James Hervey Hyslop là một nhà triết học, tâm lý học, thầy giáo và giáo sư về lĩnh vực luân lý học, ông rất hứng thú với khái niệm thế giới sau cái chết, dần dần cho ra các nghiên cứu tốt nhất về trạng thái "quỷ nhập" và "quỷ ám" trong quỷ ám.
James Hervey Hyslop sinh ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1854, một thành viên sùng đạo của Giáo hội Presbyterians ở Xenia, Ohio. Cha mẹ kỳ vọng ông sẽ gia nhập Giáo hội, nhưng thay vào đó ông học triết học và và lĩnh vực tâm lý học mới nổi, ông nhận được bằng cử nhân về nghệ thuật vào năm 1877 ở Đại học Wooster, vùng Wooster, Ohio. Mặc dù ông có xuất thân là người sùng đạo, Hyslop lại giữ quan đểm nghi ngờ về quyền năng của Chúa trong thời gian ông vào đại học, và sau khi học hành một thời gian, ông quyết định phủ nhận Tân Ước.
Sau khi tốt nghiệp, Hyslop đã đến Đại học Leipzig, Đức, để học với Wilhelm Wundt, nhà sáng lập phòng thí nghiệm tâm lý học chính thức đầu tiên vào năm 1879. Tại Leipzig, ông gặp vợ tương lai của mình, bà Mary F.Hall, một học sinh tới từ Philadelphia. Hyslop đã trở lại Mỹ hai năm sau đó, bắt đầu giảng dạy lần đầu tiên tại đại học Smith ở Northampton, Massachusetts. Ông tiếp tục sự nghiệp học tập của mình tại đại học Johns Hopkins tại Baltimore, hoàn thành học vị tiến sĩ ngành tâm lý học vào năm 1887, và bắt đầu xuất bản một vài cuốn sách về logic, luân lý đạo đức, giáo dục, triết học. Từ năm 1889 tới 1902, ông là giáo sư ngành logic và luân lý học ở đại học Columbia tại thành phố New York. Giống như tầng lớp đàn ông tri thức vào thời điểm đó, Hyslop theo chủ nghĩa chiết trung, đồng thời nghiên cứu về địa chất và sinh học.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Ông không biết gì về lĩnh vực tâm linh cho đến năm 1886, khi một bài báo về "thần giao cách cảm" trên tờ Nation có được sự chú ý của ông. Bài báo bàn về một cậu bé đã nhìn thấy cha mình và đoàn ngựa của ông ta đi ngang một ngân hàng và rơi vào dòng nước cách đó 25 dặm. Hyslop cho rằng câu chuyện này là "một vài ảo giác tạo nên từ ký ức hoặc một lỗi trong việc xử lý thông tin." Ông viết vài lời gửi cho tác giả bài báo, và nhanh chóng nhận được phản hồi cho các câu hỏi của ông, thuyết phục ông rằng hiện tượng này có thể là sự thật.
Tại đại học Columbia, qua đồng nghiệp, ông quen biết với Hội nghiên cứu tâm linh học (SPR) ở Anh, và Hội nghiên cứu tâm linh học Hoa Kỳ (ASPR) (lần lượt được thành lập vào năm 1882 và 1885), ông cũng biết đến những nghiên cứu liên quan tới một nhà huyền học người Anh, Leonora Piper, được thực hiện bởi Richard Hodgson. Năm 1888, ông bắt đầu có những buổi nói chuyện với Piper. Vô cùng nghi hoặc, nhưng ông đã sửng sốt hi Piper nhắc lại một thông điệp riêng tư từ người cha quá cố của ông và từ nhiều người họ hàng thân thích khác. Vào lần gặp mặt thứ 12, ông bắt đầu tin rằng ông ta đã giao tiếp với các linh hồn quá cố trong gia đình mình.
