Chương 41:
Vĩnh Thông.
Thôi Tiến Chi chăm chú giám sát đám nhân công hoàn thành nốt chỗ công việc cuối cùng, khí thế nhất trời.
Ba tháng bận rộn, kênh Vĩnh Thông cuối cùng cũng sửa xong rồi, tốt xấu cũng giúp Thái Tử làm được một chuyện có ích.
Thôi Tiến Chi khoanh tay đứng quan sát bên bờ kênh, nghĩ thầm: Đại khái qua mấy canh giờ nữa là có thể kết thúc công việc, tối nay y sẽ thức nguyên đêm viết một phong tấu chương đệ lên trên, thông báo về tiến độ công trình ở Vĩnh Thông này.
Đợi hôm sau Hoàng Thượng đọc được vui vẻ, Thái Tử cũng không bị lạnh nhạt nữa.
Bỗng Thôi Lâm chạy vội tới, bẩm:
"Gia, Thanh La cô nương tới, đang ở bên ngoài chờ."
Thôi Tiến Chi liền nhíu mày, trong lòng không vui lắm.
Đây là nơi y làm chính sự, Thanh La tới làm gì? Nàng ta nên ngoan ngoãn đợi ở phủ, không có việc gì tốt nhất đừng chạy lung tung.
Thôi Tiến Chi trách cứ: "Không nhìn thấy ta đang bận à, không rảnh!"
Thôi Lâm bị mắng đến rụt cổ.
Nhưng quả thật Thanh La cô nương có vẻ rất sốt ruột, dường như thực sự có chuyện quan trọng cần nói.
Dù sao hắn cũng từng chịu ân tình của Thanh La, lúc này không giúp nàng thì không tốt lắm.
Mới căng da đầu nói: "Gia, cô nương nói có chuyện vô cùng quan trọng ạ."
Thôi Tiến Chi càng lạnh giọng mắng: "Lời ta nói ngươi không để vào tai à? Bảo nàng ta trở về!"
Thôi Lâm hết cách, thấy Thôi Tiến Chi đúng là bận thật, mới vừa xoay người định quay về, bỗng sực nhớ, vội nói với Thôi Tiến Chi:
"Thanh La cô nương nói, chuyện đó có liên quan đến công chúa, ngài xem......"
Thôi Tiến Chi quay phắt lại: "Liên quan đến Lý Thuật ư?"
Thanh La có chuyện lớn gì có thể liên quan đến Lý Thuật chứ?
Y vẫy tay gọi một cấp dưới tới thay mình giám sát công trình, còn bản thân thì theo Thôi Lâm đi mất.
Ra ngoài, liền thấy một chiếc xe ngựa khiêm tốn dưới tàng cây, xa phu thấy y tới vội hành lễ.
Thôi Tiến Chi lập tức tiến tới, mới vén rèm đã hỏi:
"Nàng rốt cuộc có chuyện gì? Lại còn liên quan đến Lý Thuật?"
Thanh La ngồi trong xe, đang nhíu mày nghĩ lại chuyện của Lý Thuật, Thôi Tiến Chi bất ngờ vén rèm lên, ngữ khí lại không kiên nhẫn, Thanh La bị dọa hết hồn.
Định thần lại, nàng ta giải thích:
"Quả thật có liên quan đến công chúa.
Nhưng...thiếp cũng không khẳng định."
Thanh La thò người ra cửa xe ngựa, đè giọng nói thầm:
"Thiếp cảm thấy......!phía sau chuyện bị đoạt lương hình như có bàn tay của công chúa."
Nghe xong đôi mắt Thôi Tiến Chi co rụt lại: "Nàng nói gì?!"
Thấy y phản ứng lớn nhưu vậy, đám hạ nhân xunh quanh đều bị dọa sợ.
Thôi Tiến Chi vội phất phất tay, cho bọn họ lui ra xa.
Trong mắt y như có hàn băng, thậm chí còn mang chút hung ác:
"Nàng đang mê sảng đấy à? Đừng có vu cáo cho nàng ấy!"
Ý cảnh cáo rõ ràng.
Bạ.
Mùng một tháng bảy, theo lệ thường Lý Thuật tới chùa Thiên Phúc dâng hương. Lần này muốn ở lại nhiều hơn mấy ngày.
Cuối cùng cũng được nhàn nhã.
