Mấy ngày hôm sau, không thấy Trí Bảo quấy rối Bảo Trâm nữa. Cô thở phào nhẹ nhõm, nghĩ chắc là hắn bỏ cuộc hoặc có đối tượng mới cần cua rồi. Vào trường hay ở ngoài đường, hai người có gặp cũng vờ như không quen biết. Bảo Trâm thì vui tươi hớn hở, nhưng Trí Bảo thì đau lòng khôn kể đấy. Hắn chỉ là không muốn cô ghét hắn thêm thôi. Nếu làm người xa lạ mà khiến cô không còn phản cảm, thì hắn cũng chịu làm người xa lạ. Nhưng cô biết đâu rằng, khi cô vừa khuất dáng thì hắn đã quay đầu nhìn lại rất lâu, dường như muốn tìm lại dư âm bóng hình nào đó.
Bổng một hôm, Bảo Trâm nhận được một món quà, không ghi tên người gửi và địa chỉ gửi, chỉ ghi tên người nhận là cô và mẹ cùng địa chỉ nhà cô. Cô và mẹ đều ngạc nhiên, không biết ai lại gửi quà cho cô và mẹ? Khi mở lớp bọc bên ngoài ra, thì bên trong lại có rất nhiều lớp bọc khác. Cô ráng mở đến lớp giấy cuối cùng thì có một con gấu bông nhỏ, kèm một phong bì ghi là gửi Huỳnh Bảo Trâm và bà Nguyễn Thị Lệ. Cô mở phong bì ra thì thấy một số tiền là 20 triệu đồng.
Cô và mẹ nhìn nhau vô cùng kinh ngạc, mẹ cô chợt nghĩ ra điều gì nói.
- Không lẽ ba con...
Bảo Trâm vội lắc đầu,
- Không phải ông ta. Tiền ông ta lo cho mẹ con con đàn bà đó còn không đủ lấy đâu mà gửi cho chúng ta. Thậm chí tiền trợ cấp nuôi con ổng còn không gửi, từ lúc ly hôn tới giờ ổng còn không ghé thăm mẹ con mình, lấy đâu một lần gửi số tiền nhiều như vậy.
Sở dĩ cô dám khẳng định không phải ba cô, là bởi vì kiếp trước cô không hề có người gửi số tiền này. Nếu là ông ta, thì kiếp trước hẳn phải có. Mẹ cũng đâu có vất vả nhiều như vậy. Kiếp trước, đến lúc mẹ mất cũng không thấy mặt ông ta, thậm chí đến khi cô lấy chồng, ông ta cũng không xuất hiện. Mặc dù cô đã cho ông ta biết tin, cô nghĩ dù sao cũng là ba cô, người đã tạo ra cô. Nhưng khi nghe đến cô, ông ta vờ như cũng chẳng nhớ nổi ông ta có đứa con này. Thật đúng là khốn nạn! Cô hận ông ta, hận đến tận xương tủy. Kiếp này cô sẽ xem như mình không có cha.
Mẹ cô nghe cũng có lý, không thể tin ông ta lại gửi tiền cho mẹ con cô được. Có lúc mẹ cũng gọi điện thoại cho ông ta yêu cầu trợ cấp cho con gái nhưng ông ta lại mắn mẹ nói, ông ta không có con gái nên không phải trợ cấp gì cả, tiền ông chỉ dành nuôi con trai thôi. Mẹ cũng muốn kiện ông ta lắm, nhưng mệt mỏi quá, kiện hoài cũng đâu kết quả gì đâu. Người đàn ông đó, mẹ xem như chưa từng có. Bảo Trâm xem như mẹ cũng lấy bậy mà sinh.
Nhưng rốt cuộc là ai đã gửi số tiền này cho Bảo Trâm? Thật khó hiểu. Từ lúc trọng sinh đến giờ cô cũng đâu có cứu ai hay giúp đỡ ai đâu. Sao lại có số tiền này được chứ? Cũng không phải là gửi nhầm. Cô thật sự nghĩ không ra. Mà thôi! Nếu nghĩ không ra thì không nghĩ nữa, nếu là cố ý giúp đỡ thì sớm hay muộn cũng ra mặt thôi.
Nhưng mà làm gì với số tiền này đây? Cô chợt nhớ trong người mẹ có bệnh, nhưng hiện tại chưa phát ra. Kiếp trước, vì phát hiện quá muộn nên dù có chữa thế nào nó cũng di căn và mẹ đã mất. Cô bèn nói.
- Mẹ! Hay là mẹ đi khám sức khỏe thử coi trong người có bệnh gì không? Để còn điều trị kịp thời. Người ta nói mỗi người phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần đó. Con thì đã có nhà trường tổ chức khám rồi. Còn mẹ con có thấy bao giờ mẹ đi khám đâu. Bệnh mẹ chỉ mua thuốc ngoài nhà thuốc tây uống không hà. Như vậy không tốt đâu.
Ban đầu mẹ cô không chịu, sau cô nài nỉ mãi mẹ mới đồng ý. Cô muốn xin nghỉ một ngày đưa mẹ đi nhưng mẹ không chịu. Kết quả, cô nói vậy khi nào cô về mẹ phải đưa kết quả xét nghiệm cho cô coi. Cái này thì mẹ hết cớ trốn tránh rồi, đành chịu đi khám.
Hôm sau, khi cô đi học về thì lập tức đòi mẹ cho coi kết quả. Và đúng là phát hiện mẹ cô có tế bào ung thư cổ tử cung đang phát triển. Cô mới biết, hóa ra mẹ đã bị bệnh từ sớm nhưng vì lo cho cô nên mẹ cố chịu đựng đến khi phát bệnh ra thì đã không còn cứu kịp. Cô cố nén nước mắt, nói với mẹ phải cố gắng điều trị đến khi nào hết thì thôi.
Nhưng mà nghề của mẹ cô thì luôn tiếp xúc với nước, quần áo sẽ luôn bị ẩm. Chắc phải tìm việc khác làm thôi. Nhưng mẹ cô không đồng ý, việc này tuy vất vả nhưng một ngày nếu có người kêu dọn vệ sinh, cũng kiếm được hai đến ba trăm ngàn chứ đâu ít. Tuổi của mẹ vào công ty làm người ta cũng không nhận. Cũng chỉ có vào làm lao công hoặc nấu cơm thôi. Nhưng cũng là phải tiếp xúc thường xuyên với nước hà. Ài... thật khó khăn, phải làm sao đây nhỉ?
Cô đang suy nghĩ không biết nên tìm việc gì cho mẹ làm, thì mẹ cô đã lên tiếng nói.
- Đừng nghĩ nữa, nghề nào cũng có cái cực riêng của nó thôi. Quan trọng là mình biết giữ gìn là được. Mẹ cũng đã trình bày với bác sĩ rồi. Bác sĩ cũng đã chỉ cách cho mẹ làm thế nào.
Rồi bà thở dài nói tiếp.
- Mẹ định làm vài năm nữa gom góp đủ tiền, sẽ bán căn