Ba ngày nghỉ thoáng cái đã qua, tất nhiên tôi phải trở về phủ của mình.
Bởi vì thân thể tôi khó chịu nên ban đầu y rất biết điều, đến khi tôi vui vẻ nói muốn cùng y tới bái kiến thầy tôi thì y vạn phần kích động, những cũng có chút buồn vô cớ vậy. Tôi còn chưa kịp hỏi y làm sao vậy y đã lôi kéo tôi lật qua lật lại mấy lần.
Chờ đến tận khi vết đỏ trên cổ tan hết rồi tôi mới cùng y lên miếu chùa trên núi. Y biết tôi coi thầy như cha nên vì đủ loại nguyên do mà y khẩn trương vô cùng. Tôi cùng y ngồi trong xe ngựa, trên đường cũng không nói gì.
Thật ra tôi cũng không được tự nhiên đâu. Tôi không biết thầy có cảm thấy tôi quấy rầy người thanh tu hay không. Dù sao thầy cũng từng nói không cần qua tìm người, chỉ bảo tôi hàng năm dâng hương quyên tiền cho chùa miếu coi như là hiếu kính người, cũng là cầu phúc cho sư nương.
Thầy thường làm bạn với cổ Phật, tôi bước chân tiến vào phòng nghe tiếng mõ vang, nghe mấy bài kinh Phật cũng an yên không ít.
Tôi quỳ chân ngồi trên bồ đoàn, nhìn thầy nhắm mắt gõ mõ. Từ lúc tôi và Khuất Nghiêu vào cửa thầy vẫn chưa từng mở mắt.
Hương khói lượn lờ, tôi cũng lắp bắp nói rõ mục đích hôm nay đến.
Tiếng gõ mõ trong phòng ngừng, lòng tôi cũng ngưng lại trong chớp mắt.
Người chậm rãi mở mắt. Nhiều năm thanh tịnh khổ tu khiến mặt mày người hóa bình thản, nhưng giờ phút này ánh mắt người nghiêm khắc nhìn thẳng về phía Khuất Nghiêu.
Người không hỏi vi sao Khuất Nghiêu chưa chết, cũng không hỏi tại sao tôi với Khuất Nghiêu lại bên nhau thế này, lại càng không ôn chuyện lại với tôi.
Giọng người trầm lắng, nhìn Khuất Nghiêu rồi nói: “Ta nhớ ngươi đã từng thành thân, có vợ có con cả rồi.”
Y vội vàng nói: “Đó là giả thôi ạ, lúc đó tình thế cấp bách, vạn bất đắc dĩ…” Y gấp đến độ sặc ho mấy tiếng, sốt ruột cả lên: “Khụ khụ…Con chưa từng chạm vào tân nương, hài tử cũng không phải của con. Con, con chỉ có một mình Mặc Bạn mà thôi.”
Thầy nghe xong thì nhìn y thật sâu, nói: “Vậy năm đó Mặc Bạn khóc sai người rồi à. Uống nhiều rượu như vậy, khóc đến đau cả tâm can một đêm.”
Tôi không nghĩ tới thầy cũng biết chuyện này, càng không ngờ thầy sẽ nói ra nên vô cùng sửng sốt.
Tôi thấy thân thể cứng đờ, nói không ra câu: “Con… Con…”
Thầy vẫn không hỏi tôi, lúc này tôi lên tiếng là vô lễ. Tôi không dám xen vào, nhưng tôi thấy sắc mặt Khuất Nghiêu tái nhợt, mím môi, cũng nói không nên lời.
Tôi đành phải bất chấp, yếu ớt lên tiếng: “Đều là hiểu lầm ạ, mọi chuyện đã qua rồi…”
Thầy quay ra liếc tôi một cái, tôi vội vã cúi đầu không nói thêm gì nữa.