Trước đó nàng cũng từng muốn ở chùa Thiên Phúc lâu một chút, nhưng nề hà trong phủ khách đến đầy nhà, một đám người ai cũng muốn bái phỏng nàng, mong được nàng nói vài câu trước mặt Thái Tử. Những người đó coi trọng quyền thế địa vị nàng có, lôi kéo làm quen, tặng lễ, cầu quan, tất cả đều có.
Hiện giờ thì ngược lại, nàng bị phụ hoàng trách mắng, lại bị Thái Tử bỏ rơi như giày rách, môn đình ồn ã náo nhiệt ngày nào giờ lại vắng vẻ quạnh hiu.
Như vậy cũng khá tốt. Nàng trước giờ đều bị đẩy lên đài, nhất cử nhất động đều bị người khác chú ý, đến một chút sơ sót cũng không dám làm. Bây giờ có thể lui về phía sau, ngược lại có cơ hội chú ý đến người khác, thật là tự tại.
Lý Thuật ra khỏi thành từ sáng tinh mơ, giữa trưa đã đến chùa Thiên Phúc.
Chùa Thiên Phúc nằm ở giữa sườn núi, bậc thanh ngoằn nghèo dọc theo sườn núi kéo dài lên phía trên, Lý Thuật chưa từng đếm qua nhưng có lẽ cũng đến mấy trăm bậc.
Xe ngựa dừng lại ở chân núi, bọn hạ nhân nâng cáng tre tới, dọc theo cầu thang một đường nâng Lý Thuật đi lên.
Đại khái một nén nhang sau nàng đã tới cổng chùa, Lý Thuật mới vừa hạ cáng tre, liền nghe bên cạnh Hồng Loa thở hổn hển.
Nàng ta bò một đường lên, thiếu chút nữa ngất cả ra đấy. Trên mặt mồ hôi chảy như mưa.
Hôm nay thời tiết thật sự oi bức, bầu trời âm u, một cơn gió cũng không có, khiến người có chút thở không nổi. Như điềm báo trước một cơn mưa rào.
Cửa son đồng đinh, chùa Thiên Phúc mở rộng cửa chính, phương trượng mang theo một đám hòa thượng đều đứng ở ngoài cửa nghênh đón Lý Thuật, phô trương đến thế là cùng.
Lý Thuật bị một đám đầu trọc nhìn chằm chằm.
Chùa Thiên Phúc là do một mình Lý Thuật bỏ vốn cung phụng, phương trượng tất nhiên phải để lại cho kim chủ biệt viện to nhất, dù cho công chúa cơ bản không ở lại lâu, cũng hàng ngày sai tiểu sa di vẩy nước quét nhà, sạch sẽ không nhiễm một hạt bụi.
Hồng Loa phân phó hạ nhân đi đặt hành lễ, dọn dẹp biệt viện, Lý Thuật được phương trượng dẫn đi Đại Hùng Bảo Điện.
Nàng đi một đường, chỉ thấy được tốp năm tốp ba khách hành hương.
Chùa Thiên Phúc cũng không phải chù lớn. Chùa ở nơi hẻo lánh, đường lên núi lại rất khó đi, bởi vậy hương khói cũng không thịnh.
Cũng bớt việc cho Lý Thuật, nàng khỏi cần cho hộ vệ bao vây cả cái chùa này.
Gần đây tình thế trong triều của nàng không được như trước, vẫn nên hành sự khiêm nhường một chút mới được.
Phương trượng dẫn Lý Thuật vào Đại Hùng Bảo Điện, trước mặt chính là một bức tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng rất lớn, kim quang lập loè, tượng Phật thủ thế " THI VÔ ÚY ẤN ", với ý thỏa mãn tâm nguyện chúng sinh, giải trừ đau khổ cho nhân thế.
Lý Thuật còn lâu mới tin.
Có ước nguyện gì thì tự mình đi lấy, khổ sở thì tự mình làm cho hết khổ, Phật Tổ giúp được tí nào.
Nếu không phải vì vong mẫu, cả đời nàng chẳng thèm đến chùa miếu lần nào. Nàng là người rất thực tế, chưa bao giờ tin điều gì vô căn cứ.
Lý Thuật quỳ gối trên tấm đệm hương bồ trước mặt Phật tổ, thắp ba nén hương.
Sau đó phương trượng dẫn đám hòa thượng ngồi trên đệm hương bồ, muôn miệng một lời, rầm rì niệm Vãng Sinh Chú. Thanh âm vang vọng bên trong điện.
