Do nhà mới có tang nên Hoắc gia không làm lễ cưới mà chỉ hoàn thành những thủ tục và nghi thức cần thiết.
Khả Ni hiểu nên cô cũng không phàn nàn gì, Hoắc Long thì thấy áy náy tự nhủ sẽ bù đắp cho cô quãng đời vợ chồng sau này.
Hoắc phu nhân trao cho Khả Ni chiếc nhẫn chủ mẫu đã theo bà nửa đời người.
Lần đầu tiên trong đời Khả Ni được sờ tận tay, nhìn tận mắt kim cương đen.
Đây là loại kim cương đen tự nhiên được hình thành ở vụ nổ sao băng và rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch, có ý nghĩa như báu vật của trời.
Vì vậy Khả Ni cảm nhận nó không quá tinh khiết và bóng loáng như các loại kim cương trên trang sức cô thường thấy.
Nhưng màu đen lại cảm thấy rất huyền bí và hợp với hắc bang hơn.
Không phải ngẫu nhiên Hoắc Liên Bang dùng kim cương đen để làm tín vật như vậy.
Nó có ý nghĩa phong thủy rất lớn và tâm linh.
Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại thì kim cương đen là đại diện của mặt trời, lòng dũng cảm và sự thật.
Ở người Hy Lạp cổ họ cũng tôn vinh kim cương đen như một vật phẩm thần thánh để đem lại may mắn và bình an cho người sử dụng.
Tại Châu Âu vào thời Trung cổ thì kim cương đen được coi là thần dược chữa bệnh.
Họ có niềm tin vào việc khi đeo kim cương đen sẽ có thể được bảo vệ trước những thế lực xấu và họ sẽ được bảo vệ bình an trước mọi sóng gió.
Trong phong thuỷ, kim cương đen còn là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng.
Điều này cũng thể hiện sức mạnh, quyền uy và niềm kiêu hãnh của những bậc đế vương.
Ngoài ra thì đây cũng là vật phong thủy đem tới nguồn năng lượng tích cực để người sử dụng nó may mắn, thành công trong việc kinh doanh, buôn bán.
Cô thận trọng để Hoắc Long đeo vào ngón giữa cho mình.
Còn anh được giao cho một con dấu của Hoắc Liên Bang.
Tất cả mọi văn kiện, tài liệu, giấy tờ được đóng dấu này sẽ là chính thức và được giới hắc bang công nhận.
Do Hoắc gia mới có tang, hai người thì vừa tân hôn nên Hoắc phu nhân không muốn họ ở lại.
Ngồi trên xe trở về biệt thự, Khả Ni ngắm nghía chiếc nhẫn rất lâu.
- Không