Rất nhiều Phật tử tu học theo Phật nhiều năm đã đoạn trừ ăn mặn, dứt thịt cá, nhưng vẫn còn ăn trứng gà, trứng vịt.
Thế thì đệ tử Phật rốt cuộc có nên ăn các loại trứng hay không?Trước tiên xin kể một câu chuyện có thật:Một lần trong pháp hội, Trần cư sĩ dẫn theo nữ đồng nghiệp tên Nhã Lâm, 35 tuổi.
Cô này gầy gò, sắc mặt xám vàng, ngó bộ rất tiều tụy.
Do đây là lần đầu gặp giáo sư Quả Khanh, ánh mắt cô hiện đầy nét hân hoan, khát vọng.Trong quá trình nghe giảng, cô rất chăm chú chí thành.
Lúc giáo sư Quả Khanh hỏi cô Lâm có vấn đề gì? Mặt cô hơi đỏ lên, lộ vẻ căng thẳng, ấp úng mãi chẳng thành câu, cuối cùng nhờ Trần cư sĩ giải thích giùm, mọi người mới hiểu rõ.Thì ra cô kết hôn đã mười năm, rất khao khát có con, nhưng bất kể cầu thầy bổ thuốc đến đâu, vẫn chẳng có thai.
Hôm nay, may mắn gặp giáo sư Quả Khanh, cô thỉnh cầu ông chỉ giúp chỗ mê muội….Giáo sư Quả Khanh rất thông cảm cho cô, vì nỗi khổ “cầu bất đắc” này (ước con mà không có được)…Ông thở dài, quay sang bảo tôi:– Quả Hồng, cô hãy quán sát xem nguyên nhân vì sao Nhã Lâm không có con?Tôi xoay đầu nhìn Nhã Lâm, chạm ngay ánh mắt nhìn đầy khát vọng của cô, tôi cũng không kềm được, bật ra âm thanh cảm thán:– Có phải cô rất ưa ăn trứng? Đặc biệt là trứng chim cút?– Đúng, đúng, tôi rất ưa.
Tôi đã ăn rất nhiều trứng chim cút….thế chẳng lẽ….Nửa câu sau âm điệu cô ta có vẻ nghi hoặc.
Trần cư sĩ ở bên cạnh, thông minh hiểu nhanh, liền hỏi giúp cho một câu:– Mọi người đều cho rằng trứng có dinh dưỡng tốt, hơn nữa trước khi chưa biết Phật pháp, chúng tôi ai cũng ăn trứng.
Nhưng vì sao chỉ riêng Nhã Lâm lại chẳng thể có thai?Tôi nhìn giáo sư Quả Khanh đang đứng cạnh mình, (thấy mắt ông đầy hối thúc và khuyến khích), tôi liền giải rõ:– Phật từng nói ăn trứng các loài điểu cầm, thủy tộc v.v…..là không có lòng từ mẫn.
Hòa thượng Tuyên Hóa cũng từng giảng những điều liên quan đến ăn trứng, Ngài từng hóm hỉnh nói: “Nếu bạn không sợ đời sau làm trứng cho người ăn thì bạn có thể ăn bất kỳ trứng gì”….Bởi nhân quả đan xen chồng chéo phức tạp, do mỗi người lại có phước đức nhân duyên bất đồng nhau, nên mặc dù có nhiều người ăn trứng, nhưng việc thọ báo lại không giống nhau….Bạn muốn có con tất phải đoạn trừ ăn mặn (đương nhiên trong đây bao gồm cả trứng).
Ngoài ra, bạn còn phải phóng sinh cho nhiều và tụng “Kinh Địa Tạng”, hồi hướng cho các chúng sinh bạn đã từng ăn qua….Tôi nói xong, khẽ nhìn Nhã Lâm, thấy cô có vẻ không tin và khó chấp nhận.
Rõ ràng là cô chờ nghe….một câu chuyện nhân quả chứa tình tiết hấp dẫn liên quan đến việc hiếm muộn (khó mang thai) của cô…nhưng lại bị những câu nói thẳng phũ phàng và quá thực tế của tôi làm cho “vỡ mộng”.
Có lẽ, cô cảm thấy những điều tôi nói là quá “xoàng”, không quan trọng và chẳng có gì đáng lưu tâm, nên mặt cô lộ đầy vẻ thất vọng.Tôi cảm thấy thật tiếc cho cô, bởi cô hoàn toàn không tin gì, bất đắc dĩ tôi phải nói thẳng ra:– Cô hiện tại chỉ muốn bản thân mình có con, nhưng sao không nghĩ cho những cái trứng bị cô ăn mất?….Chúng cũng có mẹ…và thân mẫu chúng phải gian nan khổ cực lắm mới sinh được con ra.Lúc này, giáo sư Quả Khanh ôn tồn bảo Nhã Lâm:– Quả Hồng giảng lý nhân quả cho cô nghe rất đúng và chính xác.
Cô hãy trân trọng tiếp thu và chịu khó làm theo cách cô ấy bày, thì sẽ chiêu cảm được hài nhi ngoan.
Tốt nhất là cả hai vợ chồng đồng phải tu sửa luôn.Tiện thể, cư sĩ Quả Khanh mới kể ra một câu chuyện thật để chứng minh:“Có một nữ Trưởng khoa nghiên cứu Sinh vật học, thấy con gái mình kết hôn đã 4 năm mà không có thai.
Thế là bà dùng kiến thức chuyên môn của mình để hướng dẫn con rể bào chế thuốcNhưng dẫu có chế chi, làm gì…thì kết quả càng khiến bà thêm hoài nghi về khả