Bàn tay y nắm chặt bàn tay tôi, tôi quay qua nhìn y, hầu kết y nhấp nhô. Y run run nói: “Là con có lỗi với y, con thật hổ thẹn…”
Thầy nhìn y một hồi lại hỏi: “Phụ thân ngươi biết hết chuyện này à?”
Đúng là thầy tôi, hỏi đúng chỗ đúng nơi thật đấy…
Tôi vội lau mồ hôi trên trán.
Y miễng cường cười cười: “Phụ thân con biết, cũng bảo con mang Mặc Bạn đến gặp ông…”
Thầy nhẹ gật đầu, nói: “Vậy thì tốt rồi, việc của tiểu bối ta không xen vào nữa…”
“Mặc Bạn…” Thầy đột ngột gọi tôi.
Tôi ngồi thẳng lưng lên, thầy mang ý cười mà nói: “Sau này các con hoan hảo trăm năm, lúc tế bái ta có thêm một người tới thăm âu cũng là chuyện tốt.”
Tôi bị lời này kích động ra nước mắt, không khỏi kêu lên một tiếng: “Thầy ơi…”
Thầy gật đầu cười cười, gọi tôi một tiếng. Sau đó lại nhắm nghiền hai mắt, sờ lấy mõ rồi nói: “Từ hôm nay ta lại muốn cầu phúc thêm cho một người, chẳng biết Phật tổ có ngại ta lòng tham hay không.”
“Đi đi thôi.” Thầy phất tay, “Nơi này núi cao đường xa, về sớm đi.”
“Vâng ạ..” Tôi cung kính hành lễ, rồi lại cùng Khuất Nghiêu đi quỳ lạy.
Lúc bước ra ngoài phòng y chợt nắm lấy tay tôi, quay đầu lại rồi trịnh trọng nói: “Tống đại nhân, lúc trước là con thiếu y. Từ nay về sau con chắc chắn sẽ cùng y trăm năm hạnh phúc.”
Thầy không có mở mắt, chỉ gật đầu cười nhẹ.
Tôi cũng hé miệng cười, nắm tay y cùng quay người rời đi.
Màn đêm buông xuống y cũng không làm cái gì, chỉ chui trong chăn liên tục nói xin lỗi tôi. Tôi nói qua rồi qua hết rồi, tôi chỉ là say rượu khóc om sòm lâu một tí mà thôi. Tôi phải an ủi cả hồi lâu y mới dần ngừng khóc nức nở.
Y buồn bực nói: “Ta muốn dẫn đệ đi gặp phụ thân ta…”
Cái gì?
Tôi cũng không biết mình lấy khí lực đâu ra mà hất tung cái chăn y đã ém góc hết lên. Tôi nói: “Huynh, huynh cũng đừng xúc động quá như thế!”
Y đỏ mắt nhìn tôi: “Ông cũng bảo ta dẫn đệ đến gặp mà…”
“Nhưng. Nhưng mà…”
Nói không chừng đây chỉ là cái cớ để làm hòa với huynh thôi.
Tôi không dám nói ra, chỉ là mặt lộ ra vẻ khó xử.
Y hỏi: “Có phải đệ vẫn còn khúc mắc với phụ thân ta…”
“Không có không hề có!” Tôi nhanh chóng nghĩ ngợi: “Chẳng qua ta cảm thấy không thể phân thân ra thôi…”
“Ta viết thư gọi phụ thân lên kinh là được.”
“Không được đâu!” Tôi hô lên: “Sao có thể để trưởng bối lặn lội đường xa thế được.”
“Người ở cách kinh thành không xa đâu, chưa đến năm trăm dặm ở cửa Đông luôn.”
Ây…
Tôi không nói lại được nên chỉ có thể trơ mắt nhìn y rời giường chạy đến bên bàn mài mực nâng bút chọn giấy viết thư, trôi chảy cực kỳ.
Y viết xong thì đưa cho tôi nhìn.
