Tác giả: Thu Nguyệt Dao
Lời tác giả: Chắc là tôi thoát không khỏi cái văn phong cà giật cà tưng này quá (゜ロ゜)
Ngọc Đỉnh chân nhân là ai nhỉ? Có thể nói là trong Tam giới không người không biết, không người không hiểu.
Dù sao thì chỉ cần là đệ tử đời thứ hai của Xiển giáo, bất kì ai cũng đều được các Tán Tiên ghi tạc trong lòng.
Không phải tại chân nhân đâu, chỉ vì Xiển giáo quá bênh vực người mình, nói khó nghe là đám thối tha không biết xấu hổ.
Ví dụ như hôm nào đó ngươi thử ức hiếp một đệ tử Xiển giáo, hôm sau hắn nhất định sẽ dẫn theo sư huynh đệ của hắn, thậm chí sư thúc sư bá quay lại tìm ngươi tính sổ.
Không hề biết liêm sỉ là cái chi, xa luân chiến hay quần ẩu gì bọn họ cũng chơi tất.
(1)
(1.
Xa luân chiến: Phân tán binh lực, phe ta thay phiên nhau tác chiến, khiến kẻ địch mệt mỏi về cả thể lực lẫn trí lực, sau đó tiêu diệt.
Quần ẩu: đánh hội đồng:)))
Dựa theo lời Nguyên Thủy Thiên Tôn, chính là—— chỉ cần chúng ta không biết xấu hổ, sẽ không có ai ăn hiếp được Xiển giáo.
Cho nên trong mắt người ngoài, Xiển giáo giống như một tổ ong vò vẽ, nhưng so sánh này lại không phù hợp cho lắm.
Dù sao thì ong vò vẽ chọc nó nó mới trả thù lại, còn Xiển giáo bọn họ á, có chuyện thì không sợ, không có chuyện thì kiếm chuyện cho đỡ chán, bị họ tìm gây sự rồi thì có mà chạy mọi nẻo đường.
Tình hình cụ thể mời tham khảo Thạch Cơ nương nương.
Thế này không khỏi khiến người kiêng kị.
Cho nên trên đường gặp được bất kì một ai, mặc kệ nhìn thuận mắt hay không thuận mắt, trước tiên cứ báo tên tuổi cho chắc ăn, lỡ chẳng may bị Xiển giáo tìm tới tận cửa, mạng nhỏ đi tong.
Cũng may đệ tử Xiển giáo không quá khó nhận biết, nếu gặp phải một kẻ chỉ nói lời phật ý hắn đã rút đao, vậy có tám phần là.....
Nhưng Ngọc Đỉnh chân nhân ngoài thân phận đệ tử đời thứ hai của Xiển giáo, những chuyện khác lại không ai biết.
Y cao hay thấp? Mập hay ốm? Bề ngoài là tóc trắng như lông hạc, mặt hồng tựa trẻ con (hạc phát đồng nhan) hay như một đứa nhóc tóc để chỏm trái đào? Những câu hỏi này không ai trả lời được, có người nói y pháp lực cử thế vô song, chưa có ai đáng để y ra tay, lại có kẻ nói y uổng phí tên tuổi đệ tử đời thứ hai, tay không thể gánh vai không thể kháng, chẳng qua hơn người thường ở chỗ là người tu đạo, cho nên mới tránh không xuất hiện.
Những kẻ này dòm ngó bàn tán bình phẩm đối với Xiển giáo mãi đến khi người tu đạo thành tiên thành thần thành lập Thiên Đình, những người còn lại lập nên động Thiên phúc Địa quy ẩn rừng sâu, dần dần biến mất trong mắt phàm nhân, vẫn chưa có đáp án chính xác.
Với người Xiển giáo mà nói, không cần thiết