23
Đếm cừu
♦
Vật giữa vòng tròn
Ít hôm sau cuộc viếng thăm đầu tiên của Ushikawa, tôi nhờ Quế mỗi khi đến Dinh thì mang cho tôi một tờ báo. Đã đến lúc tôi phải tiếp xúc với thực tại của thế giới bên ngoài. Dù ta cố tránh chúng đến đâu đi chăng nữa, nhưng hễ đã đến lúc là chúng đến với ta.
Quế gật đầu, và từ đó trở đi ngày nào anh ta cũng mang ba tờ báo đến.
Tôi thường nhìn qua các tờ báo sau khi ăn sáng. Đã từ lâu không buồn đọc báo, nay tôi thấy chúng thật lạ lùng: lạnh và trống rỗng. Mùi mực in kích thích thần kinh làm tôi thấy nhức đầu, những cụm chữ nhỏ đen nhánh như chọc thủng mắt tôi. Bố cục và kiểu chữ các tít bài cũng như giọng điệu của lối viết dường như phi thực đối với tôi. Tôi thường phải đặt tờ báo xuống, nhắm mắt thở dài. Trước kia thì không như vậy. Trước kia đọc báo hẳn phải là một việc bình thường hơn thế này nhiều. Cái gì đã thay đổi quá nhiều ở chúng vậy? Hay đúng hơn, cái gì đã thay đổi đến vậy ở chính tôi?
Sau khi đọc báo một lúc, tôi có thể hiểu rõ một điều về Wataya Noboru: hắn đang xây dựng ình một vị thế ngày càng vững chắc hơn bao giờ hết trong xã hội. Đồng thời hắn đang tiến hành một chương trình hoạt động chính trị cực kỳ tham vọng với tư cách một thành viên hứa hẹn của hạ viện, đồng thời thường xuyên phát biểu trước công chúng bằng cách giữ một chuyên mục trên báo chí và làm bình luận viên truyền hình. Đâu đâu tôi cũng thấy tên hắn. Vì lý do nào đó tôi không hiểu nổi, người ta lắng nghe các ý kiến của hắn, đã thế còn lắng nghe ngày càng háo hức hơn. Hắn là lính mới trên chính trường, nhưng đã được tung hô như một trong các chính khách trẻ tuổi hứa hẹn làm được nhiều việc lớn. Trong một cuộc điều tra ý kiến bạn đọc của một tạp chí phụ nữ, hắn được mệnh danh là chính khách nổi tiếng nhất nước. Người ta xưng tụng hắn là một trí thức dấn thân, một kiểu chính khách trí thức mà trước nay chưa hề có.
Khi hết đọc nổi về các sự kiện hiện thời và vai trò nổi bật của Wataya Noboru trong đó, tôi chuyển sang thu thập ngày càng nhiều sách về Mãn Châu quốc. Quế mang đến cho tôi tất cả những gì anh ta tìm được về chủ đề này. Thế mà, ngay cả ở đây, tôi cũng không thoát nổi cái bóng của Wataya Noboru. Hôm đó cái bóng của hắn trỗi dậy từ những trang trong một cuốn sách về thống kê. Sách ấn hành năm 1978, bản của thư viện này trước đây chỉ được ượn một lần duy nhất khi sách hãy còn mới, và được trả lại gần như ngay lập tức. Có lẽ chỉ những người thân của trung úy Mamiya mới quan tâm đến các vấn đề thống kê ở Mãn Châu quốc mà thôi.
Theo tác giả, ngay từ năm 1920, quân đội Thiên Hoàng đang tìm nguồn tích lũy một lượng lớn quân trang cần thiết ùa đông để chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực chống liên bang Xô Viết. Trang bị cho quân đội khả năng chiến đấu trong cái lạnh cắt da được coi là nhiệm vụ cấp bách, bởi người ta còn thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế trong điều kiện mùa đông cực kỳ khắc nghiệt ở Siberia. Nếu một xung đột biên giới dẫn tới đột ngột tuyên chiến với Liên Xô (điều hoàn toàn có thể xảy ra hồi đó), quân đội sẽ chưa sẵn sàng ột chiến dịch mùa đông. Vì vậy, một nhóm nghiên cứu trực thuộc văn phòng bộ tổng tham mưu đã được thành lập để chuẩn bị ột cuộc chiến tranh giả thiết với Liên Xô, trong đó bộ phận hậu cần chịu trách nhiệm nghiên cứu việc mua sắm quần áo đặc biệt ùa đông. Để thực sự biết thế nào là cái lạnh họ đi lên cực bắc đảo Sakhalin vốn từ lâu là điểm tranh chấp giữa Nhật Bản với nước Nga sa hoàng về sau là liên bang Xô Viết, và sử dụng một đơn vị tác chiến thực thụ để kiểm tra các đôi bốt, áo choàng và đồ lót cách nhiệt. Họ tiến hành kiểm nghiệm kỹ lưỡng các trang thiết bị mà quân đội Xô Viết hồi đó đang sử dụng cũng như loại quần áo mà quân đội Napoléon đã dùng trong chiến dịch đánh nước Nga, để rồi kết luận rằng với trang thiết bị hiện tại thì quân đội Nhật Bản sẽ không sống nổi trong mùa đông ở Siberia. Họ dự tính rằng hai phần ba số bộ binh trên tiền tuyến sẽ bị loại khỏi vòng chiến vì tê cóng.
