LỜI NGƯỜI DỊCHCuốn “Báo ứng Hiện Đời tập 3 ” này tuy là kinh nghiệm của nhiều người, nhưng hầu hết là do tác giả Quả Khanh biên thuật (Chỉ có một số ít các tác giả khác viết).
Vì cùng nội dung báo ứng nhân quả nên tôi tuyển lọc, gom lại, dịch thành một cuốn.
Nếu bài nào không đề tên tác giả thì xin quý vị ngầm hiểu bài ấy là của Quả Khanh.Sau khi cuốn Báo ứng Hiện Đời (tập 1 và 2) xuất bản xong, được độc giả nhiệt liệt hưởng ứng, phản hồi, chia sẻ những kinh nghiệm hay cùng những ích lợi thu được nhờ đọc cuốn sách này: có người nhờ đây mà phát tâm thiện lành, đặt mình vào cảnh người để cảm thông tha thứ, chịu nhường nhịn, từ bỏ tranh chấp nhà cửa.
Có nhiều người đang ăn chay nhấp nhem đã thệ nguyện trường trai.
Có người hiếm muộn nhờ đọc “Hiện tượng bảo ứng nhân quả ” đã làm phúc thiện y theo trong sách và được hoài thai như ý.
Có người vướng phải nợ nần, đau khổ não phiền, nhờ đây mà tỉnh ngộ (sau khi cầu nguyện xin hiểu rõ nguyên nhân đã mộng thấy tiền kiếp mình từng ăn cắp số tiền to của người, tỉnh dậy đương sự đã xúc động thệ sống một đời trong sạch, nguyện giữ gìn thân khẩu ý nghiêm nhặt và tiêu tan hết niệm oán trách người, đời).
Rất nhiều tâm sự cảm động, tôi không thể kể hết … Tóm lại nhờ tin sâu nhân quả, mà cuộc sống độc giả có được những xử lý kỳ diệu, hạ quyết tâm hoàn thiện mình mạnh mẽ và đời sống trở nên hạnh phúc bình an hơn.
Xin cảm ơn những lời góp ý chia sẻ chân tình cũng như ước muốn mong tôi dịch tiếp nữa.
Đây quả là niềm khích lệ và an ủi vô cùng, độc giả đã khiến tôi cảm thấy công lao của mình không phí hoài, được “đền bù”quá mơ ước.Cho dù bạn có tôn giáo hay không, dù bạn tin hay không tin – thì Luật nhân quả vân tôn tại.
Hiểu nhân quả thì bạn sẽ biết cách tạo phúc tích đức để tự bảo vệ mình, nhân phẩm sẽ chuyên tôt và giới luật đức hạnh sẽ tự nhiên thành trong từng oai nghi ý nghĩ, khiến thân tâm đều được “thanh khiết hóa” và có thể hành xử hữu ích cho đời.
“Cuộc sống khổ hay vui tùy thuộc nhân gieo của chính mình.Trong xã hội hiện nay; cái ác đang bành trướng khủng khiếp, có thể nói là xấu ngoài sức tưởng và mức độ tồi tệ đạt đến đỉnh điểm, đạo đức và luân lý suy đến độ người ta “không ác nào mà không dám làm, không tội nào mà không dám phạm”…Khổng Tử nói: “Nhân chỉ sơ tính bản thiện”, còn các tôn giáo khác xác nhận: