Ngày bé ông nội rất hay dắt Hạ Chi đi lên đồng thăm ruộng lúa, mà cô bé cũng rất thích nữa là, nhưng ngày một lớn thì cô bé lại bận học nên không hay đi với ông được.
Năm ấy, Hạ Chi bốn tuổi, ông nội vừa bảo đi lên đồng là cô bé đã lập tức chạy ra ôm chân ông đòi đi theo.
Mỗi lần như thế, mẹ An không đồng tình cho lắm, vì mẹ lo con gái đi ra đồng miết sẽ đen, sẽ xấu, nên mẹ chăm kỹ Hạ Chi ở trong nhà, nhờ mẹ An chăm kỹ thế mà chăm được kéo kẹo bông gòn trắng nõn.
Nhưng mà mỗi lần cô bé đòi đi, vừa năn nỉ vừa nịnh nọt mẹ kiềm lòng không đặng, lần nào cũng mềm lòng với con gái, chẳng biết nó học cái tính này ở đâu, cả nhà có ai như vậy đâu, cha nó nghiêm túc, người thì hiền như cục đất, ai nói gì nghe nấy, thế thì trong nhà chỉ còn mỗi bật trưởng bối thôi, vốn mẹ cũng tưởng ông nội dạy, nhưng mãi sau này mẹ mới biết, nó học từ “anh nó” đấy.
Vậy rồi mỗi lần Hạ Chi đi lên đồng cùng ông, mẹ An cũng chuẩn bị "hành trang" cho con rất kỹ, mẹ thay áo tay dài, quần dài cho Hạ Chi, đội cho cô bé thêm cái mũ tai bèo còn to hơn cả cái đầu của nhóc con nữa.
Hôm ấy, lúc ông nội lên đồng trời đã quá trưa, khoảng tầm 2 giờ chiều, trời vẫn còn nắng nhưng không quá gắt.
Ông nội đem theo cái cuốc và một vài cây non đã được ươm sẵn ở nhà để mang lên ruộng trồng.
Cây ông trồng là cây đu đủ, cây nào cũng cao hơn đầu gối bé Hạ Chi rồi, cái lá nó to to trông cũng đẹp nữa, Hạ Chi tia mấy cái cây của ông sẵn từ lúc ở nhà.
Với kinh nghiệm lão làng, tất nhiên ông nhìn ra ý đồ của “tên giặc nhỏ nhà mình” ông chăm mấy cái cây kỹ lắm, giữ khoảng cách an toàn không cho cô cháu nhỏ đến gần, ông biết rõ cái tính tò mò của con nhóc thế nào cũng sẽ phá hư mấy cái cây giống của ông.
Ông lót cái bao sạch cạnh chỗ ông chạy máy, rồi để Hạ Chi ngồi ở đấy, còn mấy cái cây non thì ổng để tít ở đằng trước.
Ruộng lúa của ông và nhà ở cách nhau mấy con kênh, mà ngày xưa cũng chẳng có đường để chạy xe, nên người ta toàn dùng xuồng máy làm phương tiện đi lại là chủ yếu.
Đến nơi, ông vừa vừa thả cô cháu nhỏ lên bờ là y như rằng Hạ Chi chạy khắp bờ mẫu.
Cô bé mang đôi dép quay hậu, xách theo cái túi vải mà mẹ An may cho, vừa đuổi theo mấy con bướm vừa chạy theo mấy cánh chuồn chuồn, lại hái hoa dại đầy lăn xăn.
Ông ở trên bờ mẫu dặn dò với theo:
“Đi từ từ thôi nghe con, không được lời gần bờ sông nghe chưa.”
“Dạ!” Bé Hạ Chi đáp ngọt một tiếng rồi mải chơi.
“Với đừng có chơi sình nha con, về mẹ An la đó.”
“Dạ!”
Nó dạ một tiếng rõ to, vậy mà nó gặp vũng nước mưa thì nó nhảy một cái rơi tọt vào trong đấy, mình mẩy đen thui như con chuột lột, toàn sình là sình.
Ông nội đứng im đầy bất lực, rồi ông khẽ cười, thôi vậy, còn nít nó hiếu động một chút lớn lên mới khỏe mạnh được.
Lúc này Hạ Chi đã bắt đầu đến trò chơi mới, cô bé cầm cái cây trúc khô quơ qào đủ hướng, mấy con chuồn chuồn đang đậu trên mấy ngọn cỏ cạnh bờ ruộng bị đánh động nên bay tứ tung.
Cô bé vui thích cười toe toét.
Ông đang khiên mấy cây đủ đủ non lên thì thấy Hạ Chi vừa đi vừa ăn ổi, mà trong cái túi vải cũng đầy ắp ổi chín.
Ông bật cười khanh khách.
