Lễ trừ tà là cách để trục xuất quỷ dữ hoặc những linh hồn xấu ra khỏi một người hoặc một nơi. Nghi lễ trừ tà được thực hiện từ thời cổ đại như là một phương pháp cứu giúp con người khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực, xấu xa của ma quỷ, chẳng hạn cảm thấy mình mắc bệnh, vướng phải điềm gở, bản thân gặp nhiều khó khăn, bị quấy phá và bị nhập.
Từ exorcism có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, exousia, có nghĩa là "lời tuyên thệ", được dịch thành adjuro hoặc "lời cầu nguyện" trong tiếng Latin và tiếng Anh. Từ exorcise không hoàn toàn có nghĩa là trục xuất mà nghiêng về nghĩa "tuyên thệ với con quỷ", thỉnh cầu một sức mạnh lớn hơn để trói buộc con quỷ, ép nó làm điều gì đó trái ngược với mong muốn của nó.
Trong Công giáo, trừ tà được thực hiện giáo hội nhà thờ hỏi công chúng và cùng với quyền năng dưới tên Chúa Jesus, một người hay đồ vật sẽ được bảo vệ khỏi sức mạnh của Kẻ Ác và tước đi sức mạnh của hắn.
Trong nhiều nền văn hóa, quỷ dữ bị trừ tà bởi tiếng động lớn, chẳng hạn như tiếng cồng và tiếng chuông, bằng cách đánh đập nạn nhân để bắt con quỷ thoát khỏi cơ thể. Trong vài phương pháp khác, nghi lễ trừ tà được thực hiện theo cách bớt khắc nghiệt hơn bằng các đồ vật được ban phước, cầu nguyện và ra lệnh.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Trừ tà được coi là vô cùng nguy hiểm cho cả nạn nhân lẫn nhà trừ tà, thậm chí những người chứng kiến bởi khi con quỷ bị trục xuất, nó sẽ ngay lập tức tìm vật chủ mới trừ khi bị trói buộc và đuổi đi theo đúng cách.
Theo truyền thống người Do Thái, quỷ dữ bị trừ tà bằng cách đuổi chúng sang một đồ vật hay con vật. Một lễ trừ tà theo thể thức của kinh Talmud nhằm chữa lành con quỷ, buộc phải triệu gọi con quỷ và mong nó tự nguyện rời thân thể nạn nhân đi, rồi đâm vào cầu mắt một con chó đã được chọn trước.
Nhà sử học Do Thái, Josephus, sinh ra sau Lễ đóng đinh của Chúa Jesus, đã viết về một nhà trừ tà nổi tiếng tên Eliezar – người mà ông tận mắt chứng kiến thực hiện trừ tà. Eliezar có một chiếc nhẫn được gắn với rễ cây, tương truyền là nhẫn của vua Solomon huyền thoại. Rễ cây gọi là Baaras, có lẽ là cây boara, là một loại rễ cực độc, nó cháy có màu giống lửa và tỏa ra những tia sáng giống sét. Eliezar đặt chiếc nhẫn dưới mũi một người bị quỷ ám, khiến con quỷ buộc phải rời đi bằng một hơi thở qua lỗ mũi. Eliezar chuyển con quỷ vào một bát nước, sau đó hất nó đi và khiến con quỷ biến mất. Phương pháp này phụ thuộc vào một niềm tin vốn rất thịnh hành thời ấy: rất nhiều bệnh tật là do quỷ nhập gây ra.
Trong Tân Ước, Jesusvà những tông đồ đã trục xuất ra vô số con quỷ, đặc biệt là những ác thần – quỷdữ bị Chúa Jesus biến từ người thành đàn lợn(Luke 8:30). Theo sách Phúc Âm vàsách Công vụ Tông Đồ, lễ trừ tà khá dễ thực hiện. Jesus hoặc một tông đồ yêu cầulinh hồn quỷ dữ biến mất, và ngay lập tức con quỷ làm theo. Phúc âm Luke 9:38–43kể về một trường hợp mà trong đó, một tín đồ đã không thể trục xuất con quỷ rakhỏi một cậu bé, nhưng Chúa Jesus đã trừ tà thành công bằng cách quở trách conquỷ.
Trong các nhà thờ thời đầu, tất cả tín đồ đều được dạy cách trừ tà. Những tu sĩ thực hiện trừ tà cho những ai tìm kiếm họ. Sau khi họ mất, những người khác tiếp tục công việc này. Không có lớp học đặc biệt nào về trừ tà hay giải tà, hay các phương pháp chính thống và có cấp bậc; tuy nhiên nó đòi hỏi người thực hiện đức tin mãnh liệt để có thể thành công. Origen, một cha xứ nhà thờ từng bị tước cấp vị và hành hình vì đạo vào năm 253 nói rằng kể cả những người bình thường nhất, kể cả kẻ không được giáo dục tử tế, cũng có thể thực hiện giải tà hay trừ tà.
Vào thế kỷ thứ ba, mối nguy hiểm từ trừ tà đã được nhận thức rõ, và nhà thờ bắt đầu chỉ nhận vài trường hợp cá biệt để trục xuất và chữa lành các nạn nhân quỷ ám bằng cách chạm tay. Vào giữa thế kỷ 3, Giáo hoàng Cornelius sử dụng thuật ngữ exorcist như là một mệnh lệnh với các giáo sĩ La Mã. Các giáo đoàn mục sư chuyên giải tà thắt chặt luật lệ của họ và vào thời Trung Cổ thì thực hiện nhiều nghi lễ trừ tà thông thường hơn. Thay vì cầu nguyện một cách tự phát trong các trường hợp cá biệt, giáo sĩ dựa vào cách cầu nguyện chuẩn mực và các phương pháp quy củ hơn. Người ta dành sự chú ý chủ yếu cho việc quỷ ám. Vai trò của một người trừ tà thuộc về các giáo sĩ. Nghi lễ trừ tà quy củ trở thành lễ thức chính thống chỉ có thể được thực hiện bởi giáo sĩ lên người bị ám và dưới sự cho phép của giám mục. Các lễ trừ tà kín được thực hiện bởi mục sư và thành viên trong nhà thờ với đa dạng trường hợp quỷ ám, được cho phép bởi truyền thống giáo hội nhà thờ.
Đạo Tin Lành hoặc coi trọng hoặc loại bỏ việc trừ tà, một số, chẳng hạn như thần học Calvin, tin rằng nghi lễ này thuộc về buổi đầu của Cơ Đốc Giáo. Trừ tà vẫn