homer, âm giới là nơi bóng tối che phủ, không có gì là thực. Còn với Virgil, âm giới có vẻ thực hơn, là một nơi mà những kẻ tội đồ bị tra tấn, còn những người tốt được ban thưởng và sống vui vẻ. Virgil còn mô tả kỹ địa hình của âm giới, và nới các linh hồn đến có ý nghĩa gì. Có một con đường dẫn tới hai dòng sông, đầu tiên là Acheron – dòng sông khổ cực, đổ ra một dòng chảy khác là Cocytus, sông than thở. Ở đó, một người lái đò tên Charon sẽ đưa các linh hồn băng qua song, nhưng chỉ đưa những vị khách nào trả tiền; những đồng tiền này là tiền người ta đặt vào môi xác chết và được chôn cùng. Có ba dòng sông khác cũng ở dưới âm giới: sông Phlegethon – sông lửa, Styx – dòng sông của những lời nguyền thề không thể phá bỏ của các vị thần, và Lethe, dòng sông của sự lãng quên, tha thứ. (Những linh hồn trở lại trái đất để đầu thai phải uống nước từ sông Lethe, để họ không thể nhớ bất cứ thứ gì về cuộc sống kiếp trước của mình.)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cánh cổng của Hades được canh giữ bởi một con chó ba đầu, đuôi rồng, Cerberus, với công việc chính là ngăn chặn các linh hồn rời khỏi âm giới trái phép. Hades sống tại một nơi tráng lệ đâu đó giữa âm giới, bao phủ xung quanh không khí lạnh lẽo, rộng lớn, hoang vu.
Hecate là một nữ thần quyền năng cũng liên quan tới âm giới, trở thành người bảo hộ cho phù thủy và ma thuật. Hecate vừa là nữ thần của sinh sản, sự trù phú, vừa là nữ thần mặt trăng, và cũng là nữ thần của bóng tối, những hồn ma. Hecate
mang quyền năng của địa ngục, lang thang khắp trái đất vào ban đêm với Những kẻ săn đêm – một bầy chó địa ngục mắt đỏ và một đoàn tùy tùng những linh hồn đã chết. Nàng chỉ hữu hình với loài chó, và nếu những con chó hú vào ban đêm, có nghĩa Hecate đang tới. Nàng gieo rắc những cơn ác mộng và sự điên loạn, đáng sợ tới mức thời cổ đại nhiều người chỉ dám nhắc đến nàng là "Kẻ Không Tên". Nàng là vị thần của vùng tối mặt trăng, vừa là sự hủy hoại, vừa là sự hồi sinh sự sống. Trong thần thoại, nàng biến thành một con gấu hoặc heo rừng, giết chết con trai mình và hồi sinh chàng. Trong mặt tối của mình, nàng thường đeo một sợi dây chuyền làm từ tinh hoàn, tóc nàng là những con rắn, và giống như những con rắn của Medusa, chúng khiến cho người nhìn vào hóa đá.
Hecate là nữ thần của giao lộ. Thời cổ đại, những pháp sư tụ họp ở các giao lộ để tỏ lòng kính trọng với nàng và những nô lệ địa phủ như Empusa – một giống yêu tinh, Cercopsis, cũng là yêu tinh, và Mormo, một ma cà rồng ăn xác chết (ghoul). Những bức tượng ba đầu về nàng được đặt ở nhiều giao lộ, và những nghi lễ bí mật được thực hiện trong lúc trăng tròn để gọi nàng xuất hiện. Những bức tượng về Hecate đều mang một ngọn đuốc hoặc gươm cũng được đặt trước những ngôi nhà để xua đuổi quỷ dữ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nhiều vị thần trên đỉnh Olympus cũng có những mặt tối, như Zeus hay Hermes, nhưng không đáng sợ như các vị thần cai quản âm giới. Hermes, một vị thần có đôi giày bay, thu thập linh hồn những người chết mang tới âm giới, và những linh hồn chuẩn bị được đầu thai trở lên hạ giới. Demeter cũng có một góc tối trong mình, lý do b i mối quan hệ khăng khít của bà và Persephone.