Bán Yêu Tư Đằng

Quyển 8 - Chương 4


trước sau

Hơn bốn giờ sáng Tư Đằng mới tỉnh lại, thấy Tần Phóng đang gục bên giường mơ mơ màng màng, tay vẫn còn nắm chặt điện thoại. Cô vừa cảm thấy kỳ quái vừa buồn phiền vô cớ: Hậu duệ của Bạch Anh và Thiệu Diễm Khoan mà lại đang tận tâm tận lực chăm sóc cho mình ư?

Cô lay lay Tần Phóng, anh choàng tỉnh, ban đầu còn tâm trí còn mông lung không biết đang ở đâu, ngay sau đó nhận thấy Tư Đằng mệt mỏi gượng người dậy bèn nói: "Vẫn còn khó chịu lắm à?"

Ở bên cô khá lâu, Tần Phóng đã đại khái hiểu đượclúc này chắc là cô muốn vào trong đất để điều dưỡng, anh đưa tay định dìu cô, nhưng thấy cô còn chưa suy yếu đến mức không đi nổi nên lại do dự rồi rút tay về. Lúc Tư Đằng đi ra đến cửa thì chợt nói: "Tần Phóng, hai ngày nay cậu hãy trở về nhà cũ một chuyến, lấy bức tranh treo trên tường kia mang đến đây."

Tần Phóng ừ một tiếng: "Biết rồi."

Tư Đằng hơi bất ngờ: "Cậu biết?”

"Biết chứ."

Tư Đằng chỉ cười không nói gì nữa, hai người cùng đi ra vườn, lúc này mới phát hiện Nhan Phúc Thụy vẫn chưa ngủ, đang cau mày ngồi bên cạnh bàn đá, khi thì lắc đầu, khi thì như tỉnh ngộ, nhập tâm đến mức ngay cả Tư Đằng và Tần Phóng đến gần cũng khôngphát hiện ra.

Tần Phóng hắng giọng, hỏi ông: "Cái xẻng đâu rồi?"

Nhan Phúc Thụy lại trả lời một câu chẳng ăn nhập gì: "Tiểu thư Tư Đằng, tôi nghĩ ra rồi!" Vẻ mặt ông phấn chấn, "Tiểu thư Tư Đằng, không phải cô nói Bạch Anh không có chôn ở trên núi sao. Tôi đã nghĩ thật lâu, cho rằng điều tôi nghĩ ra được rất có lý."

Thật hiếm có, Nhan Phúc Thụy cũng bắt đầu biết suy nghĩ cơ đấy. Có lẽ do quá mệt mỏi, Tư Đằng không hề tỏ vẻ gì: "Ông nghĩ ra được gì?"

"Rõ ràng không ở tháp Lôi Phong nhưng tại sao cả bức tranh và bài thơ để lại đều chỉ ra là ở tháp Lôi Phong? Tôi cảm thấy đây thực chất chỉ làcái vỏ bề ngoài, là thủ thuật che mắt,giấu giếm người khác thôi."

Tần Phóng bất giác thay đổi cách nhìn với Nhan Phúc Thụy, ngay cả Tư Đằng cũng có một tia kinh ngạc vụt lướt qua trong mắt.

"Tôi cho rằng chúng ta phải lần theo truyền thuyết về Bạch Tố Trinh ấy.Khi nói đến tháp Lôi Phong thì mọi người sẽ nghĩ đến ai? Tất nhiên là Pháp Hải! Mà Pháp Hải ở đâu? Kim Sơn Tự! Cho nên, rõ ràng nói tháp Lôi Phong nhưng thật ra thì đang ám chỉ Kim Sơn Tự..."

Thoắt cái mặt Tư Đằng sa sầm xuống, Tần Phóng lập tức ngắt lời Nhan Phúc Thụy: "Cái xẻng đâu?"

Nhan Phúc Thụy đang cao hứng chém gió bỗng bị cắt đứt, nhất thời thấy khó chịu, một lúc sau mới lắp bắp: "Xẻng... xẻng làm mất ở khu thắng cảnh rồi..."