Năm 1889, hội ASPR đã trở thành một chi nhánh của SPR vì lý do tài chính và tiếp tục hoạt động kể cả khi Hodgson đã qua đời năm 1905. Năm 1906, APSR được công nhận là một tổ chức độc lập, và Hyslop trở thành chủ tịch của nó, một vị trí ông đã giữ cho đến khi qua đời vào năm 1920.
Một trong các vụ việc nổi tiếng nhất của Hyslop là vụ quỷ ám của Thompson/ Gifford năm 1907, trong đó, thợ kim khí Frederic L. Thompson khẳng định rằng mình đã bị ám bởi một họa sĩ quá cố, có tên là R. Swain Gifford. Sau vụ Thompson/Gifford, Hyslop tiếp tục làm việc với rất nhiều nhà tâm linh, chủ yếu là với Minnie Soule, và duy trì hoạt động của hội ASPR. Ông cũng viết hầu hết các văn bản thuộc tổ chức này, cũng như các tạp chí và tựa báo.
Những vụ việc ngoài thực địa luôn hấp dẫn đối với Hyslop. Ông từng điều tra câu chuyện về S.Henry, một người đánh xe ở New Hersey bị hành hạ bởi linh hồn đã chết của vợ ông ta, có rất nhiều trải nghiệm tâm linh kinh hoàng. Henry miêu tả cảm giác có một thứ chất dịch lạ lẫm lấp đầy dạ dày mình, bắt anh ta phải thở theo những cách nhất định, và chất lỏng đó bơm lên não anh ta, khiến anh ta hóa điên. Anh ta cũng viết lại rằng bản thân có cảm giác có thể rời khỏi thể xác này bằng một lỗ hổng ở sau gáy mình. Hyslop đã không ghi nhận trải nghiệm của anh ta là một kiểu kundalini, thoát xác. Vào năm 1908, gần hai năm sau khi Hyslop gặp anh ta lần đầu tiên, Henry đã bắt đầu gặp nhiều ảo giác và dần dần phát điên. Hyslop đưa Henry tới hội ASPR
ở New York, ở đây ông đã thôi miên anh ta và khuyến khích anh ta quên đi những rắc rối hiện tại. Phương pháp đơn giản này lại hóa ra thành công. Vì không có các trải nghiệm thoát xác, nên Hyslop ghi nhận Henry là một trường hợp bị ma quỷ nhập.
Năm 1909, Hyslop gặp Etta De Camp, một bà đồng sống ở thành phố New York, đã theo nghề tâm linh từ khi bà còn nhỏ và sống ở Ohio. Bà là biên tập viên và người sửa bản in thử của tạp chí Broadway, chưa từng viết thứ gì ngoài thư từ cho đến năm 1908. Sau khi đọc các ghi chép về một buổi giao tiếp tâm linh thực hiện bởi W.T.Stead qua cách viết thấu thị, De Camp quyết định thử một lần. Bà kể lại rằng có một cảm giác râm ran ở tay mình, giống như bị sốc điện nhẹ, và sau hai hay ba ngày, bà bắt đầu viết không ngừng nghỉ.
De Camp còn trải qua những cơn đau đầu và đau tai khủng khiếp trong quãng thời gian này nếu như bà cố ngừng viết lách. Các liệu pháp hôn mê giúp bà thấy dễ chịu hơn, nhưng bà không muốn mất đi sự kiểm soát lý trí. Bản thảo bà viết hầu như chẳng có lý, bà than phiền với các hồn ma là nếu bọn họ không biết viết thì nên đưa ai đó có thể viết tốt hơn đến. Từ lúc đó, bản thảo bỗng nhiên mạch lạc dễ hiểu hơn. Người giao tiếp đầu tiên với bà gặp một người da đỏ, ông ta nghe và viết lại lời của hồn ma một nhà văn đã chết, muốn hoàn thành tác phẩm dở dang của mình.