Tôi trợn to mắt, không phải vì nội dung mà vì chữ viết á.
Chữ y quả thật là, xấu không tưởng nổi… Đơn giản là còn cách biệt một trời một vực với đống chữ trên tấm thiếp hồng diệp y tặng tôi á.
Tôi nói: “Có phải nói đơn giản quá không huynh? Chỉ vài câu thế này à…”
Y gấp giấy thư lại đặt ở một bên: “Vài câu là được rồi, chờ phụ thân tới rồi nói rõ sau.”
Y lại leo lên giường, trong nháy mắt ánh nến lại tắt phụt đi. Y nói: “Thật ra phía đại ca đã gặp từ lâu rồi. Dù trong lòng đại ca có oán ức nhưng cũng e ngại cố kỵ Thường Thế nên coi như chuyện gì cũng chưa xảy ra.”
Tôi á khẩu không trả lời được.
Y nói: “Mặc dù phụ thân đối xử với ta khoan hậu (
khoan dung nhân hậu) chứ dạy bảo đại ca cực nghiêm, với lại đối với một số chuyện vẫn luôn cứng ngắc lắm. Cũng khó đối phó phết đấy.” Y cắn lên mặt tôi: “Đệ cũng
chớ lo lắng, người nói được làm được. Nói biết lỗi là thật sự biết lỗi rồi. Muốn ta dẫn đệ đến gặp thì cũng chính là thật sự thừa nhận đệ rồi.”
Y cũng nhận ra tôi do dự rồi ư…
Tôi tựa đầu vào ngực y, không nói gì.
“Huống chi trước khi phát hiện ra tâm ý của ta với đệ thì người vẫn luôn rất thích đệ mà, khen đệ trước mặt ta không chỉ một lần đâu đấy.”
“Thật ư?”
“Ta lừa đệ làm chi.”
“Sợ huynh dỗ ta thôi.”
“Ta ăn ngay nói thật, vốn dĩ đệ vẫn luôn xuất sắc mà.”
Tôi lại không nói nữa, nhưng thật ra trong lòng đã hân hoan nhảy cẫng lên rồi ấy. Nghĩ lại chắc Khuất ngự sử cũng không phải không chào đón tôi.
Tôi muốn chuẩn bị thật đầy đủ, nghĩ ra một đống thứ. Lại không ngờ rằng Khuất Ngự sử nhanh chân nhanh tay thật ấy. Tôi tính toán lộ trình tính cả thời gian gửi thư đi thì cơ hồ là Khuất Ngự sử vừa nhận được thư xong đã lên đường luôn.
Cuối cùng tôi cũng hiểu tâm tình lúc Khuất Nghiêu gặp thầy tôi rồi, đúng thật sự là thấp thỏm không thôi.
Nhưng Khuất Ngự sử gặp tôi cũng không nghiêm khắc gì, chỉ là đưa tôi một cái hộp bảo tôi mở ra.
Tôi vừa mở ra nhìn thì thấy một vòng tay kim ngọc, người nói: “Vốn muốn đưa sớm cho con nhưng A Nghiêu chậm chạp mãi chưa về, ta cũng không nỡ. Giờ gặp được con rồi thì giao lại cho con luôn.”
Tôi cầm hộp ngẩng đầu nhìn Khuất Ngự sử. Năm đó người uy phong lẫm liệt giờ sớm đã hóa thành ngàn vạn hối hận. Rõ ràng đang an hưởng tuổi già ở ngoại thành nhưng đôi mắt vẫn nhiễm nỗi niềm gian nan vất cả, chắc hẳn mấy năm qua cũng không dễ dàng.
Người nhìn tôi rồi nói: “Là năm đó ta thiếu các con. Ngày trước ta quá mức cứng ngắc nên làm ra nhiều chuyện sai lầm, để tiếu bối các con lỡ bao nhiêu tháng năm..”