***

Cuối cùng, Nhan Phúc Thụy lại giống y như kẻ cắp, leo tường qua vườn hoa bên cạnh để lấy xẻng sang, làm tất cả mọi việc xong xuôi thì trời đã mờ sáng. Nhan Phúc Thụy bất an, dáo dác ngó xung quanh, chỉ sợ bị người khác trông thấy. Tần Phóng lại chê ông làm quá mọi chuyện lên, Nhan Phúc Thụy thấy rất ấm ức: "Này, là cậu đang đào hố chôn sống người ta đấy! Lỡ như có người thấy được sẽ cho rằng chúng ta giết người cho mà xem."

Ông đang thao thao bất tuyệt lại chợt nhớ đến suy luận kia của mình: "Kim Sơn Tự chẳng lẽ không đúng hả? Nếu không tìm được ở tháp Lôi Phong thì rất có thể là ở Kim Sơn Tự mà."

Nhan Phúc Thụy lải nhải mãi khiến cho Tần Phóng thấy đau cả đầu, anh ngồi xuống bên cạnh bàn đá: "Bạch Anh ủy thác cho Tần Lai Phúc chôn cất xương cốt của mình, Tần Lai Phúc rõ ràng là người Hàng Châu, Kim Sơn Tự thì lại ở Trấn Giang. Tần Lai Phúc ở Hàng Châu còn có thể coi là người ngoại tỉnh, cuộc sống nơi này còn chưa thuộc hết, sao lại phải mò đến tận Kim Sơn Tự để chôn cất hả?"

Nhan Phúc Thụy vẫn thấy không phục lắm: "Vậy Giả Tam thì sao? Giả Tam ở Nang Khiêm thực ra cũng chỉ là người ngoại lai mà.”

Tần Phóng nổi nóng: "Nang Khiêm không giống với phía Đông. Nang Khiêm rất hẻo lánh, nơi chôn cất Tư Đằng lại là đáy vực không ai buồn đặt chân đến. Nếu không phải xe tôi vô tình bị rơi xuống núi, hoàn toàn sẽ không có chuyện sai lầm kia xảy ra. Bạch Anh vốn sống ở Tam Giác Trường Giang (1), năm đó vùng này bị chiến tranh tàn phá, rất nhiều nơi đã bị bom đạn oanh tạc. Cô ta là người cẩn thận như vậy sao lại đặt hài cốt ở nơi mà người đến đông đúc như tháp Lôi Phong hay Kim Sơn tự được chứ? Cho dù là chôn dưới lòng đất đi nữa, không phải chỉ một quả bom là bị nổ văng hết cả ra ngoài hay sao?"

(1) Khu tam giác Trường Giang bao gồm thành phố Thượng Hải, tỉnh Giang Tô và tỉnh Chiết Giang.

Nhan Phúc Thụy ngỡ ngàng: "Vậy... vậy đặt ở đâu được?"

Tần Phóng nghiêm mặt: "Ở gần tháp Lôi Phong, ông nói thử xem ở đâu?"

Nhan Phúc Thụy thấy lạ, bàn tay che ngang lên chân mày, nương theo ánh bình minh nhìn về phía tháp Lôi Phong mờ trong sương sớm ở nơi xa kia. Dường như còn sợ tầm nhìn không đủ, ông đứng hẳn lên ghế nhìn ra xung quanh tháp, lẩm bẩm: "Gần đó à... Trên núi không có, trong tháp cũng không có, trên trời không có, dưới nước cũng..."

Tim đột ngột giật thót lên một cái, ông bò xuống ghế bằng cả tay lẫn chân, lắp bắp: " Dưới… dưới nước á?"

Trong lòng Tần Phóng khẽ thở phào nhẹ nhõm. Vào tìnhcảnh lúc ấy, để dưới nước quả thật là an bài tốt nhất. Từ xưa đến nay, bên Tây Hồ dù chiến tranh liên miên, nhà cửa cư dân mấy phen thành phế tích, nhưng chưa ai từng nghe nói, có khi nào nước Tây Hồ bị rút cạn đi cả.

