Tôi nhướn mày: “Chuyện của người lớn, trẻ con đừng có hỏi nhiều”.
Triệu Thư Hằng vừa định phản bác, tôi đã chỉ vào Đồng An Chi, anh ta lập tức như con gà chọi thua, rụt người lại, uể oải.
Không bao lâu sau, Đồng An Chi đã dần hiểu ra, nhìn tôi nói: “Thế này đi.
Phương Dương, tôi đã nghĩ kỹ rồi, chắc cậu vẫn phải đi.
Chỉ cần cậu có thể nhờ Ôn Hân giúp, cậu muốn gì tôi cũng đồng ý”.
Tôi trầm mặc.
Một là tôi không biết lời này của Đồng An Chi có đáng tin hay không.
Với một thương nhân mà nói, lời của ông ấy đã mất uy tín rất nhiều lần rồi.
Hai là tôi vừa “thoát khỏi” chỗ của Ôn Hân, giờ lại liên lạc với cô ấy thì có vẻ không được hay cho lắm.
Do dự một lát, cuối cùng tôi vẫn đồng ý với Đồng An Chi.
Dù lần này, tôi vẫn bị ông ấy lợi dụng, nhưng đây cũng coi như là tôi giúp cho tập đoàn Vọng Thiên.
Bất kể thế nào, tôi cũng không thể trơ mắt nhìn tập đoàn này cứ thế bị người trong nội bộ reo rắc muôn vàn nguy cơ được.
Nếu tập đoàn Vọng Thiên có làm sao, kết quả trực tiếp của phản ứng dây chuyền chính là công ty con mà Đồng An Chi hợp tác với nhóm Đỗ Minh Cường ở bên Xiêng La cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Nghiêm trọng hơn khéo còn ảnh hưởng đến chủ quyền, biết đâu những kẻ tâm cơ sẽ lợi dụng những sơ hở này để thay đổi mọi quyền lực trong công ty con.
Đến lúc đó, mọi cố gắng của chúng tôi đều sẽ thành công cốc hết.
Dù đã bàn việc xong, nhưng Đồng An Chi vẫn trò chuyện với tôi thêm một lúc rồi mới đi.
Ông ấy còn nói phòng của mình và Triệu Thư Hằng ở sát vách phòng tôi.
Vì thấy lâu lắm rồi chúng tôi không được nghỉ ngơi, nên ông ấy đã đặt lịch hẹn cho chúng tôi vào buổi chiều.
Trước khi hai người họ đi, tôi kéo Triệu Thư Hằng lại, hỏi nhỏ: “Cảnh sát Tề về Yến Kinh rồi à?”
Triệu Thư Hằng nghi hoặc đáp: “Đương nhiên, anh hỏi chuyện này làm gì?”
Nói rồi, Triệu Thư Hằng chợt lộ ra vẻ mặt bừng tỉnh, rồi cười nham hiểm nói: “Tôi hiểu rồi, lẽ nào anh còn đứng núi này trông núi nọ,