Trước đây, ở Vancouver người tin Phật không nhiều, nên số lượng đến nghe Phật pháp có thể đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng bây giờ đã tiến triển khả quan.Năm nay, lần đầu tiên trong lễ khánh đản Bồ tát Quan Âm ở Vancouver đã có hơn 1.800 người đến nghe kinh lễ Phật, vốn là điều chưa từng có! Tất nhiên là người Hoa chiếm đa số nhưng người Tây phương tham dự cũng không ít!Mấy ngày trước, lần đầu tiên Giáo Hội Phật Giáo tổ chức đại lễ “Mông sơn thí thực” suốt ba ngày, do lão pháp sư Trúc Ma chủ trì, có các cư sĩ giàu đạo tâm liên tục hộ pháp, cùng góp công sức, phụ siêu độ chư cô hồn dã quỷ bơ vơ khốn khổ lang thang ở khắp mọi miền Canada.
Đây là một việc làm có công đức rất lớn! Vì những chúng cô hồn lang thang vất vưởng không nơi nương tựa này sống rất khổ đau, đói lạnh, đáng thương!Sư Trúc Ma chủ trì đại lễ cầu siêu này đã làm chấn động toàn Vancouver, rất nhiều người tò mò hiếu kỳ đến xem, cũng sinh lòng kính ngưỡng, sự kiện này đã được đăng trên báo, dù tờ báo Anh đăng tin ngắn gọn, nhưng ít nhất cũng khiến độc giả Tây phương bắt đầu hiểu được là Phật pháp có thể siêu độ vong linh, Phật giáo có thể làm đại lễ cứu bạt lớn lao, đối với cộng đồng xã hội Canada đã có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong tương lai.Khi đại lễ Mông Sơn tiến hành ngày đầu tiên, hằng đêm có hơn hàng chục ngàn cô hồn dã quỷ tìm đến nhận thọ, bao gồm các vong linh tổ tiên thuộc thổ dân da đỏ trước đây, các vong linh người da trắng và các vong linh người Hoa cùng những vong linh mới mất gần đây.
Những vong linh này đều tụ hội đông đảo xung quanh đại điện đón nhận sự hướng dẫn cứu rỗi của Phật giáo và hoan hỉ rời đi.
Tôi ở tại nhà nhìn xa xa cũng có thể thấy được tình huống phồn thịnh đông đúc của buổi lễ.Mà nói ra cũng lạ, kể từ lần đầu tiên, sau khi tổ chức đại lễ Mông Sơn, thì ở Vancouver các trường hợp tai nạn giao thông và số người chết đột nhiên giảm hẳn! Mấy tháng nay rất ít xảy ra hiện tượng người bị chết vì tai nạn xe cộ.Trước đây, thông thường vào mùa hè, người dân thường lái xe đi chơi.
Tai nạn xe theo đó cũng phát sinh rất nhiều.
Nhưng mùa hè năm nay, tai nạn xảy ra rất ít, nếu nói là nhờ đại lễ Mông Sơn cũng được, hay muốn đổ cho sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng tùy, nhưng tai nạn giao thông giảm là có thật.
Ngay viên quan địa phương sau khi kiểm tra tình hình và tra xét dữ liệu hồ sơ tai nạn xong đã phải công bố: Tai nạn giao thông có giảm hơn mùa hè năm ngoái đến năm mươi hai phần trăm!Trước lễ Vu Lan, Phật giáo cũng tổ chức lễ Mông Sơn thí thực thêm lần nữa, kéo dài ba ngày, đề siêu độ cứu rỗi vong linh.Lần này, người dân Canada bất kể là có đạo hay không, có theo Phật hay không, dù là người hoa hay người Tây phương, đều tranh nhau tới tham dự lễ, nhiệt tình thiết lập bài vị đề cầu cho vong linh tổ tiên thân nhân quá cố được siêu thăng, đông tới mức không còn chỗ để đặt bài vị.
Thậm chí những người vì quá yêu thú cưng của mình cũng xin lập bài vị cầu siêu cho chúng như: Mèo Mi Mi, chó Bốp Bi v.v…Lễ Mông Sơn lần hai này do sư Trúc Ma đã quay trở về chùa mình bên Mã Lai, nên đại lễ ở Vancouver được một cao tăng khác đảm nhiệm thay, cùng với sự hộ pháp nhiệt tình của chư cư sĩ.
