Vấn đề cũng đã nói rõ ràng, chính là cho người dân vay tiền bất hợp pháp.
Thông thường, cho vay nặng lãi không nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước, nhưng nhà nước có những quy định đặc biệt về lãi suất đối với các khoản vay tư nhân. Cho dù là vay tư nhân nhưng cũng không được phép tính lãi quá cao. Quy định lãi suất hàng năm giữa bên vay và bên cho vay nếu vượt quá 36% (≥36%) thì coi như không hợp lệ.
Cho nên mới nói, nếu thật sự mượn nợ với lãi suất cao, chỉ cần có khả năng trả nợ gốc lẫn lãi thì có thể trực tiếp kiện lên tòa, cũng không cần tìm một luật sư riêng làm gì, thẩm phán phụ trách vụ kiện sẽ chỉ bạn viết đơn kiện như thế nào, nội dung vụ kiện sẽ cụ thể ra sao.
Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, bởi vì đối với vụ kiện này, nó không rơi vào trường hợp vay lãi suất thường gặp, mà là một trường hợp lừa đảo tinh vi.
Đừng nói là bây giờ, cho dù vay tín dụng có trở nên thịnh hành trong vài năm tới đây, trường hợp cá biệt như vậy rất khó giải quyết.
"Con gái tôi bị bạn học dụ dỗ vay tiền. Lúc đầu chỉ vay khoảng hai mươi ngàn tệ, tiền lãi cũng không quá cao. Hơn nữa trong giấy vay mượn ghi rõ phải có người trung gian đứng ra bảo lãnh."
"Nội dung vay nợ không quá khắt khe, tháng này mượn hai mươi ngàn tệ thì đến tháng sau phải trả tiền lãi là hai ngàn bốn trăm tệ, nếu không có khả năng trả tiền hoặc trả lãi trễ thời hạn, thì không chỉ trả cho chủ nợ tiền lãi hàng thàng là hai ngàn bốn trăm tệ, đồng thời còn phải trả tiền cho người bảo lãnh cũng với số tiền như vậy."
(RE-UP là chó đẻ)
Thoạt nhìn tiền lãi không có bao nhiêu, nhưng ai mà ngờ rằng, một tờ giấy vay mượn trông có vẻ bình thường hợp lý ấy cuối cùng tích tiểu thành đại, khiến cô gái nợ ngập đầu tới tận một triệu rưỡi!
Không sai, miễn là quá hạn trả nợ thì đều phải trả cho cả chủ nợ và người bảo lãnh với số tiền lãi đã quy định trong giấy vay mượn.
Vì vậy, hai ngàn bốn trăm tệ biến thành bốn ngàn tám trăm tệ, bốn ngàn tám tiếp tục biến thành chín ngàn sáu, cứ thế tăng chóng mặt đến mười chín ngàn hai... Trừ phi cầu cứu gia đình, nếu không cô gái không thể nào trả nổi số tiền lớn như thế được.
"Đừng lo lắng, tôi có thể giúp chị nghĩ cách giải quyết, chị nghe tôi, tiền thật sự không phải là vấn đề lớn." Ngay khi cô gái cùng đường tuyệt vọng, tên chủ nợ này cuối cùng cũng lộ ra bộ mặt âm hiểm của mình.
Người bạn mà dụ cô gái mượn nợ kia nghiễm nhiên trở thành người bảo lãnh của cô gái, bắt đầu một vòng tuần hoàn hỗ trợ cho vay – không thể trả tiền lãi – tiếp tục hỗ trợ cho vay .
Nhưng có người sẽ hỏi, tại sao cô gái lại tình nguyện vay thêm tiền thay vì thú thật với ba mẹ? Đơn giản là vì – sợ hãi.
Nếu nói hai ngàn bốn là có thể xin ba mẹ, bốn ngàn tám cùng lắm là bị ăn mắng, nhưng với số tiền lên đến bốn chục ngàn thì sao?
Với một sinh viên còn đang học đại học, không thể nào có được số tiền bốn chục ngàn tệ, làm sao họ dám nói cho ba mẹ biết? Chỉ vì không dám đó nên mới không còn đường để quay đầu lại.
"Đây là lừa đảo trắng trợn! Yêu cầu của tôi là làm cho bọn lừa đảo cho vay nặng lãi kia phải chịu sự trừng phạt của pháp luật thay vì chỉ là một vụ kiện tụng dân sự đơn giản. Ngoài ra, tôi có khả năng trả số tiền nợ một triệu rưỡi đó, nhưng tôi tuyệt đối không móc ra cho đám súc sinh kia đâu!"
(RE-UP là chó đẻ)
Mẹ của khổ chủ nói ra những lời cực kì tức giận. Nhưng dù có tức giận đến mấy, cô cũng không tìm được phương hướng giải quyết vấn đề.