Đây cũng là lệ thường mỗi lần tới dâng hương, nàng tuy không hiểu kinh Phật, nhưng cũng có thể ngồi nghe hòa thượng niệm kinh trưa. Thẳng đến khi Hồng Loa tới nhắc nhở tới giờ cơm chiều.
Lý Thuật liền trở về biệt viện ăn một bát cơm chay, chỉ tùy ý động đũa vài cái, nghĩ thầm cái tên đầu bếp chết tiệt ở chùa Thiên Phúc này sao vẫn chưa bị đuổi.
Ăn xong cơm chay, Lý Thuật đi dọc theo hành lang gấp khúc vòng ra hậu viện, đi qua cửa sau, dọc theo một con đường mòn lắt léo hướng lên núi, không bao lâu đã tới một tòa đình, lên trên nữa là một cái tháp phật tinh xảo.
Hồng Loa không cùng Lý Thuật lên Phật tháp, mà đứng trong đình bên dưới chờ, nhón chân là có thể nhìn thấy thân ảnh công chúa.
Trong Phật tháp có một ngọn trường minh đăng, công chúa luôn một mình đi vào một lát.
Một ngọn đèn làm bằng cẩm thạch trắng đặt ở giữa Phật tháp, cao hai mươi thước, còn cao hơn hai người trưởng thành cộng lại. Toàn thân trắng tinh, điêu khắc rất nhiều phật tích cổ, nhìn kỹ từng nét khắc đều vô cùng tinh xảo.
Trên đỉnh ngọn đèn là một khay đặt bấc đèn khắc hoa sen, bấc đèn thông với khoang chứa dầu bên trong đèn, bởi vậy ngọn đèn luôn được thắp sáng. Đây chính là trường minh đăng.
Trường minh đăng bất diệt, dầu hết đèn tắt, cũng giống con người vậy. Phương trượng nói rằng trường minh đăng có thể cháy đến trăm năm, Lý Thuật cũng không biết có thật không, dù sao nàng cung phụng mấy năm nay xác thật chưa thấy đèn tắt bao giờ.
Diệt hay không diệt, cùng lắm chỉ là cái ý nghĩ thôi. Người đã khuất làm sao biết được, chẳng qua để lại cho ngươi chút niệm tưởng.
Lý Thuật thu hồi ánh mắt, cất bước ra khỏi Phật tháp.
Phật tháp này được dựng trên đài cao, ba mặt đều là hàng cổ thụ um tùm, mặt còn lại tựa vào núi, có lan can vây quanh.
Lý Thuật đi qua đứng ở lan can, rũ mắt nhìn xuống dưới, chỉ thấy mênh mông một mảnh xanh rờn.
Từ trên đài cao có thể thu toàn bộ cảnh chùa vào mắt, Lý Thuật nhìn thấy đám hòa thượng xong việc từ trong điện đi ra, bọn họ đứng ở dưới hiên tháo đèn lồng xuống, thắp ngọn nến bên trong rồi lại treo lên.
Từ tầm mắt của Lý Thuật, cứ như hóa phép một cái, tất cả ngọn đèn đều được thắp lên, ngôi chùa sáng rực.
Những mái hiên nặng nề, những đại sảnh cao chót vót, nộ mục kim cương Bồ Tát đê mi*, dưới ngọn đèn dường như đều có vẻ ôn nhu, có hơi thở thế gian phàm tục.
*金剛怒目菩薩低眉Kim cương nộ mục nghĩa là đồng tử Kim cương trợn mắt, hình dung cái uy thế của người, đầy vẻ phẫn nộ để hàng phục kẻ ác. Còn Bồ tát đê mi nghĩa là Bồ tát lim dim đôi mắt, miêu tả vẻ hiền từ của người để nhϊếp hóa người thiện lương.
Không biết mẫu thân có thích không, dù sao Lý Thuật cũng rất thích chùa Thiên Phúc.
Mẫu thân của Lý Thuật là một vũ nữ trong cung, có vài phần tư sắc, một đêm thừa sủng, lại may mắn hoài thai.
Chuyện này vốn trong chốn thâm cung cũng không phải lần đầu, vài vị hoàng tử công chúa thứ xuất chính là đến thế gian như vậy. Duy chỉ có Lý Thuật và mẫu thân bị đày vào lãnh cung.
Mẫu thân không đủ thông minh, thậm chí có thể coi là trì độn ngu dốt, không hiểu rằng sống trong cung cần nhất là khiêm tốn nhún nhường, ngược lại ỷ vào việc mình mang thai, làm không ít chuyện ngu xuẩn, liên tiếp tranh sủng, khiến cho không ít phi tần
Bởi vậy sau khi bà sinh Lý Thuật không lâu, Hoàng Hậu không còn kiên nhẫn nhìn bà nhảy nhót trước mặt mình, tìm cớ đày vào lãnh cung.