Vong quỷ đến thọ pháp vẫn rất đông, tôi thấy có nhiều vong ở rất xa cũng tìm đến.Hội Phật giáo lúc này cũng đang xây lại ngôi Đại Hùng Bảo Điện mới, dự án từng bị chậm do ảnh hưởng cuộc đình công của đám thợ xây địa phương.
Nhưng sau đại lễ, chẳng máy chốc ngôi chánh điện nguy nga đã được xây thành, tượng Phật cực lớn cũng được cung thỉnh từ Đài Loan đem qua, tương lai sau này ngôi chùa có thể chứa hàng ngàn người đến dự lễ, không còn phải đứng chen chúc đông nghịt ngoài sân như trước đây nữa.Nói về cô hồn dã quỷ thì không thể không đề cập đến vài tình hình có thực: Trước cổng vào Đại học British Columbia là một đại lộ dài, âm u, rợp bóng cây.
Khách bộ hành ít, nhưng xe chạy qua lại rất nhiều.
Thường thường vào ban đêm tại đây hay có một cô gái Tây phương đứng bên vệ đường, đưa tay ngoắc người lái xe yêu cầu cho đi nhờ, nhưng khi cô lên xe rồi, thì trong nháy mắt tài xế không thấy cô đâu nữa.
Đây là “Ma nữ đại học” nổi tiếng nhất mà báo chí Vancouver thường nhắc đến, vì tên cô cũng có trong danh sách người mất thuộc hồ sơ của trường, có nhiều bài báo viết về cô.
Nhưng lần này rất ít nghe báo chí nhắc đến nữa, có thể là cô đã được đại lễ Mông Sơn siêu độ.Khu vực thành phố Vancouver vào thời trước năm 1980 địa thế rất nhỏ hẹp, chung quanh chỉ rộng vài cây số vuông, sau đó khu đô thị này không ngừng tăng trưởng nên đến nay có hai ba nghĩa trang vị trí thuộc vùng ngoại ô, giờ đã nằm gọn trong đô thị này.Hồi đó “Nghĩa trang cảnh núi”, tọa lạc ở phía nam vùng ngoại ô, đến nay chung quanh đã được bao bọc bởi các cửa hàng, nhà cao tầng và khu cao ốc của dân cư.
Còn “Nghĩa trang cảnh biển”, thì trụ tại một góc đông nam của núi tương đối vẫn còn hoang vu hẻo lánh, nhưng bên ngoài tường, đã có các đường giao thông trọng yếu, nhộn nhịp, xa mã rộn ràng.“Nghĩa trang cảnh núi” là khu nghĩa trang cũ xưa, xây theo lối cổ, các ngôi mộ nằm chen chúc, mộ bia bằng đá có khắc cây thánh giá và hình thiên thần, vườn hoa… có nhiều mộ còn xây mái che ở trên theo kiểu Hy Lạp.
Mộ người Hoa cung nằm một góc trong đây, bia mộ dựng san sát, khắc chữ Anh lẫn Hoa.
Hình dáng cũ kỹ, rêu phong của các ngôi mộ này khiến người nhìn vào (dù là ban ngày) vẫn có cảm giác rờn rợn vì quỷ khí phủ dày đặc, đừng nói chi là ban đêm, càng đáng sợ nhiều hơn.Khu “Nghĩa trang cảnh biển” được xây theo phong cách hiện đại, không cho dựng bia mộ, nên bảng bia chỉ là một mặt phẳng bằng đồng dơn giản nằm phía trên, vì vậy nơi này nhìn từ xa thấy không giống nghĩa trang, mà giống một khu hoa viên.
Trông rất sáng sủa, tươi thoáng, nên không mang nét đáng sợ, ở đấy còn có thể nhìn ngắm cảnh biển xa xa…Hàng ngàn mộ bia người Hoa nằm tại “Nghĩa trang cảnh núi”, vào mấy thập kỷ đầu do chịu ảnh hưởng phong trào bài Hoa của Canada, nên đa số mộ họ bị người da trắng ác ý ra tay phá hủy, vì vậy đến nay vẫn diện mạo vẫn hoàn không, tiêu ma.
Một số ngôi mộ thậm chí còn bị người da trắng đào lên, ném thây cốt ra đất, mặc cho chó hoang gặm nhắm..Sau đó, vong nào có con cháu, thì được xây dựng, phục hồi lại.