Điểm khó khăn của vụ kiện này nằm ở chỗ, ngay cả khi mọi người đều biết đó là lừa đảo nhưng theo quy định pháp lý hiện hành mà nói, gã chủ nợ không hề cấu thành tội phạm, vì con gái cô đã chủ động ký giấy vay mượn dưới tình huống đầu óc vẫn còn tỉnh táo.
"Khá phiền phức, vì dựa theo pháp luật bây giờ, những gì có thể làm được là giảm số tiền nợ xuống còn 750 ngàn tệ tiền gốc cộng với 36% tiền lãi hàng năm. Nếu giảm thêm nữa thì e là khó."
"Không sai. Đối phương chính là đang giăng bẫy, sau khi làm lại một hợp đồng cho vay mới, hợp đồng cũ cũng đã hoàn thành, hơn nữa cũng sẽ bị tiêu hủy. Vì vậy, điều duy nhất bây giờ có thể điều tra chính là khoản tiền vay mượn cuối cùng. Không thể bỏ cuộc được!"
Hầu hết các luật sư đều bình luận như vậy, tiền thưởng mười ngàn tệ là một số tiền khá lớn đối với các luật sư trong diễn đàn này. Nhưng cuối cùng vẫn không có biện pháp nào khả thi, đều không thể khởi kiện được
Nhưng có thể nói vị khổ chủ này may mắn gặp được Mục Từ Túc. Ở đời trước, Mục Từ Túc đã tìm hiểu kĩ trường hợp vay mượn cá biệt này. Thậm chí anh tạo blog viết rất nhiều phương pháp giải quyết đối với các trường hợp vay mượn cá biệt. Do đó, vấn đề này chẳng là gì đối với anh.
Mục Từ Túc suy nghĩ một lát rồi nhanh chóng gõ phần trả lời của mình vào ô bình luận, sau đó anh không đợi đối phương đáp lại liền tìm kiếm mục tiêu tiếp theo.
(RE-UP là chó đẻ)
Trong lúc này ở thành phố S, một người phụ nữ từ trong phòng đi ra, trên tay cầm một chén cơm đã nguội còn đầy ắp. Căn phòng sau lưng cô lại yên tĩnh một cách chết chóc.
"Con gái vẫn chưa chịu ăn cơm sao?" Người cha ngồi trong phòng khách lo lắng hỏi.
"Không ăn." Người mẹ chán nản lắc đầu.
Cô chính là khổ chủ treo tiền thưởng kếch xù trên diễn đàn luật sư vừa rồi. Cũng không có cách nào, chuyện xảy ra quá mức bất ngờ, đến khi bọn họ biết, gã chủ nợ đã đến tận trường con gái họ, thậm chí còn spam nhiều bình luận đòi nợ trên diễn đàn của trường.
Đây chính là diễn đàn của trường! Không chỉ thầy cô phụ huynh, mà sinh viên toàn trường đều có thể thấy được.
"Tránh xa nhỏ kia ra đi, khi không đi vay nợ cắt cổ, đừng để nó vạ lây tụi mình."
"Cậu tự mình đi mượn phải không? Cậu không lấy đồ trong kí túc xá đi cầm đấy chứ?"
"Cậu vay nợ để làm gì thế? Nhưng cũng đừng nghĩ quẩn mà đi làm đ... hì hì." Vô số suy đoán ác ý, đủ loại câu hỏi tồi tệ lẫn sung sướng khi thấy người khác gặp nạn tuôn ra ào ạt, đối mặt với những kẻ vô tâm như vậy, người khác sẽ cố tự bảo vệ bản thân và sợ hãi . Còn đối với một người mẹ như cô mà nói, những câu hỏi ác ý như thế chẳng khác gì chà đạp lòng tự ái cũng như mặt mũi của con gái mình.
Con gái cô bị lừa mà! Cô cố gắng giải thích nhưng giấy nợ kí tên đóng dấu rành rành ra đó, giờ có nói gì cũng vô dụng. Đến nỗi nghe đến bốn chữ cho vay nặng lãi thôi cũng trở thành tâm bệnh của cô, nếu cứ tiếp tục đau khổ thì thế nào cũng sẽ xảy ra chuyện.
Đặt chén cơm xuống, người mẹ giơ tay lau nước mắt. Nói ra thân làm ba mẹ như bọn họ cũng có lỗi, nếu phát hiện sớm là tốt rồi, chứ không đến nỗi để sự việc bết bát như bây giờ.
Cô nghĩ như vậy, hít sâu một hơi xoay người hỏi người chồng đang ngồi trên sofa đọc luật dân sự "Hôm nay gặp luật sư, người ta nói sao?"
"Hay là vậy." Người chồng để quyển sách xuống, tóc mai ngả bạc đặc biệt chói mắt dưới ánh đèn "Thưa kiện không được, coi như là kiện dân sự thì bên mình ít nhất phải bồi thường 750 ngàn