“Con bẻ ổi ở đâu vậy?” Ông hỏi vậy thôi, chứ thật lòng ông biết rõ ổi nhà ai.
“Thì ổi nhà mình ở đằng kia kìa ông.”
Cô bé vừa nói vừa chỉ đến mấy cây ổi ruột đỏ lùn lùn ở gần đó.
Ông nội khẽ “ờ” một tiếng, ổi đó của người ta trồng đem bán, mà lần nào lên con bé cũng ăn đầy một bụng đã vậy còn bẻ về cho mẹ An của nó.
Cũng bởi vì có lần ông ba hoa bảo ổi ấy của nhà mình, mà làm con bé cũng tự nhiên hẳn ra.
“Nhưng mà lần sau con bẻ nhớ để ý mấy người ở trong cái chòi gần đó nha, thấy người ta thì đừng có bẻ, hoặc là núp vào bụi cây đợi ổng đi rồi hả quay lại.”
“Sao vậy ông?” Bé Hạ Chi ngô nghe hỏi.
“Cái chòi đấy của ông Sáu, ổng không thích trẻ con, ổng thấy con ổng ghét lắm, nên mình né ổng ra.”
Thật ra ông cũng không muốn nói dối đâu, chỉ tại ông Sáu với ông là tình địch cũ nên bây giờ cũng không ưa nhau.
Ông ghét thì ông xua quân qua phá ổi nhà người ta.
Hạ Chi nghe vậy mặt mũi ỉu xìu, tủi thân vô cùng: “Sao vậy ông? Hạ Chi làm gì để ông Sáu ghét hả ông?”
Ông nội thấy vậy vội vàng an ủi: “Đâu, đâu có, tại cái tính ổng vậy.
Cháu cưng của ông là ngoan nhất.
Tại là tại ổng khó tính, để cho đỡ phiền, nên mình thấy ổng thì mình né ra thôi nha con.”
“Vậy thì có ai chơi với ông Sáu không ông.” Cái mặt nhỏ vẫn buồn thiu.
“Ai mà chơi, cái nết khó ưa vậy mà ai thèm chơi.”
“Vậy thì...!tội nghiệp ông Sáu lắm.”
Sợ cô cháu nhỏ còn động lòng trắc ẩn, ông nội phán một câu, triệt để phá luôn uy tín của ông Sáu.
“Với cả ông Sáu còn hay bắt cóc con nít để nấu rượu thuốc nữa, nguy hiểm lắm nên con đừng có đến gần.”
Bé Hạ Chi nghe vậy sợ vô cùng.
Ông Sáu bắt cóc con nít để nấu rượu thuốc cơ đấy? Vậy thì có khác nào yêu quái ăn thịt người trong phim đâu? Từ đấy Hạ Chi nghe lời ông dặn không đến gần cái chòi nhỏ đó nữa, bởi vì ở đấy có con “yêu quái già”, đáng sợ lắm đấy, còn ổi của “con yêu quái” trồng thì cô nhóc vẫn ăn như thường.
Hạ Chi lại tiếp tục chạy đi chơi, còn ông nội thì bắt đầu đào mấy cái lỗ để trồng đủ đu.
Ông trồng một hàng dài chừng mười cây, mỗi cây cách nhau một khoảng chừng bốn năm mét nên lúc đi lại có hơi nhọc.
Đang làm thì ông gặp bà Chín, bà mới vui vẻ bắt chuyện.
“Làm gì đấy.”
“Trồng mấy cây đu đủ cho cháu nội nó ăn.”
“Gốm, thương con thương cháu dữ.”
“Ừ, tui có cháu nên tui thương, bà muốn có để thương cũng không được.”
“...”
Ông già chế.t bằm, mấy chục năm rồi, già cái đầu rồi mà vẫn nói chuyện dở người như vậy.
Coi có vô duyên không? Người ta là chưa có chứ không có hồi nào? Cái này là trù ẻo rồi còn đâu.
Bà Chín tức quá quay ngoắc đi, lúc đi còn không quên quay lại đạp lên cây đu đủ ông trồng một cái, cây đu đủ yếu ớt gãy làm hai.
“Con mẹ già hung dữ, bà dám đạp đu đủ của tui!!!”
“Đạp đấy thì sao? Ngày mai tui kêu xáng cạp lật cái miếng ruộng này của ông lên luôn còn được.”
“Bà ngon làm thử coi.” Ông nói giọng thách thức.
“Ông chống mắt lên coi tui có dám không?!”
Tay bà chống nạnh chửi tay đôi với ông.
Hạ Chi đang hái lá đu đủ nghe hai người lớn tiếng qua lại chẳng hiểu gì, cô bé vẫn tiếp tục vui đùa, bó hoa dại của cô còn thiếu vài cái lá, mấy cái lá đu đủ này to quá chừng, bỏ vào bó