Lý Thuật không thích kẻ ngu dốt, có thể bởi vì từ lúc nàng sinh ra đã nhận định do mẫu thân ngu dốt mới khiến nàng phải nhận hậu quả.
Cung điện lạnh lẽo như vậy, yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng tim đập. Cái im lặng khiến người ta phát điên.
Cũng giống cái tĩnh lặng của đồi núi lúc này.
Bỗng, phía sau Lý Thuật truyền ra một tiếng thở. Tiếng thở ấy rõ ràng đến mức nàng nghe được, nó ở ngay sau lưng.
Lý Thuật kinh hãi một chút, vội xoay người, nhưng vội vàng lại chỉ kìm nhìn thấy một chiếc mặt nạ che mặt.
Đến một câu nàng cũng không kịp nói, thậm chí tiếng kêu cứu cũng chưa kịp phát ra, người nọ vươn tay, đẩy nàng về phía sau.
Cảm giác không trọng lực khiến nội tâm Lý Thuật hoảng loạn, nàng vươn tay quờ quạng muốn nắm lấy lan can, nhưng lại chỉ bắt được một miếng ngọc bội treo trên hông người kia.
Liền rơi xuống vách núi.
Chuông đêm trong chùa lúc này đột nhiên vang lên, thanh âm uy lực, trong phút chốc truyền ra khắp núi non..
Vì thế tiếng vang lúc Bình Dương công chúa "Vô ý trượt chân", rơi xuống vách núi đã bị che đậy.
Người bịt mặt nhìn xuống vách núi, vô cùng hài lòng.
Vừa rồi Bình Dương công chúa đột nhiên xoay người, đôi mắt sắc nhọn của nàng như nhìn thấu thân phận của hắn.
Hắn còn giật mình một chút, may mắn cuối cùng cũng thành công đẩy được nàng xuống rồi.
Trước đó khi tin tức truyền đến Đông Cung, Thái Tử cơ hồ muốn phá cả cung điện, bình hoa đồ sứ lăn lóc nát tươm.
Thái Tử vì giận dữ mà đôi mắt đỏ ngầu: "Thôi Tiến Chi nói tất thẩy đều là mưu kế của nàng ta?"
Thái Tử nghiến răng nghiến lợi: "Hay lắm, hay cho một con chó ngoan!"
"Chó cắn người, ngươi có biết kết cục là gì không?"
Thị vệ lắc đầu.
Thái Tử tàn nhẫn cười:
"Chó cắn chủ, phải đánh chết sớm một chút, bằng không nó có thể cắn được một lần, sẽ có thể cắn lần thứ hai."
*
Cỗ kiệu bốn người khiêng đi dọc theo phía đường Đông Quan hướng về phía Duyên Hưng Môn, bên ngoài còn có hai kẻ hầu tháp tùng.
Trời càng ngày càng tối.
Một tùy tùng thúc giục kiệu phu: "Nhanh một chút, muộn là cửa thành đóng mất."
Lúc này trên núi bỗng nhiên truyền đến một tiếng tiếng chuông, xa xa, lại thập phần hùng hồn, dọa đám chim chóc trong núi bay lả tả.
Người trong kiệu nghe tiếng bèn vén rèm ra nhìn, cổ tay lộ ra khỏi áo bào đỏ trông rắn rỏi lạ lùng. Thật là cảnh đẹp ý vui.
"Đây là đâu?" __Thẩm Hiếu hỏi.
Sáng sớm chàng vì công vụ phải ra khỏi thành, bận rộn cả ngày giờ mới về.
Từ lúc được bệ hạ bổ nhiệm vào Môn Hạ Tỉnh, sự vụ so với hồi ở Hộ Bộ chỉ nhiều hơn chứ không ít, đám quan viên đồng liêu ở Môn Hạ Tỉnh lại bàn nhau cô lập chàng, việc nào phải ra khỏi thành là y rằng cả đám đều đùn đẩy qua.
Làm cấp sự trung, một ngày đến là bận rộn.
Nhưng mỗi khi chàng dẫm lên bậc thang cẩm thạch trắng tới Thái Cực cung tảo triều, đón ánh sáng mặt trời đầu tiên, đứng ở nơi cung điện cao cao nhìn ra ngoài, hết thảy đều có vẻ phi thường đáng giá.
