NGHỊCH DUYÊN GIỮA CHA MẸ VÀ CONTrong cuộc sống hiện nay, khi gặp phải nhiều điều bất như ý, do không rõ nguyên nhân và hiểu thấu những lỗi lầm mình từng tạo trong quá khứ nên tâm tư càng thêm khổ não.
Phật thường giảng về nhân quả trong nhiều bộ kinh, điều này có thực không dối! Khi ta gieo một hạt giống là nhân, lúc duyên hội đủ, chín muồi… thì sẽ kết quả, bất kể là hạt giống thiện hay ác!Nếu như chúng ta nghe Phật giáo hóa, ai cũng chịu tin nhận, y pháp hành trì, biết nhiếp tâm giữ giới, tịnh hóa thân khẩu ý, thận trọng từ lời nói đến việc làm, niệm niệm đều thuần thiện, thì chắc chắn là người trong thế gian ắt sẽ chẳng gặp nhiều khổ nạn.
Câu chuyện nhân quả có thực dưới đây, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về quả báo thiện ác luôn hiện hữu, theo ta như bóng theo hình.Có một phụ nữ trung niên mặt mày sầu khổ, ủ ê.
Tia nhìn như không còn sức lực, bà yếu ớt nói với tôi:– Quả Hồng, tôi có một việc nan giải mong cô chỉ bảo giúp cho!– Xin hãy nói đi ạ!Bà chỉ vào một ông tuổi trung niên, ngồi phía sau mình giới thiệu:– Đây là chồng tôi, chúng tôi kết hôn xong thì sinh được một trai, do công tác bề bộn, không rảnh để chăm sóc bé nên đành giao nó cho bà ngoại trông nom cháu giùm.
Do thằng bé được một tay bà nuôi khôn lớn, nên tình cảm giữa hai bà cháu rất nồng hậu.
Bởi bà quá yêu cháu, nên cái gì cũng giành làm thay, chẳng cho nó mó tay vào làm việc chi.
Dù thằng bé đã 8, 9 tuổi đầu rồi, mà bà vẫn rửa mặt, chải tóc, tắm táp cho nó… Thậm chí khi bé đến mười tuổi, lúc ăn cơm bà vẫn còn đút cho, khiến nó quen tật, hễ không đút thì nó không ăn.Đến khi thằng bé 13 tuổi, bà ngoại sức khỏe ngày càng suy yếu, do tuổi cao, có lòng mà không còn sức nữa nên chẳng thể lo được cho cháu, đành phải giao thằng bé lại cho chúng tôi chăm sóc.Thằng bé suốt mười mấy năm nay đã quen kiểu sinh hoạt ỷ lại như thế rồi, vợ chồng chúng tôi đã sớm nhận ra sai lầm này, nên rất lo.
Cũng từng khuyên nhắc hai bà cháu, nhưng vô phương sửa đỗi tệ trạng ấy.
sẵn cơ hội nhận cháu về, hai chúng tôi nhất quyết sửa đổi, uốn nắn thằng con lại để nó biết tự lập, sống tốt hơn…Ngờ đâu, nỗi phiền muộn lại thi nhau ập đến, khi chúng tôi phát hiện rằng: hầu như mình vô phương sửa đổi con.
Sáng dậy, nếu không thay y phục giúp nó thì nó chẳng thèm nhúc nhích.
Mười ba tuổi rồi, mà cả việc đánh răng, rửa mặt… chúng tôi còn phải phục vụ nó.
Còn lúc dùng bữa, nếu không “dâng” thức ăn đến tận miệng thì nó không ăn, lẳng lặng ôm cặp đi thẳng đến trường học.Hiện giờ thằng bé đã 16 tuổi, nhưng chuyện rửa mặt, tắm gội v.v… (nói xin lỗi) thậm chí tới… rửa đít cũng phải do cha mẹ nó hầu, phục vụ tất! Kề cho cô nghe mà chúng tôi thực xấu hổ, não lòng quá, vì bây giờ tất cả hầu như vô phương sửa đổi rồi… Thế nhưng khi theo dõi cháu nơi trường lớp, thì thấy cháu cư xử với đồng bạn mọi mặt đều tốt, không có gì là bất thường.Vợ chồng chúng tôi rất buồn khi nghĩ đến các biểu hiện lạ lùng của con trai ở nhà: cái mửng5 chờ cha mẹ mang áo đến khoác vào, mới chịu đưa tay ra, cơm dâng tận môi, mới há miệng, cũng chẳng thiết cầm đũa, không chịu mó tay vào làm bất cứ việc gì… cái kiểu sống như ông hoàng, cứ ỉ người ra mà chờ hầu hạ như thế, thì tương lai làm sao nó có thể trụ vững trong xã hội, làm sao mà sinh tồn? Tôi và ba nó ngày nào cũng rơi nước mắt, khổ đến không thiết sống! Xin cô hãy cứu chúng tôi!…Đối diện với người mẹ hình dáng tiều tụy, khổ đến không muốn sống, lòng tôi ngổn ngang trăm mối… quán sát cảnh cha mẹ dốc hết tâm huyết dưỡng dục con, tôi hiểu ra vì sao họ phải trả báo nặng như thế này và không ngăn được thở dài! Càng thấm thìa luật nhân quả đúng là không sai mảy may, câu chuyện của họ lả bằng chứng sống thực, gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhắc nhở tất cả mọi người:“Vào thời xa xưa, có một tiểu thiếu gia con nhà đại phú quý, mẹ chàng hết dạ cưng yêu, nâng niu như châu ngọc.
Bà chăm sóc con cực kỳ chu đáo, bắt kẻ hầu người hạ lúc nào cũng phải túc trực chung quanh.
Ngoài bảo mẫu chăm sóc tiểu thiếu gia ra, mẹ chàng còn cắt riêng một nữ tỳ và một gia đòng đề cùng bầu bạn, chơi đùa, hầu hạ chàng.
Tiểu thiếu gia được hai tớ trai tớ gái này lúc nào cũng kề cận ứng hầu, nên chàng có cảm tình nồng hậu và tin yêu họ như thân nhân mình.Thời gian êm trôi, tiều thiếu gia dần trưởng thành, đối với hai người hầu này lòng thương mến càng tăng, cho nên chàng rất ưu ái dung túng họ.Do vậy mả đôi nam nữ giúp việc này, đã lợi dụng lòng tín nhiệm của thiếu gia, tha hồ tác oai tác quái.
Họ làm rất nhiều điều giảo quyệt sai quấy, thường trộm tiền bạc vật dụng của chàng đem bán tiêu xài, ăn chơi cho thỏa thích… số tài sản họ trộm của thiếu gia,