“Không, không đâu, người sử dụng weibo nhiều như vậy, tài khoản weibo tôi đang dùng là mua lại của người khác, không thể nào tra ra tôi được.”
“Không sai, bài đăng đó chỉ để lừa đứa nào nhát gan thôi. Có thể làm được gì chứ?”
Nhưng dù có mạnh miệng thế nào thì trong lòng bọn họ vẫn vô cùng sợ hãi. Ít ra những người thích lên mạng chửi bới cho sướng mồm không còn dám sủa lung tung nữa.
Nhưng đây chỉ mới là bắt đầu, công văn luật sư của Mục Từ Túc nhanh chóng được gửi đến từng người. Mặc dù là thông qua trên mạng nhưng vẫn có hiệu lực pháp luật.
Điểm chính là nội dung trong công văn đều thể hiện một ý nghĩa, không bao giờ hòa giải, một lời xin lỗi cũng vô ích, hẹn gặp trên tòa án.
“Khoan đã, cái người Mục Từ Túc này điên rồi hả? Rốt cuộc muốn kiện bao nhiêu người? Mỗi một người đều phải lên tòa?”
“Tòa án sẽ không nhận vụ án này đâu! Thật hề hước. Pháp không trách chúng mà?”
“Vậy cứ để hắn kiện đi! Chẳng lẽ bây giờ lên mạng nói chuyện còn phải giữ kẽ?”
Ban đầu là sợ hãi, kế tiếp chính là cắn trả.
Những người có thể dẫn dắt dư luận phải có ảnh hưởng nhất định và đồng thời cũng am hiểu cách đầu độc lòng người.
Lý do tại sao Mục Từ Túc truy tố và việc tòa án chấp nhận vụ kiện tức là cho thấy bọn họ đã phạm luật. Kết quả là bị cắt câu lấy nghĩa, biến thành Mục Từ Túc hô hào trên mạng xã hội, từ chối nói chuyện với bất kỳ ai, hạn chế quyền tự do của cá nhân.
“Các người thử nghĩ đi, có bao nhiêu chuyện nổ ra trên cái mạng này? Nếu không có dư luận, bọn họ có thể được chú ý chắc? Ví dụ như sự kiện cứu hỏa kia, không có chúng ta giúp đỡ tuyên truyền thì làm sao mọi người biết được sự cực khổ của lính cứu hỏa?”
“Trong sự kiện kêu gọi vì quyền lợi của phái nữ, chẳng lẽ chúng ta không chạy đông chạy tây giúp đỡ tuyên truyền?”
“Có vụ trẻ sơ sinh quấy khóc trên máy bay bị đôi nam nữ trẻ tuổi kia mắng mỏ, là nhờ chúng ta ra mặt nên người mẹ mới giành được công bằng!”
“Luật pháp trì trệ, cái gì cũng đòi kiện, vậy thì tòa án đã sớm nổ tung rồi! Mỗi một người lên mạng có ai mà không vạ miệng, nếu như xem đó là bạo lực mạng thì có giỏi kêu tất cả dân mạng câm miệng hết đi!”
Câu nói kiểu này thật sự đã gây ra một làn sóng phong trào, có vài người không não giỏi hùa lập tức ra vẻ nghi ngờ này nọ. Nhưng nếu người nào có cái nhìn khách quan thì sẽ nhận ra trong này có không ít thủy quân và tài khoản tiếp thị châm lửa thổi gió. Bọn họ tồn tại nhờ vào thổi phồng dư luận, nếu quả này mà Mục Từ Túc thành công thì có thể dọa sợ đám dân cư mạng, và cả những người sống nhờ vào dư luận, tương đương với việc đạp đổ chén cơm của họ.
Vì thế dưới sự dẫn dắt của người có tâm, lần này đã đưa đến trận phản kháng vô cùng kịch liệt.
Phần bình luận dưới bài viết mới đăng của Mục Từ Túc bỗng chốc ùa vào một đống người, thoạt nhìn người nào người nấy thảo luận có lý có chứng, nhưng thật ra phần lớn đều là chỉ trích.
Bên cạnh đó lại có nhiều người bình tĩnh với sự việc lần này, thậm chí cảm thấy cần phải chấn chỉnh lại mạng xã hội hỗn loạn mất trật tự hiện nay. Bằng không hở một chút là có thể tùy tiện bức tử một người, đây mới thật sự là không có tự do, không có quyền lên tiếng!
Còn về phần Mục Từ Túc châm ngòi trận chiến thì lại không nói lời nào, cho dù là weibo liên tục nhảy thông báo hay hàng trăm bình luận ngờ vực, từ đầu đến cuối anh đều không bày tỏ quan điểm của mình. Rất nhiều người cảm thấy Mục Từ Túc đã giăng lưới xong, còn đưa cả luật pháp vào, hà tất gì phải tiếp tục đánh trận chiến dư luận vô vị này với bọn họ.
Nhưng khác với suy nghĩ của bọn họ, thật ra Mục Từ Túc không làm gì cả. Đầu tiên anh dành thời gian đi tra hỏi các nhân chứng về tình huống của Khúc Phương Trai, sau khi biết không còn liên lạc được, anh lập tức tiến hành kiểm tra một số thông tin rồi đăng toàn bộ lên mạng.