Chàng muốn bước xa hơn nữa. Đây chính là dã tâm mà chàng luôn nung nấu trong lòng.
Xuyên qua ánh chiều chạng vạng, Thẩm Hiếu nhìn thấy một ngọn núi phủ cây xanh tốt. Chỉ là trời tối dần, màu xanh trên núi đượm thêm chút âm u, ngược lại có hơi thở đáng sợ dọa người.
Người hầu nghe chàng hỏi chuyện, vội thưa: "Bẩm đại nhân, chỗ này là núi Đông Cương, trên núi có chùa Thiên Phúc, mới vừa rồi chính là tiếng chuông chùa Thiên Phúc đấy ạ."
Thẩm Hiếu nghe vậy, giương mắt hướng trên núi nhìn, chỉ thấy giữa sườn núi có một đốm sáng rực rỡ. Đoán chỗ đó chính là chùa.
Thẩm Hiếu nói: "Ngôi chùa này hương khói có vẻ phồn thịnh lắm."
Người hầu cũng nhìn lên núi, thấy đốm sáng kia chỉ chẹp miệng:
"Chùa Thiên Phúc bình thường thanh tịnh, không có nhiều hương khói, hôm nay sao lại náo nhiệt như vậy?"
Vừa dứt lời, người hầu liền bừng tỉnh đại ngộ mà "A" một tiếng: "Thiếu chút nữa đã quên, hôm nay là mùng một tháng bảy, Bình Dương công chúa mỗi mùng một và mười lăm đều đến chùa Thiên Phúc dâng hương, trách không được cả chùa đều thắp đèn."
Đó là cô công chúa đến cả người Phật môn cũng không dám chậm trễ nha.
Thẩm Hiếu nghe xong, lại nhìn chùa Thiên Phúc thêm cái nữa.
Từ lần trước ở Hàm Nguyên Điện, đã nửa tháng hơn chàng chưa gặp lại Bình Dương công chúa.
Nàng hao hết tâm tư bày một cái bẫy, chàng chỉ cần phối hợp nàng, nhờ đó đã được nàng giúp đỡ nâng đến quan giai ngũ phẩm.
Ngày ấy bên ngoài Hàm Nguyên Điện một tiếng "Cảm tạ", đúng là không thể nói hết tâm ý của Thẩm Hiếu.
Chỉ là chàng vẫn luôn thắc mắc, nàng và Thôi Tiến Chi thuộc phe của Thái Tử là chuyện rõ mười mươi, vì sao nàng lại tự âm mưu chuyện đoạt lương, khiến Thái Tử thiệt hại?
Nàng nhìn thấu con người chàng, biết chàng có dũng khí dám đánh cược một ăn cả ngã về không, nhưng chàng trước nay chưa từng hiểu được nàng đang suy tính điều gì.
Bình Dương công chúa...... Bình Dương công chúa......
Ba năm trước bị bắt thị tẩm, nàng đáp ứng chuyện phong quan nhưng lại nuốt lời, khi đó Thẩm Hiếu thật sự rất căm hận.
Nhưng sau khi tiếp xúc nhiều hơn, nàng thông minh mưu trí, cả vẻ cô độc ngẫu nhiên bị lộ ra của nàng, đều khiến chàng không thể nào tiếp tục hận nàng được.
Nàng là người con gái không bình thường nhất chàng từng biết.
Thẩm Hiếu thu hồi suy nghĩ vẩn vơ, đang muốn không nhìn chùa Thiên Phúc nữa, lại chợt nảy ra một câu hỏi —— ngày ấy nàng bị trẹo chân, không biết đã đỡ hơn chút nào chưa.
Vì thế một câu "Tiếp tục vào thành thôi" còn chưa kịp thốt ra đã bị nuốt xuống. Người hầu nghe thấy chất giọng thanh thanh lẫm lẫm của Thẩm đại nhân trong kiệu:
"Trời muộn lắm rồi, sợ là về đến Duyên Hưng Môn, cửa thành cũng đã đóng."
"Không thì tới chùa Thiên Phúc tá túc một đêm, sáng mai lại vào thành."
Cỗ kiệu trong ánh sáng mờ tối rẽ ngang, dừng trước chân núi, thềm đá dốc kiệu không thể lên được nữa. Thẩm Hiếu xuống kiệu, ngước mắt nhìn ngôi chùa chìm trong ánh sáng, chậm rãi nhấc bước đi lên.