“Oa!”
Tiếng
trẻ con gào khóc vang lên trong chốn sơn dã khiến đám chim bay tán loạn. Ở một
cái khe trong rừng cây, một con hổ trừng to mắt há cái miệng rộng khát máu vồ
tới đứa bé năm tuổi mặc hoa phục* phía trước.
*Y
phục thời Hán, không phải “hoa” trong “bông hoa”
Trong
lúc dầu sôi lửa bỏng, một hòn đá to bằng nắm tay đập vào đầu con hổ, động tác
này đã thu hút sự chú ý của nó nhưng lại không tạo ra uy hiếp, con hổ hung ác
trừng người trong khe. Là một nữ nhân vô cùng gầy yếu, y phục vải trắng vân
xanh, trong ánh sáng ngược, ánh mắt của nữ nhân ánh lên hàn khí khiến người ta
đặc biệt hoảng sợ.
“Cút.”
Nữ nhân
nhỏ giọng hét, con hổ vừa rồi còn khí thế hùng dũng, bây giờ giống như bị đánh,
rên rỉ một tiếng rồi cúp đuôi chạy mất.
Đứa trẻ
bị dọa vẫn đang khóc không ngừng, nữ nhân đến trước mặt nó ngồi xổm xuống, nàng
im lặng nhìn đứa trẻ hồi lâu, nghe đứa trẻ khóc đến sắp khản giọng, nàng chậm
chạp đưa tay lên vỗ nhẹ đầu nó, nàng vẫn luôn đạm mạc nhưng lúc này đầu ngón
tay lại run một cách kỳ lạ: “Đừng buồn, đừng khóc nữa.”
Lời an
ủi như vậy đương nhiên không có tác dụng, nàng nghĩ một hồi rồi lấy trong áo ra
mấy miếng thịt khô: “Đói rồi sao?”
Đứa trẻ
ngửi thấy thịt thơm mới từ từ ngừng khóc, đôi mắt mọng nước ngẩn ngơ nhìn miếng
thịt trong tay nữ nhân, nghiêm túc gật đầu: “Đói rồi.”
“Ăn đi.”
Đứa trẻ thật thà ngồi trên đất ăn miếng thịt khô, nữ nhân im lặng nhìn nó, sự
ấm áp dịu nhẹ trong mắt dần trở nên trong suốt, “Nhà cậu ở đâu? Sao lại một
mình ở đây?”
Đứa trẻ
vừa nhai thịt vừa ngoẹo đầu nghĩ hồi lâu rồi đáp: “Hiền vương phủ. Bà nội đi dâng
hương, chùa ở trên núi. Ta đuổi theo con bướm, bay bay rồi ra tới đây.” Đứa trẻ
nói năng lộn xộn nhưng lời nói cũng không khó lý giải. Nữ nhân hơi ngẩn ra, ánh
mắt rơi trên khóa Trường sinh đeo trước ngực nó, độc tử của Hiền vương. Trong
lòng nữ nhân thầm cười khổ, không ngờ kiếp này hắn lại đầu thai vào Hoàng gia.
“Ta đưa
cậu về.” Đứa trẻ mệt nhõng nhẽo nên không chịu đi, nàng nhìn nó một hồi, cuối
cùng thở dài khom xuống.
“Nào,
ta cõng cậu.”
Nàng
cứu được tiểu Thế tử mất tích hai ngày, Hiền vương hứa cho nàng một nguyện
vọng, nữ nhân nói: “Tôi tên Thanh Trụy, vào Kinh để tìm chồng. Bây giờ vẫn chưa
có chỗ dung thân ở Kinh thành, Hiền vương có thể cho tôi ở tạm trong phủ một
thời gian không?
Thỉnh
cầu vô cùng hợp lý, Hiền vương lập tức đồng ý với nàng.
Sau khi
Thanh Trụy ở lại trong Hiền vương phủ, tiểu Thế tử Văn Cảnh thường đến tìm
nàng, đối với nàng đặc biệt thân thiết. Đứa trẻ này chưa từng bám lấy ai như
vậy, người trong Vương phủ đều vô cùng kinh
ngạc. Nhưng điều khiến người ta
ngạc nhiên hơn đó là ba tháng sau, tiểu Thế tử đặt một bài thơ lên bàn Phụ
vương, Hiền vương sau khi xem xong vừa kinh ngạc vừa vui mừng, vội kéo Văn Cảnh
hỏi ai đã dạy nó.
Đứa trẻ
chắp tay sau lưng học đòi ra vẻ văn nhân nhã sĩ nói: “Là Thanh Trụy dạy, cô ấy
còn dạy con rất nhiều thứ, nhưng mà cô ấy nói sau này sẽ có phu tử khác, đến
lúc đó cô ấy sẽ không dạy con nữa. Phụ vương, có thể cho Thanh Trụy làm phu tử
của con không, cô ấy dạy tốt lắm.”
Có thể
đề ra bài thơ thế này đương nhiên là tốt vô cùng. Hiền vương vuốt râu gật đầu
đồng ý.
Có được
đáp án mình muốn, bộ dạng ra vẻ người lớn của Văn Cảnh lập tức bị sụp đổ, nó ôm
Hiền vương một cái thật mạnh, vừa cười vừa la chạy đi: “Thanh Trụy! Thanh Trụy!
Cô được làm phu tử của ta rồi!”
Hiền
vương lắc đầu: “Tiểu tử này, được phu tử chứ có phải nương tử đâu, tưởng bở!”
Văn
Cảnh dọc đường vui thích kêu la vào tận Đào uyển Thanh Trụy ở, sà đầu vào lòng
Thanh Trụy, chà chà một hồi rồi mới ngẩng đầu lên, ánh mắt sáng rực nhìn nàng.
Thanh Trụy cong môi cười nhạt: “Vậy hôm nay cậu coi như đã bái ta làm sư rồi,
làm môn hạ của ta phải lấy một pháp hiệu.”
Văn
Cảnh dẩu môi không hiểu: “Chẳng phải hòa thượng mới lấy pháp hiệu sao?”
Thanh
Trụy chớp mắt, im lặng một hồi: “Vậy chúng ta lấy đạo hiệu nhé.”
Chẳng
phải đạo sĩ mới lấy đạo hiệu sao… Văn Cảnh lại nhìn Thanh Trụy cười rực rỡ:
“Thanh Trụy nói thế nào thì làm thế ấy.”
Thanh
Trụy sờ đầu nó cười nhẹ: “Gọi là Diệp Khuynh An được không?” Giọng nàng trầm
xuống, ẩn chứa sự bất an, giống như bóng đêm luôn được ẩn giấu sau ánh sáng mặt
trời vậy, mai phục trong đáy lòng nàng không cách nào tiêu trừ, “Sau này ta là
sư phụ của con, gọi con là Khuynh An, được không?”
Văn
Cảnh chẳng hiểu gì cả, nó chỉ cười tươi rói lớn tiếng đồng ý: “Được!”