Dạ Ái nhìn theo hướng Quân Minh đi mà lòng nặng trĩu, mỗi lần gặp anh nàng không cảm thấy khó chịu mà trái lại có một cảm giác an toàn không thể giải thích.
Nhưng những điều đó cũng không ngăn được sự sợ hãi trong lòng nàng.
Bởi vì những chuyện xảy ra trong quá khứ mà làm cho nàng sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông.Từ khi mới sinh nàng đã không có cha mẹ, được một nhà chùa nhận nuôi.
Năm lên năm tuổi, ở nhà chùa cưu mang một người ăn xin tàn tật.
Ông ta lúc ấy vì đói khát, lại thêm bị căn bệnh phù chân khó đi lại nên đã rất yếu.
Một sư thầy trong lúc đi đường đã thấy và cứu giúp ông ta, đưa ông ta về chùa chăm sóc.
Các sư thầy mời bác sĩ và y tá đến chữa bệnh, ngày ngày còn có người chăm sóc cơm ăn nước uống tận nơi cho ông ta.
Hơn một tháng sau ông ta bắt đầu khỏe hẳn, cái chân sưng cũng đã tốt hơn nhưng ông ta vẫn không muốn rời đi.
Ông ta năn nỉ sư trụ trì nói rằng ông ta không biết đi về đâu, ông ta không có nhà và người thân nào cả, lại hứa hẹn rằng sẽ ở đây phụ giúp trông nom chùa chu đáo.
Đây là ngôi chùa nhỏ nên sư trụ trì cũng không cần quá nhiều người, lại thêm không thể cưu mang quá nhiều vì có khả năng không nuôi được, nhưng cũng vì do thấy hoàn cảnh người đàn ông quá khổ nên sư trụ trì cũng bằng lòng để ông ta ở lại.Thời gian đầu ông ta rất chăm chỉ, hằng ngày dậy sớm chuẩn bị cơm cho cả chùa, rồi quét dọn sạch sẽ từ trong ra ngoài.
Ông ta chăm lo hương hỏa đầy đủ, mọi thứ được ông ta sắp xếp hết sức ngăn nắp và gọn gàng, thậm chí ông ta thay các sư thầy tiếp đãi phật tử viếng thăm chùa một cách chu đáo.
Dần dà ông ta được sự tín nhiệm của các sư thầy, các phật tử hay viếng chùa cũng thường mua một ít quà cho ông ta.
Ngược lại ông ta cũng đối xử với tất cả mọi người rất ôn hòa và lễ phép.
Với người lớn ông ta tôn kính lễ nghi, với trẻ nhỏ ông ta tỏ ra yêu thương dịu dàng, thường hay cho các em nhỏ những đồ chơi mà ông ta tự tay làm.
Đặc biệt ông ta rất thương Dạ Ái.Mỗi lần có quà của các phật tử cho, ông ta đều đưa cho Dạ Ái những thứ mà nàng có thể dùng, ông ta đối xử với nàng như người cha.
Hằng ngày chơi đùa, dạy bảo nàng với những lời nói, cử chỉ hết sức ôn nhu và bao dung.
Dạ Ái cũng rất thích chơi đùa với ông ta, kể từ ngày ông ta đến ở trong chùa, Dạ Ái mỗi ngày đều được cười đùa vui vẻ và dần dần nàng ỷ lại vào ông ta.Mãi cho đến một năm sau, lúc nàng lên sáu, ông ta mới bộc lộ ra bản chất cầm thú của mình.
Một đêm nọ nhân lúc các sư thầy tụng kinh cầu an, ông ta đưa Dạ Ái đi đến nơi vắng vẻ để giở trò đồi bại.
Lần đầu tiên ông ta mò mẫm khắp người đứa bé sáu tuổi là nàng, những lần sau đó ông ta tăng dần lên độ bỉ ổi.
Mỗi lần ông ta dụ dỗ nàng thì nàng đều khóc lóc kháng cự, nhưng làm sao sức một đứa bé lại có thể chống cự được với ông ta.
Sau mỗi lần đó, ông ta đều cho Dạ Ái rất nhiều quà, xin lỗi rồi dỗ dành nàng rất nhiều.
Nhưng về càng về sau thú tính của ông ta càng ngày càng tăng, ông ta không còn ngon ngọt với nàng nữa mà là bắt ép nàng.
Ông ta đã dọa dẫm nàng khi thấy nàng kháng cự, rồi dọa sẽ giết nàng nếu nàng nói cho bất cứ ai.
Dạ Ái cũng rất sợ hãi, lúc đó tuy nàng không hiểu vì sao ông ta lại muốn sờ mò nàng, nhưng nàng cũng cảm giác được chuyện đó rất không tốt.
Nàng thông minh từ nhỏ, nhưng cũng chậm hiểu về vấn đề sinh lý nên sau đó nếu nàng không cảm thấy đau đớn thì nàng cũng quên mất những hành vi vô liêm sỉ kia.
Tuy nhiên nàng bắt đầu sợ hãi, dần tránh xa ông ta, nàng bắt đầu kiệm lời, ít nói và không còn vô tư vui vẻ của độ tuổi nàng nên có nữa.Cho đến một ngày người đàn ông cầm thú đó không còn hài lòng với việc sờ mò bên ngoài nữa mà thay vào đó ông ta bắt đầu bắt ép nàng tự cởi đồ để ông ta thỏa mãn dục vọng.
Lúc này nàng nhận ra rằng điều này quả thực sẽ làm nàng đau, cho nên nàng giãy dụa kháng cự kịch liệt, thậm chí là khóc lớn.
Ông ta càng thấy nàng phản ứng như vậy thì càng hứng thú, ông ta bắt đầu xé đồ nàng ra, mặc cho nàng khóc lóc vật vã.
Khi ông ta chuẩn bị đưa cái đồ bẩn thỉu vào vùng kín của đứa bé gái sáu tuổi thì có một phật tử phát hiện.
Lúc đó vị phật tử kia vì đánh rơi ví tiền nên quay lại chùa tìm kiếm, đang tìm kiếm xung quanh thì nghe tiếng trẻ con khóc thật lớn nên lần theo mà tìm kiếm.
Thật may
mắn cho làm sao!Vị phật tử ấy đầu tiên là ôm nàng lúc đó đang hoảng loạn vào lòng an ủi, rồi đưa nàng vào phòng ngồi với nàng cho đến khi nàng thiếp đi.
Sau đó bà đi ra ngoài tố cáo tên đàn ông cặn bã đó, báo cảnh sát bắt nhốt ông ta lại.Tuy lần đó nàng không bị thiệt hại thân thể nhưng đã để lại trong lòng nàng bóng ma tâm lý.
Với một đứa bé gái chỉ mới sáu, bảy tuổi mà phải chịu đựng những cảnh như vậy khiến cho ai cũng cảm thấy đau lòng.
Các sư thầy trong chùa nhận ra họ không có cách nào chăm sóc một đứa bé gái trong chùa chỉ toàn đàn ông nên họ nhờ các phật tử truyền tai nhau rằng nếu có ai muốn nhận nuôi đứa nhỏ thì họ sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục kể cả việc đặt tên cho bé và cầu an cho gia đình.Vị phật tử tốt bụng đã cứu được Dạ Ái đêm nọ rất thương hoàn cảnh của nàng, nên cũng tích cực truyền tin đến một đôi vợ chồng là bạn làm ăn của chồng bà.
Nghe nói hai vợ chồng ấy không có con và mong muốn nhận đứa con nuôi mà không biết gì về cha mẹ, để tránh sau này lại có sự tranh chấp.
