Dịch: Amelie.Vo
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, tôi chẳng thấy Ân Tử Dạ đâu, mà vết bầm trên cổ tay cũng đã biến mất triệt để.
Lúc đến công ty, tôi lấy được địa chỉ email của Nhã Nhã từ chỗ Frank.
Đắn đo mãi một hồi, tôi mới gửi cho cô ấy một email.
Nhã Nhã à,
Mình là Huyên Huyên đây, cám ơn cậu đã giúp mình tìm được việc làm! Mình đã nghe nói về chuyện của cậu, không biết hiện giờ cậu thế nào rồi? Mình rất lo lắng cho cậu.
Ngày hôm đó, rõ ràng là mình bảo muốn kết bạn cùng cậu, thế nhưng mình lại để cậu ra đi trong lúc khó khăn.
Mình thật sự xin lỗi cậu T_T.
Rất mong nhận được hồi âm của cậu!
Cậu có thể liên lạc lại với mình không? Số điện thoại của mình là: 187XXXXXXXX.
Cậu có thể gọi cho mình bất cứ lúc nào, hoặc có thể thêm wechat của mình bằng số này.
Huyên Huyên
Suốt cả ngày hôm đó, tôi cứ ngồi ngóng chờ email.
Ngày hôm sau, tôi lại không nhịn được, đi gửi một email khác:
Nhã Nhã à,
Cám ơn cậu đã tặng cho mình mặt dây chuyền.
Lần trước, nó đã cứu mình một mạng, nó có tác dụng đuổi tà ma nhỉ? Hẳn đó là bảo vật vô cùng quan trọng của cậu, sao cậu lại tặng nó cho mình? Mong rằng cậu có thể gặp mặt để nói cho mình biết.
Nếu cậu vẫn không hồi âm, mình sẽ tháo nó không đeo nữa đấy!
Huyên Huyên.
Thế nhưng, tôi vẫn chẳng nhận được bất cứ email trả lời nào.
Hai ngày nay, Tử Dạ bỗng có chút khác biệt.
Cậu không những giúp tôi trả nợ tín dụng, mà mỗi đêm còn mang đến cho tôi những món quà “nho nhỏ”.
Có lúc thì là đồ ăn, có lúc lại những món đồ lặt vặt như: khăn choàng cổ, bít tất, bao tay, son môi, các loại mỹ phẩm, và rất nhiều thứ khác mà tôi cực thích.
Mặc dù gọi nó là “món quà nhỏ”, nhưng giá cả của chúng lại không hề rẻ chút nào, chẳng hạn như kem dưỡng da cũng đã hơn 500 tệ.
Tất nhiên tôi khá là ngạc nhiên và vui thích, song tôi cũng có chút ái ngại.
Tôi ngồi bên mép giường nói đùa với cậu:
“Em đừng có xài tiền lung tung nữa! Khai thật cho chị nghe xem, rốt cuộc em có bao nhiêu tiền.”
Ngồi kề bên tôi, Tử Dạ giải thích:
“Chị ơi, thật ra em có tổng cộng ba tấm thẻ.
Tấm thẻ thứ nhất là mẹ đưa cho em trước lúc qua đời.
Dì em đã dùng tiền trong đó để mai táng và mua đất chôn mẹ, phần còn lại chuyển cho em, trên đó có 58,6 tệ.”
“Ừ đây là là một con số đặc biệt, giữ làm kỷ niệm cũng được.”
(586 đồng âm với “我拜了” nghĩa là “Chào tạm biệt” hoặc “忘不了” nghĩa là “Không thể quên”)
“Tấm thẻ thứ hai là tiền tiêu vặt mà bố cho em.
Từ năm bảy tuổi bị đưa đến nhà mới cho đến khi học xong cấp một, mỗi tháng bố đều gửi cho em 5000 tệ.
Từ cấp hai trở đi em được 10 000 tệ, còn dịp lễ Tết thì được khoảng 30 000 hoặc 50 000 tệ.”
“Đại gia! Hãy bao nuôi em đi…” Xém tí nữa là tôi quỳ luôn rồi.
Nghĩ lại ngày xưa học đại học, tiền tiêu vặt hàng tháng của tôi cũng chỉ có 400 tệ, mà tiền tiêu vặt hàng tháng của người ta lại bằng ba tháng lương của tôi bây giờ cộng lại!
Ánh mắt cậu có chút hiu quạnh:
“Nhưng mà vào năm học lớp 10 em đã bỏ nhà ra đi, không đụng tới một đồng một xu của ông ấy.
Vì vậy, em mới có tấm thẻ thứ ba, toàn bộ đều là tiền mà em tự kiếm được.