Chỉ phần thông tin này là đủ để làm bọn người đó ngậm miệng lại!
Mục Từ Túc: Đây là cống hiến chính nghĩa vì công chúng của các người!
Những gì Mục Từ Túc đưa ra là một phần hồ sơ điều tra đầy đủ, không chỉ là khoảng thời gian nóng hổi nhất của các sự kiện kia mà còn là kết quả sau khi độ nóng qua đi.
Trong sự kiện hỏa hoạn, những người lính cứu hỏa đã chiến đấu anh dũng với ngọn lửa, quên cả mạng sống để cứu người, là một sự hy sinh cao cả đáng trân trọng. Nhưng liệu có thật sự ca ngợi tôn kính những anh hùng đó không?
Tất nhiên là không phải! Thật ra nguồn đưa tin ban đầu là Nhà nước, chính quyền địa phương và các trang báo mạng chính thống. Sau đó mới đến lượt bọn người này góp nhiệt.
Nhưng lúc đó bọn họ đã làm gì? Hãy mở to mắt ra mà xem đi!
Đầu tiên bọn họ đăng nhiều thông tin về sự việc chứ không phải lời khen ngợi biểu dương gì, mà trong đó vốn là những nội dung mang tính chất tâng bốc quá đà. Điều ghê tởm hơn không phải là những lời tán tụng quá lố mà là sau khi bọn họ khen chán chê thì bắt đầu đi chửi bới người khác!
Chỉ cần có ai đó đưa ra ý kiến phản đối nhưng không thuyết phục thì sẽ bị gán cho tội danh xúc phạm lính cứu hỏa. Ngay cả những lời tuyên dương lính cứu hỏa mà có một chút bất đồng quan điểm thôi là bị mắng chửi hội đồng ngay. Thậm chí còn toxic đến mức không tiếp nhận bất kì câu hỏi nào dù là thiện ý.
Trong đó có một minh tinh có tấm lòng nhân hậu không dằn lòng nổi trước những sinh mệnh ra đi nên đã than thở một câu mạng của lính cứu hỏa cũng là mạng, nếu thật sự không thể cứu nổi thì không nên để lính cứu hỏa phải hi sinh.
Nhưng sự lo lắng thiện ý này lại bị xuyên tạc thành chế giễu năng lực làm việc của lính cứu hỏa. Đám anh hùng bàn phím giống như tìm được một chỗ thích hợp để khẩu nghiệp, lập tức ùn ùn kéo bầy đàn đến chửi rủa suốt ba ngày ba đêm.
Ba ngày trôi qua, sự kiện đánh bom đã giảm bớt nhiệt, những lời mắng chửi kia cũng từ từ chấm dứt. Nhưng còn minh tinh kia thì sao? Sau khi chịu dằn vặt một trận, cuối cùng đã lựa chọn kết thúc sinh mệnh. Đồng thời trong lúc đó, dân mạng mới biết một chuyện vô cùng quan trọng, lúc bắt đầu xảy ra sự kiện hỏa hoạn, vị minh tinh đó đã quyên góp một triệu cho lính cứu hỏa.
Anh ta không phải là minh tinh nổi tiếng nên quyên góp một triệu cũng đã là dốc hết tâm sức.
Còn những người kêu gọi trong sự kiện ủng hộ phái nữ thì lại càng hề chúa hơn. Không phải bọn họ luôn miệng nói “Mạng thông tin luôn có trí nhớ” sao? Mục Từ Túc cũng lợi dụng điều này để tìm ra tất cả đầu đuôi gốc ngọn những phát ngôn vô tội vạ của bọn họ.
Lúc đó bọn họ đã làm gì? Thật sự ủng hộ quyền lợi phái nữ? Không! Bọn họ chỉ hăng say đàm tiếu về nạn nhân!
“Cho nên đây là chính nghĩa mà bọn họ tung hô?” Không ít người buồn cười trước cú vả trực diện này.
Tiếp theo là video về đứa trẻ sơ sinh quấy khóc trên máy bay, đây mới là trận bạo lực mạng ác ý sâu sắc nhất.
Tên video là #Trẻ sơ sinh quấy khóc không dứt trên máy bay, nam thanh niên kêu gọi chăm con cho tốt#
Thoạt nhìn thì đây chỉ là một tựa đề trung lập, nhưng sau khi xem xong thì hoàn toàn khác.
Nam thanh niên kia chỉ nói hai câu, một câu là “Dỗ con cho tốt”, và câu còn lại là “Con của người khác thì không sao, tại sao chỉ có con nhà chị là quấy khóc?”
Mà người mẹ kia cũng không phải dạng vừa, lập tức nạt lại “Đang dỗ nó đây này! Bộ đui sao không thấy!” “Hai cô cậu hay quá thì sau này đừng đẻ con!”
Một đoạn ghi hình không đầu không đuôi, thậm chí ngay cả tiền căn hậu quả tại sao hai bên gây nhau cũng không biết, nhưng phần bình luận phía dưới lại đồng loạt mắng chửi hai người trẻ tuổi kia.
“Nghe không quen thì không biết đeo tai nghe vào à? Con nít khóc cha mẹ không vội thì mắc gì hai người vội?”
“Con nít có biết cái gì đâu, lớn to đầu