Những vong không có thân nhân hay con cháu, thì để mặc cho người và vật bài tiết phóng uế lên.Đáng thương nhất là các cô hồn không con cháu thân nhân, họ vẫn quyến luyến ở bên mộ mình, khóc than, bi ai, âm thanh thảm não này người đi đường còn nghe thấy.Những cô hồn dã quỷ bơ vơ này, nguyên là mấy thập kỷ trước họ từng vượt biển đến đây để kiếm sống.
Lúc đó người Hoa chưa được nhập quốc tịch, nên không được phép đón quyến thuộc sang Canada.
Những lao công này, lại không thể kết hôn, họ gian khổ kiếm được mấy đồng bằng mồ hôi nước mắt, thì nhìn nhút gởi về cố hương cho cha mẹ vợ con, còn bản thân họ thì ở Canada làm trâu làm ngựa, sống kiếp lệ đổ máu tuôn, sầu não đến cuối đời, nên ôm mối hận khó tiêu.
Do vậy mà mấy mươi năm nay họ thường ở bên mộ khóc than.
Những hồn quỷ lang thang kia, lần này đã có một số đến thọ lãnh sự siêu độ của pháp hội Mông Sơn.
Tuy nhiên, theo những gì tôi nhìn thấy, thì vẫn còn rất nhiều người không chịu đến dự lễ cầu siêu, do họ quá yêu luyến thi thể của mình nên chẳng chịu rời đi và tiếp tục cuộc sống thống khổ khóc lóc.Khu vực nghĩa trang này hay có người lái xe đi ngang qua vào đêm khuya, họ thường thấy cỏ người từ trong mộ đi ra và băng qua đường, do vậy mà tài xế phải vội vã đạp thắng để tránh tông vào khách, nhưng sau khi phanh khẩn cấp rồi, lại thấy trên đường không có ai!Chuyện bóng ma ở “Nghĩa trang cảnh núi” thường xuyên hiện ra ngáng đường là tin nóng nổi tiếng ở vùng này, nhưng khoảng hai ba tháng nay, kể từ sau khi thiết lễ Mông Sơn thí thực rồi, thì tình trạng này rất ít xuất hiện.Đi qua khu vực ven quốc lộ 41 (đối diện với cảnh núi) chính là “Nghĩa trang quân đội”, là mộ phần của những quân nhân bị chết trong thời kỳ đại chiến, chung quanh giờ đã có những dãy nhà mọc lên san sát như rừng.
Vào nửa đêm mùa đông, lúc mưa thê gió thảm, thỉnh thoảng các hộ dân quanh đây bỗng nghe tiếng nói, còn nhìn thấy cảnh binh sĩ xếp hàng tập trận trong “Nghĩa trang quân đội”, những người lính này không đầu hoặc không có tay chân hay toàn thân bê bết máu, có lúc còn nghe âm thanh hỏa pháo bắn ầm ầm, đạn kêu veo véo.
Thế nhưng năm nay không còn nghe thấy những cảnh như vậy nữa.Tôi thường khuyên bè bạn không nên không lái xe qua “Nghĩa trang cảnh núi” vào ban đêm, để tránh vương phải âm khí.Nơi “Nghĩa trang cảnh biển” có chôn hai người bạn thân của tôi: Một là bác sĩ Nguyên, hơn mười năm trước anh lái xe về trong đêm thì bị một thanh niên trẻ chạy xe tông chết.
Bác sĩ Nguyên chỉ mới ba mươi mốt tuổi, là một thanh niên trẻ có tiền đồ rạng rỡ mang đầy hứa hẹn ở tương lai.
Anh là một cô nhi.
Trong thời chiến tranh Trung Quốc đại lục, sau khi cha mẹ anh bị nạn chết đi thì anh lưu lạc đến Đài Loan, vừa đi làm vừa đi học và tốt nghiệp trường Y với thành tích ưu và được xuất ngoại du học.
Tại Vancouver anh vừa hoàn tất học nghiệp xong, anh mới thuê một tòa nhà làm văn phòng.
Đêm đó là Giáng sinh, anh được bạn bè mời đến dự lễ hội khiêu vũ, ngay trong đêm anh trở về thì gặp nạn.Trước đêm anh chết, anh kể cho tôi nghe tối qua khi anh thực tập tại Bệnh viện st.
Paulo, do bài vở gấp, nên buổi tối còn ở lại một mình trong phòng giải phẩu thây.
Vào khoảng ba giờ khuya, anh đột nhiên nhìn thấy trong phòng các thi thể đang nằm, bỗng xúm ngồi dậy hết, làm anh hoảng kinh phải xô cửa mà chạy ra ngoài!Anh hỏi tôi việc này