Bức họa treo trong phòng của ông cố Tần Lai Phúc, nếu thật sự là từ tay của Bạch Anh mà ra, như vậy nó có ý nghĩa vô cùng sâu xa. Thời đấy bên Tây Hồ không hề có tháp Lôi Phong nào, làm như thế cũng chứng tỏ trong khắp thiên hạ đấy chính là nơi chôn cất độc nhất vô nhị.

"Tuyết trắng mù mịt, cảnh tượng hoang tàn.

Hoàng hôn soi bóng nước, xương phơi trên đỉnh."

Khi đó là thời điểm đầu đông, bên Tây Hồ tuyết đã rơi lất phất. Ánh tà dương ngả vềtây, nước chảy xuôi dòng, bóng tháp to lớn in trên mặt hồ. Trong hàng vạn hàng nghìn tọa tiêu, Bạch Anh đã chọn đúng điểm này.Đó chính là bóng của đỉnh tháp Lôi Phong kia.Nếu xét theo góc độ thì phải biết tháp Lôi Phong trên bờ kia cao bao nhiêu? Vị trí hình học tương ứng ra sao?

Đúng ra thì bức tranh kia cũng không phải tả thực. Thực tế phía sau tháp Lôi Phong còn có đường núi chạy nhấp nhô. Mà trong bức tranh của ông cố theo ấn tượng của Tần Phóng thìxung quanh tháp Lôi Phong lại trống hơ trống hoác, cả dòng sông chia cắtbố cục bức tranh ra làm hai. Nói cách khác, tuy thơ nói rằng "hoàng hôn soi bóng nước" nhưng vị trí thật sự mà bức tranh mô tả cũng hoàn toàn không phải là trên núi Tịch Chiếu.

May mà Bạch Anh thông minh còn để lại một tấm ảnh khác, là ảnh gia đình Tần Lai Phúc chụp trước cây cầu gãy, điều này đã giúp khoanh vùng được phạm vi du hồ của họ.

Trong những di vật ông cố để lại, ngoại trừ quyển nhật ký ghi chép khi rảnh rỗi, chỉ có hai thứ là nhắc về Bạch Anh. Một bức tranh và một tấm ảnh, tưởng như ngẫu nhiên nhưng bây giờ xem lại, có lẽ là có thâm ý khác. Tư Đằng bảo anh về nhà cũ lấy bức họa, vậy thì xem ra cô cũng đã nghĩ đến điểm này rồi.

***

Trời dần sáng rõ, Nhan Phúc Thụy như vừa nghe phải thiên thư sấm truyền, vốn trước đấy còn định bàn luận thêm về sự tích Pháp Hải hấp hối ở Kim Sơn Tự, lúc này chỉ có thể sững sờ thốt ra mộttiếng: "Ồ!"

Dường như trong vở kịch này Nhan Phúc Thụy đã bị mất vai diễn, chiếc lá vàng trên cây chao nghiêng rơi xuống, sượt qua chóp mũi ông, rồi mới lại phiêu diêu đáp xuống mặt bàn. Ông bỗng có cảm giác quạnh hiu,
buột miệng nói: "Mùa thu đến rồi."

Tần Phóng đáp: "Ừ."

Cuối cuộc đối thoại, hai người quay sang nhìn nhau một cách kỳ lạ, sau đó thì gần như là đồng thời nhảy dựng lên. Xuân về hoa nở, ngày hè mới chớm, đây chính là lúc cây cối xanh ngát, sao lại là mùa thu gì được?

Tần Phóng ngẩng đầu, thấy lá trên cây đều đã úa tàn, lay động lao xao trong gió sớm. Nhìn khắp xung quanh mình, trong lòng anh chợt kêu khổ không thôi. Không chỉ là khu khách sạn họ ở, mà những vùng lân cận, hay xa hơn một chút, thậm chí là cây xanh ở hai bên đường đều gần như héo vàng chỉ trong chớp mắt. Mấy loại cây cỏ được trồng trong chậu đều bình thường, nhưng những cây sống trực tiếp cắm rễ xuống đất thì toàn bộ đều bị héo úa chết rũ. Cứ như thể trong lúc hai người đang nói chuyện với nhau thì cảnh vật xung quanh đã gặp phải một cuộc tàn sát trong thầm lặng.

