Bọn họ vẫn liên tục từ chối, tôi mặc kệ, sau khi tính toán xong thì hỏi họ số tài khoản.
Họ chỉ ngại ngùng một lúc, sau đó thì hớn hở đọc số tài khoản cho tôi.
Tôi chuyển khoản cho họ qua ngân hàng điện tử ngay lập tức, 26 nghìn tệ tiền gốc cộng lãi 3 năm là 30 nghìn của chồng bác hai, mười nghìn tệ tiền gốc cộng tiền lãi là 12 nghìn của chồng cô tư.
Sau khi tận mắt nhìn thấy con số tôi chuyển khoản, họ vẫn có vẻ hơi xấu hổ, chồng bác hai lập tức lấy tiền mặt trong túi ra định trả lại tôi tiền lãi.
Lúc này, bố tôi luôn ngồi ở bên cạnh hút thuốc cuối cùng cũng lên tiếng, giọng điệu vẫn hơi cứng nhắc nói: “Lãi thì nhà em nên trả, mọi người đừng trả lại nữa.
Mọi người yên tâm, dù trả tiền rồi thì gia đình em vẫn luôn nhớ ơn mọi người đã cho chúng em vay tiền ngày xưa.”
Mẹ tôi ở một bên cũng nói vài câu hàm súc, nhưng ý nghĩa thì vẫn vậy.
Sau khi họ nhận tiền lãi, gia đình chúng tôi mới thấy nhẹ đầu và thoải mái hơn.
Cuối cùng bọn họ không còn kêu gào muốn trả tiền nữa, cũng không dám mặt dày ở lại.
Sau khi khen tôi bằng những lời rõ ràng là dối trá xong, họ đều đứng dậy đi về.
Nhà cửa đã im ắng trở lại, bấy giờ, tôi mới quay sang hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ và tình hình nhà cửa.
Tôi là con một, do chính sách kế hoạch hóa gia đình năm xưa nên sau khi tôi chào đời, bố tôi thấy đã sinh được con trai, nên không dám sinh tiếp nữa, vì lúc đó nhà tôi rất nghèo.
Khi tôi bước vào độ tuổi thiếu niên, nhà tôi cũng trồng hoa nhài như bao nhà khác, miễn cưỡng được xếp vào hộ bậc trung, nhưng bố mẹ tôi cũng không sinh thêm em cho tôi nữa.
Cũng may bố mẹ tôi kết hôn sớm, nên bây giờ cũng mới tầm năm mươi, sức khỏe vẫn rất tốt.
Mấy năm nay vì trả nợ, ngoài trồng hoa, bố mẹ tôi còn canh tác thêm hơn hai mươi mẫu nương rẫy để trồng mía, thật sự là rất vất vả.
Hơn nữa, loại mía để làm đường luôn rất rẻ, một tấn mà chưa đến năm trăm tệ.
Tôi chuyển hết số tiền tám nghìn còn lại trong số năm mươi nghìn mà Bạch Vi gửi cho vào thẻ của bố mình, sau đó bảo với ông đừng trồng mía nữa, đưa ruộng cho người khác đi, lúa cũng chỉ trồng đủ cho hai người ăn là được rồi, lạc hay khoai gì đó cũng đừng trồng nữa.
Bố tôi lắc đầu, nói dù đã trả hết nợ, nhưng ông vẫn chưa quên được cảm giác sống trong nợ nần.
Ông phải tranh thủ làm lụng khi còn khỏe, làm thêm vài năm dành dụm chút tiền, để phòng sau này có chuyện gì thì ít ra cũng có tiền để giải quyết.
Tôi không biết phải làm sao, khổ sở khuyên nhủ bố mình hồi lâu, nhấn mạnh một năm ít nhất mình cũng có thể kiếm được một trăm nghìn tệ, nếu chăm chỉ làm thêm vài đơn hàng thì còn kiếm được nhiều hơn.
Tôi khuyên nhủ một lúc lâu, sau khi thuyết phục mẹ tôi đồng ý trước, giúp nói đỡ với bố tôi mấy câu thì bấy giờ ông mới gật đầu nhất trí.
Tôi thấy yên lòng, sau đó chủ động đi nấu cơm.
Tôi vừa đi xuống bếp, bố tôi đã đi vào đun nước nóng cho tôi, còn tôi thì rút con dao làm bếp ra, chẳng mấy chốc trong sân đã vang lên tiếng gà.
Mẹ tôi cũng đi vào mảnh vườn bà trồng hái rau xanh và mướp đắng về, không bao lâu sau, một nhà ba người chúng tôi đã dựng một chiếc bàn trong phòng khách, sau đó bày một đĩa gà luộc, một đĩa mướp đắng xào trứng và rau luộc lên bàn.
Bố tôi đặc biệt múc đầy một bát rượu rắn do ông tự ngâm, sau đó rót nửa bát cho tôi.
Bữa cơm này, nhà tôi ăn rất lâu, dường như lâu lắm rồi, bố mẹ tôi không được thong thả thế này.
Cơm nước xong, tôi dọn ghế rồi ngồi xuống dưới gốc cây trước cổng nhà, vừa ngắm những nụ hoa loáng thoáng giăng đầy sao dưới ánh trăng nhàn nhạt trong mẫu ruộng trồng hoa nhài, vừa kể về những chuyện tôi đã trải qua ở Xiêng La.
Tối nay, tôi không vào thị trấn tìm Đàm Hữu Ngân, cũng không vào làng tìm mấy người bạn thuở nhỏ, mà ở nhà trò chuyện với bố mẹ.
Ngày hôm sau, tôi kéo bố mình đến nhà hai người hàng xóm vừa có sức khỏe vừa rất cần cù, còn có mối quan hệ khá tốt với nhà tôi,