Không lâu sau, chiếc bút chì của bà viết ra những dòng thông báo rằng Frank R. Stockton đã xuất hiện và muốn nói chuyện với bà. Bà từng phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu, nhưng sau khi hồn ma của Stockton kiểm soát bà thì cơn đau đã giảm đi. De Camp bắt đầu viết các mẩu truyện ngắn theo phong cách của Stockton, và bà đã cho những nhân viên của mình xem, trong đó có George Duysters – người giới thiệu bà cho Hyslop.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Stockton là một nhà văn nổi tiếng trong thế kỷ 19, thường viết các câu chuyện kỳ bí dành cho trẻ em. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "The Lady or the Tiger", cho đến nay vẫn còn được biết đến. Ông có văn phong khá dễ nhận biết, vô cùng hài hước và tếu táo, tình tiết trong tác phẩm thì quái dị. Duysters đã cho biên tập viên của tờ Harper xem những gì mà De Camp viết được, họ nhận thấy giọng văn này khá giống thực tế, chứ không phải giả mạo. De Camp cũng bắt đầu nghe thấy giọng nói của người cha quá cố.
De Camp tiếp tục viết bằng văn phong của Stockton, và Hyslop đã mất liên lạc với bà vào năm 1910 tới 1912 trong lúc ông bận rộn nghiên cứu nhiều vụ việc khác. Năm 1912, De Camp đã đứng trên bờ vực của sự suy sụp hoàn toàn, và Hyslop đồng ý có một buổi gặp mặt với bà, rốt cuộc đã nhận ra sự hiện diện của Stockton có ở đó. Sau nhiều buổi cầu hồn với bà đồng Soule, cả Stockton và Duysters – người mới qua đời không lâu trước đó, đã lộ diện, chứng minh cho Hyslop về sự tồn tại của ma nhập và thế giới sau cái chết. De Camp đã viết lại các trải nghiệm của bà trong cuốn The Return of Frank R. Stockton năm 1913, bao gồm cả các câu chuyện ngắn của Stockton. Sau một thời gian xuất bản và công bố sách, De Camp đã kết hôn và có gia đình ổn định với cuộc sống riêng, không còn nghe thấy Stockton nữa.
Vụ việc thứ ba liên quan tới một người phụ nữ tự nhận mình là Ida Ritchie, thật ra là Ida Marie Rogers. Rogers cho rằng mình đã giao tiếp với hồn ma của ca sĩ opera trứ danh Emma Abbott, chết năm 1891. Bản thân Rogers cũng là một ca sĩ mới vào nghê và đã có các thành tích đáng kể sau một thời gian dài tập luyện. Vào thời điểm cô liên lạc với Hyslop, Rogers nói rằng Emma Abbott, William James, mẹ quá cố của cô, và một nhà triết học-tâm lý học từ Harvard (đồng thời là bạn của Hyslop) đã nói chuyện với cô qua viết thấu thị. Sau vài buổi cầu hồn với Soule, Hyslop đã liên lạc được với Abbott và mẹ của Rogers. Cuộc trò chuyện của họ đã giải thích rằng các linh hồn này đang giúp đỡ Rogers trong sự nghiệp ca nhạc, nhưng cô chưa bao giờ thành một ngôi sao.
Vụ việc đáng nhớ và cũng là cuối cùng của Hyslop là cô bé Doris Fischer bị ma ám, bắt đầu vào năm 1914.
Năm 1919, Hyslop tin rằng sức khỏe của mình đang bị đe dọa bởi một linh hồn ông đã cố trục xuất trong một buổi cầu hồn ở Boston với Soule, và ông đã ốm bệnh trong nhiều tháng trời. Ông tin rằng sự tồn tại của linh hồn con người sau hi chết đã được chứng minh một cách khoa học, bác bỏ tất cả những ai nghi ngờ. Hyslop đã trải qua một cơn đột quỵ vào cuối năm 1919 và mất vào 17/7/1920.