Nhan Phúc Thụy chạy racổng, mấy phút sau lạihổn hển chạy về, khoa tay múa chân tả cho Tần phóng: "Trong phạm vi 200... 300m, cả đám cây cối đều héo tàn, chết như rạ ấy. Xa hơn nữa thì còn bình thường, nhưng lấy chỗ chúng ta làm tâm thì...Việc này..."

Nói đến đây, bỗng nhiên ông dè dặt hạ giọng xuống: "… không phải là có liên quan đến tiểu thư Tư Đằng đấy chứ?"

Tần Phóng bất đắc dĩ hỏi ngược lại: "Ông nghĩ sao?"

***

Lúc Tần Phóng lái xe rời đi, thấy hai bên đường đã tập trung không ít người hiếu kì đang vội vàng chụp ảnh rồi xì xào với nhau. Qua kính chiếu hậu, anh thấy bóng dáng Nhan Phúc Thụy đang nơm nớp lo sợ đứng ở cửa khách sạn càng ngày càng xa. Khi đưa Tần Phóng ra xe, ông đã dặn dò ít nhất ba lần với vẻ mặt của kẻ có tật giật mình: "Tần Phóng, cậu mau mau quay trở lại đấy, nếu không cảnh sát mà đến hỏi thì tôi không biết phải nói thế nào cả."

Tần Phóng dở khóc dở cười, anh không cho rằng chuyện cây cối héo rũ sẽ kinh động đến cả cảnh sát. Mà cho dù là kinh động đến thật đi nữa, cũng chả ai buồn tra đến chỗ ông đâu.

Nhà cũ vẫn như lúc ban đầu. Bức tranh treo trên tường kia, lúc trước anh xem chỉ thấy lối vẽ vụng về, tài nghệ bình thường, bây giờ xem lại thì trong lòng càng thêm lạnh lẽo. Tần Phóng cẩn thận cuộn bức tranh lại, nhân tiện cũng lấy quyển nhật ký của ông cố theo.

Khi trở về đã là buổi chiều, Tần Phóng không về thẳng khách sạn mà lái xe vòng quanh Tây Hồ. Đỗ xe lại, một mình anh đi dạo bên hồ thật lâu. Cả đoạn đường này có lúc yên tĩnh, có khi náo nhiệt, anh ngồi xuống một chiếc ghế ngắm cảnh bên hồ, từ từ giở quyển nhật ký ra xem.

Rất nhiều câu chữ giờ đọc lại thấy thổn thức khôn nguôi. Ví dụ như chuyện ông cố đi dự tiệc trăm ngày của đứa bé con một người đồng hương, niềm hâm mộ toát ra từng câu chữ, là vì khi đó bà cố mãi vẫn chưa có con ư? Lại ví dụ viếtvề hồi ông nội còn bé, rất bướng bỉnh, ông cố tức giận muốn trách phạt nhưng "nhiều lần do dự", "không nỡ xuống tay", là vì rốt cuộc không phải ruột thịt, nên trong lòng còn có sự kiêng dè sao?

...

Chật vật đọc hết thì trời đã ngả hoàng hôn, ánh chiều tà ấm áp soi lên người làm cho anh thư thái. Tần Phóng tựa hẳn lưng vào ghế, nhắm mắt nghỉ ngơi. Tiếng người nói dần dần tĩnh lặng, thỉnh thoảng có thuyền trôi qua, tiếng mái chèo khua nước róc rách.

"Ông chủ Tần, ông chủ Tần!"

Tiếng gọi dồn dập bỗng vang lên, Tần Phóng giật mình tỉnh lại, lúc này mới phát hiện xung quanh trời đã tối đen.

Giọng người kia vẫn còn tiếp tục gọi: "Ông chủ Tần, ông chủ Tần!"

