Hồng tiên sinh hơn 50 tuổi, là thợ máy làm trong xưởng cơ giới của chính phủ.
Một chiều nọ ông đi cùng lão cư sĩ đến bái kiến Sư phụ Diệu Pháp.
Vừa vào cửa ông liền cười ha hả chắp tay vái và cung kính khom mình ba lần trước Sư phụ, cũng không đợi mời ngồi, ông tự nhiên ngồi xuống.
Thoạt nhìn đã biết tính cách ông rất sảng khoái.Sư phụ Diệu Pháp hỏi ông ta:– Chẳng phải vì bị chứng đau lưng nên anh mới đến đây sao?Ông có chút kinh ngạc nói:– Sư phụ Ngài thiệt là thần thông, con chưa nói Ngài đã biết cả.
Nói xong ông đứng dậy, vén áo chìa lưng ra:– Sư phụ xem, đai bảo hộ lưng con nè.Chỉ thấy dây lưng ông mang là một vòng ruột xe(săm xe) chế thành, rộng chừng 15cm.
Ông ngồi xuống nói tiếp:– Con đeo ruột xe bảo vệ lưng đã gần 10 năm rồi, bác sĩ nói là cơ lưng bị hao tổn, uống thuốc, tiêm chích gì cũng vô hiệu, chỉ có thể nương vào thắt lưng tự chế này, nếu không có nó bảo hộ, lưng con khó mà thẳng nổi! Tất cả là do hồi trẻ con lao lực quá độ…Ngừng một lát ông nói tiếp:– Nghe bạn con nói, Ngài là một vị Bồ-tát sống, xin Ngài hãy cứu con.
Ngài trị lành lưng cho con, rồi hằng ngày con sẽ thắp hương cúng lễ Ngài cho dù phải lễ lạy trăm lễ mỗi ngày, con đều làm – Nói xong, ông lại chắp tay vái Sư phụ.Hòa thượng Diệu Pháp cười cười nói:– Thứ nhất, tôi không phải là Bồ-tát.
Thứ hai tôi không phải là thầy trị bệnh.
Nếu tôi mà là Bồ-tát, thì chúng ta còn có thể ngồi tại đây nói với nhau sao? – Còn như tôi mà có thể trị bệnh, thì tôi phải đến bệnh viện để làm nghề chẩn khám.
Thực ra, bệnh ông tốt hay không, quyền quyết định ở nơi bản thân ông.
Bởi vì, tháo chuông phải do người buộc tự tháo.
Bây giờ, tôi hỏi ông, nếu như bảo ông không hút thuốc, không uống rượu, không trộm cắp, không ăn mặn, ông làm được hay không?– Chỉ cần bệnh con có thể lành, kêu con giữ giới gì con đều làm tất, nhưng con không phải trộm cắp hay đạo tặc!– Lưng ông ngoài cảm giác đau ra, có lúc còn cảm thấy bị sức ép rất nặng nề?– Dạ, đúng, giống như là có mấy chục ký lô đè nặng trên lưng con vậy.– Ông có lấy trong công xưởng các thứ như: sắt, bản lề, đinh, ốc, vít.., gì không? Có khi xách cả rương đem về nhà?Ông Hồng nghe thế thì ngồi ngây người ra, lát sau gật đầu nói:– Quả thật là có việc này! Bởi con là thợ trong công xưởng, “ở hiên lầu trước được thưởng trăng mà”, thời buổi này có ai mà không lấy chút đồ của quốc gia làm của riêng? Như vậy mà gọi là trộm ư? Ngay cả trưởng xưởng của chúng con cũng lấy đồ đem về nhà kia mà? – Ông Hồng phân trần biện bạch.– Đem tài vật quốc gia về nhà làm của mình, không phải trộm thì là gì? Vậy ông đường đường chính chính lấy đồ mang về nhà ư? Hay là len lén bỏ đồ vào trong cà mèn cơm trống, rồi mắt láo liên… đem ra khỏi xưởng.
Có như vậy không? – Hòa thượng nghiêm nghị chất vấn.Câu hỏi của Sư phụ khiến ông Hồng sững sờ.
Ông mở to mắt nhìn sững Hòa thượng, nói không nên lời.Hòa thượng tiếp lời– Không những thế, ông còn lấy kềm, tua vít, dây thép, lấy sắt thép trong xưởng về chế thành các vật dụng tư gia như: ống khói, ki hốt rác, bếp lò, đũa, kẹp gắp…Ông Hồng đột nhiên ngắt lời Hòa thượng:– Sư phụ, Ngài làm sao mà biết được?– Thì chính chúng đang đè trên lưng khiến ông thẳng người không nổi đấy!Đột nhiên tôi cảm thấy thư phòng trở nên giống như phòng thẩm vấn, hào khí bừng bừng lúc tiến vào phòng ban nãy của ông Hồng đã biến thành ủ rũ tang thương, ông gắng gượng một cách đáng thương, nhỏ giọng nói:– Con lấy đồ về tuyệt không phải cho mình con xài, cũng không cầm đi bán, đa số đều cho thân hữu láng giềng.
Do công nhân lương thấp,