Quần áo chống rét của quân đội Nhật hiện nay chỉ để dùng ùa đông miền Bắc Trung Quốc vốn ít khắc nhiệt hơn, ngoài ra số lượng hiện có quá ít, không đủ cho tất cả. Nhóm nghiên cứu đã tính số cừu cần thiết để sản xuất đủ quần áo mùa đông ười sư đoàn (lúc đó trong nhóm có lưu truyền mẩu chuyện cười rằng họ quá bận đếm cừu đến nỗi không còn thì giờ để ngủ) rồi đưa số liệu này vào báo cáo, cùng với dự toán số thiết bị cơ khí cần thiết để xử lý ngần ấy len cừu.
Báo cáo viết rằng lượng cừu hiện có ở quần đảo Nhật Bản không đủ cung ứng ột cuộc chiến kéo dài ở các lãnh thổ miền bắc chống lại liên bang Xô Viết trong trường hợp Nhật Bản bị trừng phạt hay phong tỏa kinh tế, vì vậy nhất thiết Nhật Bản phải đảm bảo được nguồn cung cấp len ổn định (không chỉ cừu và cả thỏ mà các loài có lông khác) ở vùng Mãn Châu - Mông Cổ và thiết bị cơ khí để xử lý số len đó. Người được giao nhiệm vụ tiến hành quan sát thực địa ở Mãn Châu quốc vào năm 1932, ngay sau khi chế độ bù nhìn ở đó được thành lập, là một nhà kỹ trị trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường Võ bị với bằng thống kê học; tên là Wataya Yoshitaka.
Wataya Yoshitaka! Đây chỉ có thể là bác ruột của Noboru. Chẳng có nhiều Wataya lắm trên đời này, còn cái tên Yoshitaka thì không nghi ngờ gì nữa.
Sứ mạng của ông ta là tính toán khoảng thời gian cần thiết để có thể bảo đảm nguồn cung cấp len ổn định ở Mãn Châu quốc. Wataya Yoshitaka chộp lấy ngay vấn đề này như một trường hợp mẫu cho thống kê học hiện đại và tiến hành phân tích số liệu một cách vô cùng thấu đáo.
Khi ở Mukden, Wataya Yoshitaka xin được gặp thiếu tướng Ishiwara Kanji và ngồi uống rượu đàm đạo thâu đêm với người này.
Ishiwara Kanji. Lại một cái tên mà tôi biết rõ. Ông bác của Wataya Noboru đã tiếp xúc với Ishiwara Kanji, kẻ đầu sỏ trong việc dựng lên việc Trung Quốc tấn công quân đội Nhật Bản một năm trước đó, sự kiện được mệnh danh là "Sự biến Mãn Châu" và được Nhật Bản dùng làm cái cớ để biến Mãn Châu thành Mãn Châu quốc, cũng là sự kiện mà về sau sẽ chứng tỏ hành vi xâm lăng đầu tiên trong suốt mười lăm năm chiến tranh.
Ishiwara lúc đó đã đi khắp Trung Hoa đại lục và đâm ra tin tưởng rằng một cuộc chiến toàn diện với Liên Xô không những là không tránh khỏi mà mấu chốt để thắng trong cuộc chiến này nằm ở việc tăng cường lực lượng hậu cần của Nhật Bản; muốn vậy thì phải cấp tốc hiện đại hóa đế quốc Mãn Châu vừa mới khai sinh và thiết lập một nền kinh tế tự cấp tự túc. Ông ta trình bày ý tưởng của mình với Wataya Yoshitaka một cách hùng hồn, đầy nhiệt huyết. Ông ta cũng lập luận rằng điều quan trọng là phải đưa nông dân từ Nhật sang để tổ chức lại ngành trồng trọt và chăn nuôi của Mãn Châu quốc, tăng năng suất