Tần Phóng ngồi thẳng dậy, chần chờ rồi đi xuống bậc thang. Tây Hồ vào đêm có cảm giác lạnh lẽo rờn rợn, tối nay thật lạ, thậm chí ngay cả đèn trang trí cũng không thấy bật sáng.

Tiếng bước chân lạchbạch vang lên, có một người đàn ông hơi béo đội mũ da, khoác một chiếc áo ngoài màu đen cũ kỹ, khiêng theo một chiếc rương vội vàng đi đến gần. Mà ngay bên dưới bờ sông đang neo một chiếc thuyền có mui. Có lẽ trời mới mưa nên nhìn mui thuyền đen nhánh bóng loáng, người cầm lái giơ chiếc đèn bão nhỏ lên, ló đầu í ới: "Ông chủ Tần, ông chủ Tần!"

Tim Tần Phóng đập loạn thình thịch, anh nhấc chân đi lên boong thuyền, chiếc thuyền nhỏ chìm xuống theo quán tính. Không đúng, không phải là vì anh, mà là vì Tần Lai Phúc vừa vén vạt áo ngoài, vịn tay người cầm lái bước xuống. Trời lạnh thế này mà toàn thân Tần Lai Phúc nóng hừng hực, thuận tay cởi chiếc mũ da xuống quạt gió, vừa quạt vừa hỏi người lái thuyền: "Người đâu? Tìm được chưa?"

Trong mui thuyền có hai người ló đầu ra, người lái thuyền nói: "Ông chủ Tần, tôi làm việc thì ông cứ yên tâm. Hai người này giỏi bơi lặn nhất, có điều họ không muốn lấy tiền giấy, mà lấy tiền đúc bằng bạc."

Thuyền lắc lư đi đến giữa Tây Hồ, dòng nước tối đen theo mái chèokhua động mà hiện lên ánh bạc lấp lánh. Tần Lai Phúc ôm chiếc rương gỗ kia ngồi trên con thuyền ba lá, nói: "Đã chuẩn bị đồng bạc mệnh giá to hết cả rồi."

Cũng không biết qua bao lâu, chiếc thuyền dừng lại, người lái thuyền khẽ nói: "Là chỗ này, không sai đâu."

Hai người kia cởi áo bông bên ngoài xuống, lộ ra bộ đồ ngắn bó sát, lại ném một chiếc neo sắt nối liền với dây xích lớn từ trong thuyền ra, thả xuống nước dọc theo mép thuyền. Dây xích sắt va chạm với thân thuyền kêu loảng xoảng, người lái thuyền khoanh tay nhìn xung quanh: "Sâu nhể!"

Vừa nói đến đấy, chiếc neo sắt đã nhanh chóng chạm đáy hồ. Hai người kia phun nước bọt vào lòng bàn tay rồi chà xát, một người ôm rương gỗ, một người khác cầm xẻng, lần lượt theo dây xích lặn sâu xuống nước. Người lái thuyền dặn dò: "Phải nhanh lên đấy, động tác nhanh một chút!"

Hai người rất nhanh đãmất hút, vòng sóng cuối cùng tan đi trên mặt nước. Người lái thuyền ngồi trên thuyền với Tần Lai Phúc, nhét thuốc lá vào ống tẩu: "Ông yên tâm đi, hai người này lặn giỏi lắm, ở bên dưới có thể..."

Lời còn chưa dứt, dây xích sắt bỗng rung lắc kịch liệt, bề mặt nướcnổi lên một bong bóng khổng lồ, sóng hồ vỗ mạnh vào mạn thuyền. Người lái thuyền và Tần Lai Phúc bị hất ngã vào trong khoang. Tần Phóng đứng không vững, ngã khỏi thuyền rơi vào trong nước. Khoảnh khắc ấy anh nghe thấy người lái thuyền gào lên: "Chuyện gì đã xảy ra... Chuyện gì đã xảy ra thế này...!!!"

...

Tần Phóng choàng mở mắt ra, ánh tà dương đang ửng sáng lên nơi viền núi, phong cảnh trên bờ và bóng soi dưới mặt nước lấp lánh sáng chói, chính là thời điểm "Hoàng hôn soi bóng nước" kia.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện