Những ân oán giữa Cực Hàn Băng Cung và Cực Hỏa Môn, mối quan hệ với Sử gia… Toàn bộ đều có thể tìm thấy câu trả lời trong ngọc giản này.
Vào thời thượng cổ, cả Cực Hàn Băng Cung và Cực Hỏa Môn đều chưa tồn tại mà khi ấy trên vùng đất này tôn tại một thế lực gọi là Vĩnh Cực Thánh Sơn.
Các tu sĩ ở nơi đó đều dành hết thời gian điên cuồng tìm kiếm tất cả những cực cao nhất của vạn vật.
Các cực của trời đất như chí hỏa, cực băng, cực thái dương, cực âm… Đều là đối tượng được Vĩnh Cực Thánh Sơn nghiên cứu và tu luyện.
Bao gồm cả Chí Hỏa mà Tân Trạm sở hữu lúc này, tất cả chúng cũng đều có ở Vĩnh Cực Thánh Sơn.
Các tu sĩ ở đó tin rằng để vượt qua xiềng xích của loài người và đạt đến một cấp độ cao hơn, cần phải đem mọi vật trong trời đất đạt đến giới hạn cuối cùng.
Hồn phách cực hạn, cơ thể cực hạn, sử dụng thuật pháp tối cao nhất…
Môn phái như vậy tuy rằng số người không lớn, nhưng bởi vì từng người một đều điên cuồng theo đuổi trình độ tu sĩ cực cao vậy nên mới có thể đứng vững trong thời thượng cổ.
Tuy nhiên, cùng với sự kết thúc của thời đại thượng cổ, Vĩnh Cực Thánh Sơn cũng giống như nhiều sinh vật mạnh nhất thời đó, đã biến mất khỏi ithế gian.
Sau đó, một số thế hệ sau đã phát hiện ra nhiều cuốn sách cổ khác nhau do Vĩnh Cực Thánh Sơn để lại quả thực làm kinh động đất trời.
Trong số đó, tổ tiên đầu tiên của Cực Hàn Băng Cung đã có được tư liệu liên quan đến cực hàn cửa Vĩnh Cực Thánh Sơn, cực băng công pháp truyền thừa từ đó Cực Hàn Băng Cung thành lập nên móng tại đây.
Ngay sau đó, tổ tiên của Cực Hỏa Môn cũng làm như vậy, tạo dựng sự nghiệp dựa trên kinh nghiệm về cực hỏa do Vĩnh Cực Thánh Sơn để lại.
Mặc dù về sau,cũng có vài môn phái, gia tộc có được một số điển tích của Vĩnh Cực Thánh Sơn đã nổi lên, nhưng có lẽ bởi vì công pháp không đủ hoàn thiện, hoặc không mạnh bằng Cực Băng, Cực Hỏa vậy nên không thể tạo nên khí thế lớn như vậy nữa.
Bất kể đó là Cực Hàn Băng Cung hay Cực Hỏa Môn, họ đều không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm thêm