BỆNH TÙNG KHẨU NHẬPNếu muốn không bị bệnhTrong tâm phải thanh tịnhChúng sinh đều có tìnhQuý mạng, phải hộ sinhLý nữ sĩ từ Đài Loan sang, thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp:– Mẹ chồng con thân không có bệnh gì, chỉ là mỗi khi ra cửa đi chưa được trăm mét, thì hai cổ chân cảm thấy rất thốn đau, phải ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp được.
Vì vậy bà đã đi khắp các bệnh viện Đài Loan lẫn Mỹ quốc để chẩn trị mà tìm không ra bệnh, xin Sư phụ khai thị.– Mẹ ngươi rất ưa ăn giò heo hầm phải không?– Dạ đúng, thưa Sư phụ.
Ngài làm sao mà biết được? Mẹ con ngày nào cũng đòi ăn giò heo, nếu không ăn được thì tối đó ngủ không được – Cô Lý run giọng nói, mắt rưng rưng lệ, mặt đầy xúc động.– Hãy về bảo với mẹ con, từ nay về sau không được ăn giò heo nữa.
Nếu như bà có thể sám hối, chịu ăn chay niệm Phật, dần dần bệnh sẽ lành.Nữ sĩ hỏi:– Vì sao không thể ăn giò heo?Sư phụ giải thích:– Nhân thế nào, quả thế ấy! Người ưa ăn ngư nhãn (con ngươi của cá) thì hay bị bệnh mắt, người khoái nhai cổ gà thì xương cổ của họ sẽ có vấn đề.
Người mê ăn lòng heo sẽ bị đau dạ dày (bao tử)… Đừng có ngu si một bề tin theo thuyết “ăn cơ quan gì trên thân vật là tẩm bổ cơ quan đó trên thân mình”, nếu cứ tin rằng ăn các thứ đó vô sẽ bổ chỗ này chỗ nọ, là hoàn toàn đại sai lầm! Ngoài việc tàn hại kẻ khác làm lợi mình, cuối cùng kết quả vẫn là tự hại.
Chắc chắn sẽ bị báo ứng, phải bồi hoàn trả nợ mà thôi.THAI NHI NGHE KINH, GIẢI OÁN HỜNChàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật.
Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồng chí, cùng tụng kinh, trì giới tu hành, là gia đình Phật hóa gương mẫu, họ sống rất hạnh phúc, khiến các bạn đồng tu phải hâm mộ, ước ao.Bạn gái Chung Hồng là Lan, xấp xỉ tuổi nàng, đã kết hôn trước.
Trong thời kỳ mang thai, cũng nhờ Lan chí thành tụng kinh Địa Tạng, kinh Phổ Môn, khuyên ngăn gia đình không nên sát sinh giết vật cho nàng tẩm bổ, nhờ vậy mà vợ chồng Lan cứ nối tiếp sinh ra những đứa con cưng xinh đẹp đáng yêu.
(Những đứa bé nhờ ba mẹ tụng kinh mà sinh ra thường có chung một đặc điểm là rất thông minh, xinh xắn; linh hoạt; hay cười và ít khóc, chẳng làm rộn ba mẹ).Đến khi Chung Hồng mang thai, vì thương con, hai vợ chồng bắt đầu tụng kinh Địa Tạng, hy vọng sẽ sinh ra một đức bé thiện căn sâu dày, xinh đẹp ưng ý.Trong thời kỳ có mang, cái thai trong bụng Chung Hồng thường phản ứng mạnh bạo, bé hành mẹ rất dữ, khiến nàng hay buồn nôn, bực bội, bị sưng phù, xương thần kinh tọa bị đau… ăn không ngon, đêm chẳng ngủ an.
Tóm lại, nàng nếm mùi đau khổ nhiều hơn những thai phụ khác.Chỉ có điều khiến cả nhà thấy an ủi là, buổi tối trước khi lâm bồn, sau khi khám thai lần chót, thấy tim thai, tất cả đều bình thường.
Bác sĩ dự tính ngày sinh đúng vào ngày mồng một tết, đây là ngày khiến toàn gia càng hoan hỷ.Đêm giao thừa, nhà nào nhà nấy vui vẻ đoàn tụ, tiếng pháo nổ giòn tan, đứa bé trong bụng Chung Hồng cũng khoa chân múa tay, đánh đấm lung tung.
Mẹ chồng Chung Hồng nói:– Đứa bé này coi bộ rất nôn nóng muốn ra chơi pháo đây mà!Câu nói đùa của bà khiến ai nấy cười xòa.Nhưng thế sự vô thường, tới ngày sinh, mới biết đứa bé do bị cuống rốn quấn quanh cổ mà chết.
Chết ngay trong đêm giao thừa, chết sau lần cử động mạnh cuối cùng.
Trong khi tất cả mọi người đều hân hoan nô nức, ngóng trông, chờ đợi bé ra đời.Tin dữ này đúng là sấm nổ giữa trời quang.
Không những khiến vợ chồng Chung Hồng bất ngờ và đau khổ tột độ mà cũng khiến tôi hết sức kinh ngạc và thắc mắc, không sao hiểu nổi.Sáng hôm đó, khi Chung Hồng nhập viện chờ sinh và nhận được hung tin thai đã chết đêm qua, tôi cũng “sốc” đến quên bén luôn đó là mồng một năm mới.Khi nhìn cảnh một người cha trẻ tuổi đứng chờ trước phòng sinh, nhưng chàng biết mình vĩnh viễn không nghe được tiếng khóc chào đời của con thơ.
Một người mẹ trẻ đợi lâm bồn, nhưng cô biết rõ mình tuyệt không còn có thể sờ vào thân thể còn sức sống của con nữa.
Lúc đó, quả thật tôi nghĩ không ra lời lẽ nào trong nhân gian để mà an ủi họ.Trước tình cảnh này, tôi nghĩ gì cũng không thông, tại sao trời cứ khăng khăng bắt hai vị Phật tử chí thành phải mang lấy họa lớn mất con? Điều này không những khiến cha mẹ hai bên mất đi lòng tin Phật, thân quyến họ còn hung hăng, một bề chỉ trích Mạnh Vĩ và Chung Hồng quá mê tín Phật giáo, có khả năng hai vợ chồng họ sẽ thối thất đạo tâm.Do vậy, dù đang ở trước sản phòng, tôi vẫn gọi điện kể cho Hòa thượng Diệu Pháp nghe hết mọi sự.Thật là ngoài sức tưởng tượng, Sư phụ nghe xong không nói nửa câu thương tiếc hay chia buồn, mà lại nói “Lành thay, lành thay!”Ngài còn sai tôi đi tìm Mạnh Vĩ hỏi ngay là có phải hồi xưa ông nội anh hành nghề đồ tể và đã giết rất nhiều heo?Sư phụ còn giải thích cho tôi nghe:– Thai nhi lần này chính thực là oan gia, oán cừu – quyết lòng tới đòi nợ họ – Vì vậy mà kể từ lúc thần thức