Chỉ có điều khi ấy em vẫn còn là học sinh chưa thành niên, có rất nhiều công việc không làm được, nên tiền kiếm được rất ít, chỉ khoảng 50 hay 60 000 tệ mà thôi.
Về cơ bản thì em sống nhờ vào tấm thẻ này.”
Một học sinh cấp ba mà đã có thể kiếm được 50 – 60 000 tệ, tôi thật sự bội phục cậu quá.
Loại người như tôi không dám hy vọng có thể tiết kiệm được gì, không những một tháng kiếm được bao nhiêu là tiêu sạch hết bấy nhiêu mà sợ là còn nợ thêm cả đống tiền.
Tử Dạ rút từ trong túi ra ba tấm thẻ ngân hàng đưa cho tôi:
“Chị ơi, chị giúp em giữ nó nhé, lúc nào chị cần xài thì cứ xài, mật khẩu nằm ở mặt sau của thẻ.”
Tôi: “Vậy sao mà được!”
Tử Dạ: “Giờ em đã là quỷ rồi, mấy thứ này xài cũng bất tiện.
Xem như là chị giúp em nhé, bây giờ em ăn cũng của chị, dùng đồ cũng của chị, chị còn cho em uống máu… Em thật sự là…”
Ừ, hình như cũng đúng là vậy thật?
Tôi: “Ừm, vậy trước nhất tạm cất ở chỗ chị cũng được thôi.
Về sau em muốn mua gì thì cứ bảo với chị, có thế em mới không tiêu tiền linh tinh nữa.”
Sau khi biết được hoàn cảnh của Tử Dạ, tôi cũng có thể suy ra được lý do tại sao cậu lại không quá tình nguyện sử dụng tấm thẻ của bố mẹ.
Tấm thẻ mà mẹ cậu để lại, chỉ cần nó vẫn còn tồn tại, chỉ cần trong đó vẫn còn một đồng, thì mãi mãi là một kỷ vật quan trọng.
Còn việc không đụng đến tấm thẻ mà bố cậu đưa cho là vì tôn nghiêm của bản thân, dù gì ông ấy cũng đã ruồng rẫy hai mẹ con bọn họ.
E rằng đến tận bây giờ Tử Dạ cũng không hoàn toàn tha thứ cho người bố kia, mà ông ta cũng đã tạ thế, nên chiếc thẻ này bèn trở thành một vật kỷ niệm khó phai, đã vậy làm sao mà tôi lại nỡ dùng nó cho được.
Sau chót, chiếc thẻ của riêng Tử Dạ là vật ghi dấu toàn bộ mồ hôi và nước mắt cả tuổi thanh xuân của cậu, do đó tôi càng phải giữ gìn nó cẩn thận hơn.
Một đứa kiết lỵ bủn xịn như tôi cho là như thế.
Thấy tôi đồng ý, Tử Dạ hài lòng gật đầu:
“Chị đừng lo, em vẫn đang kiếm tiền.”
“Bằng cách nào cơ?” Tôi tò mò.
Cậu im lặng làm ra vẻ bí ẩn.
Mà tôi đã tìm ra được đáp án bằng tốc độ ánh sáng.
Điện thoại của cậu liên tục có tin nhắn đến, thế nên tôi đã cầm lên xem.
Cái tên nhóc chết giẫm này là một con cá muối!
(Cá muối: chỉ người lười biếng không có ước mơ)
Vừa mở trang cá nhân của cậu ra, tôi liền tức đến hộc máu.
Cậu đang rao bán đủ các loại đồ dùng: đồng hồ, đèn bàn, cà vạt, thắt lưng, rượu, đàn ghi ta, đàn ghi ta bass, đàn violin nhỏ… Nhìn thoáng qua, đèn bàn hay thắt lưng gì đó thì cũng bình thường, nhưng soi kỹ mới thấy những thứ còn lại toàn là mặt hàng cao cấp.
Tôi bấm vào bức ảnh đàn violin:
3000?
Đàn violin kiểu Âu chế tác thuần thủ công 4/4, âm thanh khá tốt, có kèm hộp đàn và giá đỡ bằng gỗ, còn mới 98%, giá gốc hơn 30 000 tệ – đính kèm hai bức ảnh.
Phía dưới bình luận có một đống người điên cuồng hỏi mua, 48 người nhấn đặt mua.
Tôi:???
Tôi lập tức nhéo lỗ tai cậu:
“Em đang làm gì vậy? Muốn phá của hả? Cây đàn 30 000 tệ mà bán lại 3 000 tệ?!”
Tử Dạ: “Hix… Em đã chết rồi, nên chỉ muốn bán lại mấy món đồ hồi trước từng dùng thôi mà…”
Tôi nổi điên: “Em đã biến thành ma đâu? Cái chết của em đặc thù như vậy, mấy cái nhạc cụ này vẫn sử dụng được mà! Em có nhiều nhạc cụ vậy, hồi trước em học nhạc hử?”