Người hơi rũ mắt, mí mắt khép hờ, ánh mắt dừng lại trên cái hộp trong tay tôi.
“Cũng do ta quá mức cố chấp cứng đầu, không hiểu đạo lý phải trân quý, cũng không hiểu mấy chuyện tình yêu. Vốn là không thể nắm bắt mà ta vẫn cứ cố cản trở, khiến con thương tâm, cũng làm A Nghiêu thất vọng nhiều…”
Người nhìn cái hộp đó: “Vòng tay này vốn là một đôi, một cái khác ta đã giao cho Ôn Cửu. Nhưng nam tử đeo lên cũng khiến người khác nhìn, các con không cần đeo lên. Chỉ cần gìn giữ nó thật tốt là được, cũng coi như là lễ vật ta và phu nhân trao cho các con.”
Tôi gật đầu nghiêm túc mà nói: “Con sẽ giữ gìn thật cẩn thận ạ! Mỗi ngày sẽ lau một lần luôn!”
Khuất Ngự sử lại cười: “Trách không được A Nghiêu thích con…”
Người đi tới vỗ vai của tôi: “Nó cứ nghĩ là ta nhìn tranh nó vẽ mới nhận ra tâm tư của mình, thật ra ta đã sớm nhận ra, chỉ là không xác định chắc chắn lắm thôi. Nó chưa từng chủ động luyện chữ, lại đột nhiên bảo Ôn Cửu cầm bài thi của con về. Rồi ngày đêm luyện theo, viết đầy cả một phòng…”
Khuất Ngự sử thở dài: “Thế mà chữ viết vẫn chẳng tiến bộ chút nào, nó cầm bút sai cách, nhưng mãi không sửa được.”
Người lại cười: “Sau này con dạy dỗ nó một chút. Lâu rồi ta chưa nhận được thư của nó, ta sắp không đọc ra chữ của nó rồi. Mắt ta mờ mà chữ nó lại rồng bay phượng múa quá, đọc chữ mà ta phải luận một hồi mới nhìn ra…”
Tôi cũng nhớ tới đống chữ của y thật sự là như gà bới, đâm ra lại có chút áy náy, giống như là tôi không có dạy y tử tế vậy.
Tôi nghiêm túc nói: “Con sẽ cố gắng đốc thúc y luyện chữ ạ!”
Khuất Ngự sử cười to vài tiếng, trung khí mười phần. Khóe mắt người cũng đã hằn sâu mà nhìn không già yếu, còn lộ ra người đang rất vui.
Người đẩy cửa bước ra khỏi phòng đi về phía Khuất Nghiêu, vỗ vai nói rất nhiều mới rời đi.
Khuất Nghiêu đưa mắt nhìn Khuất Ngự sử rời đi mới chạy về phía tôi.
“Phụ thân nói gì với đệ thế?”
“Khuất Ngự sử nói gì với huynh thế?”
Tôi với y cùng mở miệng, rồi lại cùng nhau cười.
Y nhìn về cái hộp trong tay tôi, tôi hiểu ánh mắt y nên mở ra cho y nhìn một chút.
Y mở to mắt: “Đây là đồ của mẫu thân ta! Thế mà phụ thân cũng giao ra rồi!”
Y muốn sờ lên vòng tay nhưng dường như lại không dám đụng, y nói: “Phụ thân trân quý vật này lắm, mỗi ngày đều sờ nó mấy lần.”
“Đây là một đôi, bên trong còn có chữ phụ thân tự tay khắc lên nữa cơ.” Y cẩn thận lật cái vòng tay lên để tôi nhìn rõ bên trong.
“Một cái khắc chữ ‘Dao’, cái kia khắc chữ ‘Chi’. Cái này của đệ khắc chữ ‘Dao’ này.”
Y sợ phạm vào tục danh của trưởng bối nên không gọi thẳng ra, chỉ ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Đó là tên của mẫu thân ta đấy.”