Đó là lúc mà ba mẹ Dạ đến với nàng.Khi ông Hiên và bà Bích đến chùa để nhận nuôi đứa bé gái, họ nhìn thấy nàng thì yêu nàng từ cái nhìn đầu tiên.
Nhất là bà Bích, bà ngắm đứa bé có đôi mắt to tròn long lanh, nước da trắng hồng, đôi môi đỏ thắm, vầng trán thông minh, cái mũi dọc dừa thì bà hết sức hài lòng.
Bản năng người mẹ của bà trỗi dậy, bà cầu mong sao cho đứa bé về với bà thật nhanh, bà cũng hối hận vì sao mình không có cơ duyên gặp đứa bé sớm hơn để cho đứa bé phải chịu trải qua những chuyện khốn cùng như vậy.
Dạ Ái cũng rất thích bà Bích, biết được bà đến để nhận nuôi mình nên nàng rất lễ phép và ngoan ngoãn, mặc dù ngày thường nàng đã rất ngoan rồi.
Nhưng đến khi nhìn đến ông Hiên thì Dạ Ái không tự chủ được mà khóc lớn lên, chui vào lòng của bà Bích.
Vì ông bà Dạ biết chuyện của Dạ Ái nên cũng không trách móc gì, lại vỗ về an ủi một hồi.
Họ quyết định sẽ dần dần làm quen với nàng chứ không ép buộc nàng về với họ hay chấp nhận họ sớm.Sau hai tháng, Dạ Ái bắt đầu tin tưởng và yêu mến bà Bích như mẹ ruột, mặc dù nàng không còn khóc mỗi lần nhìn thấy ông Hiên nữa, nhưng nàng vẫn không muốn tiếp cận ông.
Ông bà Dạ quyết định sẽ đưa cô bé về nhà chăm sóc, họ hứa với sư trụ trì sẽ cho nàng những thứ tốt nhất và không để nàng tiếp xúc riêng với ông Hiên cho đến khi nàng tự nguyện.
Sư trụ trì lúc này mới yên tâm, và đặt tên cho nàng.
Cái tên Dạ Ái được ra đời từ đó.Sư trụ trì lúc đó giải thích với đứa bé mà ông biết nó rất thông minh và sẽ hiểu hết những gì ông nói: “Cái tên Dạ Ái được đặt ra với ý nghĩa ánh sáng tình yêu, sư mong rằng sau này con sẽ buông bỏ hết được những đau khổ rồi gặp được những ánh sáng tươi đẹp mà ở nơi đó con sẽ nhận được những sự yêu thương vô điều kiện.” Nói rồi ông cũng quay sang nói ông bà Dạ như dặn dò: “Mặc dù hai vị không muốn có sự tranh chấp con cái, nhưng tương lai của đứa bé cũng cần được sự yêu thương từ những người thân thuộc nhất của nó, cho nên nếu thật lòng trao đi yêu thương, hai vị hãy luôn sẵn lòng đón nhận những người thân của cô bé sau này.”“Chúng tôi thật lòng muốn cho Dạ Ái những thứ tốt đẹp nhất.
Về sau càng nhiều người yêu thương cô bé thì chúng tôi càng hoan nghênh.
Xin trụ trì yên tâm.” Bà Bích thật chân thành mà nói.Sư trụ trì lúc này mới hoàn toàn nhẹ nhõm mà nói thêm với Dạ Ái: “Đây là ba mẹ của con, họ là những người thân thật lòng yêu thương con vô điều kiện.
Về sau con nhớ phải hiếu thuận và tôn kính họ thật nhiều để trả ơn công ơn nuôi dưỡng.
Sau này con phải gọi họ là ba mẹ Dạ nhé.
Tương lai nếu ba mẹ ruột của con đến tìm con, cũng đừng vì oán hận mà không nhận họ.
Mọi chuyện trên đời xảy ra đều có lí do của nó.
Con hãy nhớ những lời hôm nay của ta.”.