Ánh mắt Tử Dạ rực sáng: “Nhạc cụ nào em cũng biết chơi một chút.
Hồi cấp ba, em có thành lập một ban nhạc và tham gia lễ hội âm nhạc của trường…”
Giờ phút này, tôi càng điên tiết hơn: “Tụi mình dù có cần tiền đi chăng nữa thì cũng không cần em bán cả sở thích của mình để kiếm tiền! Em nhìn đi, cái đống này đều từng là ước mơ của em, giờ em đem bán hết, bộ em không đau lòng hả?!”
Càng nghĩ, ruột gan tôi càng quặn thắt.
Tôi ném lên giường những món quà nhỏ mà cậu tặng:
“Chỉ để mua mấy thứ này đấy à?!”
Trên giường trải đầy những món đồ nào là kem dưỡng da, kem dưỡng môi, găng tay, vân vân và mây mây.
Nếu như vừa nãy, những thứ này còn khiến tôi vui vẻ yêu thích, thì thời khắc này tôi chỉ cảm thấy hết sức tủi nhục: tôi thấy nhục nhã vì chính bản thân mình.
Trong khi đó, Tử Dạ bắt đầu luống cuống tay chân:
“Chị ơi… Chị làm sao vậy? Em sai rồi… Chị đừng khóc mà…”
“Ai thèm khóc chứ! Chị đang bực bội!!!”
Vậy mà, thanh âm tôi phát ra chỉ toàn là tiếng nức nở.
Tôi vùi mình dưới lớp chăn bông.
Thật là mất mặt quá đi mất!
Kỳ thực tôi biết rõ, Tử Dạ chỉ muốn kiếm thêm chút đỉnh.
Thế nhưng, một quỷ hồn 18 tuổi như cậu thì có thể làm được gì đây, bởi nên việc đầu tiên tiên cậu lựa chọn làm chính là bán đi những vật dụng của kiếp trước! Cậu chỉ muốn kiếm tiền mua đồ cho tôi, muốn làm tôi vui lòng… Kết quả cậu lại đem bán hết nhạc cụ của mình – những món nhạc cụ đã từng là giấc mơ một thời của Tử Dạ, chỉ để đổi lại những đồ vật không mấy thiết yếu trong đời sống hằng ngày của tôi! Xét cho cùng thì cũng là do tôi nghèo túng! Dù là một quỷ hồn nhưng cậu vẫn là một công tử, ở cùng một chỗ với tôi buộc cậu phải bán cả gia sản của mình!
Tại sao tôi lại nghèo đến vậy? Sao tôi lại thảm đến vậy? Sao tôi làm cái gì cũng không tốt? Tôi như thế ấy mà còn muốn tiết kiệm ư? Tôi có thể vì cậu mà làm được bao nhiêu thứ cơ chứ? Bản thân tôi tự lăn lộn mưu sinh cũng đã quá chật vật rồi, huống chi trong tình huống này tôi nào có thể làm gì được?
Nghĩ đến đây nước mắt tôi lại không ngừng trào ra, muốn chặn lại cũng không kịp nữa, cuối cùng tôi ôm mặt khóc bù lu bù loa cả lên.
Tử Dạ hoảng đến độ không cầm nổi chiếc điện thoại di động:
“Chị ơi, sau này em sẽ không mua đồ bậy bạ nữa! Em… Em xóa bài đăng rồi… không bán nhạc cụ nữa! Em sai rồi! Em biết sai rồi!”
Cậu ôm chặt lấy tôi:
“Thực ra em có thể kiếm tiền bằng cách khác… Chỉ là hơi mất thời gian một chút.
Chị ơi… chị nhìn em đi mà.
Giờ em phải làm sao chị mới không buồn nữa?”
Giọng nói Tử Dạ thật dịu dàng, hệt như đang dỗ dành một đứa trẻ nhỏ.
Bẵng một lúc không biết qua là bao lâu, khi cơn muộn phiền đã dần tan, tôi bèn rầu rỉ lèm bèm:
“Vậy em hát cho chị nghe đi.”
Tôi nghe thấy một vài âm thanh sột sà sột soạt, rồi một hồi sau đó, có tiếng gảy đàn cất lên.
Là ghi ta à? Từ đâu chui ra thế?
Không đợi tôi kịp hỏi lại, những tiếng rải đều đặn đã hợp lại thành một tiết tấu.
Nhịp ¾ yên bình mà chậm rãi vang vọng khắp căn phòng.
Rõ ràng âm thanh ấy cách tôi rất gần, nhưng lại giống như