Nữ cảnh sát giao thông cáu kỉnh chỉnh lại mũ: "May là anh có lý do chính đáng chứ không là tôi giam con Ferrari xinh đẹp này rồi.
Nói cho anh biết, cảnh sát chúng tôi thi thoảng cũng có hứng vẽ vài đường lên mấy con siêu xe của cái đám lắm tiền liều mạng các anh đấy."
Phó Yến ung dung đút tay trong túi quần: "Tại vì anh biết em trực ca này nên mới dám phóng, đổi lại là người nào khác thì đã ngoan ngoãn tấp vào lề."
"Hai anh chị quen nhau ạ?" Cô cảnh sát tựa vào xe viết tường trình tò mò hỏi.
Ninh Vân Chi bật ngón cái trỏ vào Phó Yến: "Bạn trai cũ.
Hẹn hò bốn tháng thì anh ta đá chị."
Phó Yến: "Em đá anh chứ.
Anh mới lớn tiếng với em một câu mà em suýt đo ván anh."
"Anh mới là người nói rằng không chịu nổi tôi phá bung căn bếp của mình còn gì." Ninh Vân Chi đưa tường trình và bút bi cho anh rồi rụt tay lại, hất hàm: "Ký và ghi rõ họ tên.
Lần sau anh còn phóng như ăn cướp vậy là tôi tặng cho cậu bé của anh vài vết xước ấn tượng đấy."
"Cảm ơn em." Phó Yến vẫn kịp thấy chiếc nhẫn trên ngón áp út của cô.
Anh tạm biệt hai nữ cảnh sát rồi đi vào bệnh viện, chàng nhạc sĩ đang truyền nước biển.
Sắc mặt cậu đã bớt đỏ nhưng vẫn hồng như táo chín.
Anh rút điện thoại ra kiểm tra, Trợ lý Cố đã gửi tới cả chục tin nhắn.
Phó Yến bấm nút gọi, đầu dây bên kia lập tức bắt máy, "Anh ơi! Anh đâu rồi? Thầy lại đang tức giận đấy!"
"Tôi đang ở bệnh viện."
"Hả? Anh bị bệnh ạ? Có nghiêm trọng không? Chiều nay anh còn lên không?"
Anh lại liếc người đang hôn mê: "Tôi chưa biết.
Cậu đưa máy cho ai đang trực kỹ thuật, tôi chỉ anh ta làm."
Thu xếp công việc ổn thỏa, Lâm Xuân Tư vẫn chưa tỉnh, Phó Yến cảm thấy đói, nhìn đồng hồ mới nhận ra gần ba rưỡi rồi mà anh chưa ăn trưa, bèn đi xuống canteen tìm gì đó lót dạ.
Vừa ăn bánh bao vừa lướt web, ma xui quỷ khiến anh search thông tin về các nghệ sĩ dương cầm họ Lâm.
Có một cái gì đó làm anh thấy quen thuộc từ Lâm Xuân Tư...
Ngón cái anh dừng lại ở một dòng tin tức từ bốn năm trước: "Lâm Úc Nghị - từ một tài hoa dương cầm đến kẻ tù tội".
Anh nhấp vào, lướt qua phần Tiểu sử, đọc phần Gia đình: "...!Năm hai mươi anh tuổi lấy vợ là ca sĩ...!Sau đó vợ anh giải nghệ đi làm giáo viên thanh nhạc và lo nội trợ...!Hai người có chung một con trai..."
Bức ảnh gia đình cũ xước che lại mặt của người vợ và cậu bé khoác gile giơ hai số hai ngồi trong lòng mẹ, bên má có lúm đồng tiền nhỏ.
Từ bao giờ gói bánh bao rỗng không đổi thành điếu thuốc, Phó Yến vừa rít đầy chất nicotine vào hai lá phổi vừa tiếp tục đọc tin tức: "...!Lâm Úc Nghị bị bắt vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tòa án tuyên phạt tù cải tạo bảy năm.
Nhưng chỉ sau bốn năm, anh qua đời trong tù vì sốc thuốc...!Vợ anh quá sốc trước cái chết của chồng, sau hai ngày chồng mất, chị đã tự cầm dao cứa cổ..."
Phó Yến dừng đọc, dụi điếu thuốc cháy quá nửa, châm một điếu mới.
Anh nhớ rồi, hồi đó bạn trai cũ có theo dõi vụ việc này nên anh cũng khá ấn tượng.
Lúc vợ chồng Lâm Úc Nghị nối bước qua đời thì cậu con trai đang học năm cuối cấp ba - song đã đủ mười tám tuổi nên cánh báo chí không áp dụng quyền bảo vệ trẻ vị thành niên.
Kết quả là tên tuổi, trường lớp và nhân dạng cậu con trai nhà họ Lâm lan tràn trên các mặt báo.
Vụ này từng lùm xùm to một thời gian dài, bên công tố của các tổ chức xã hội buộc tội giới báo chí gay gắt.
Sau đó kiện cáo thế nào thì lại êm ru.
Chỉ tội nghiệp cho cậu thiếu niên mồ côi phải ở giữa dư luận trái chiều.
Phó Yến tắt tất cả tap, xóa sạch lịch sử tìm kiếm rồi cất điện thoại, chưa hút xong đã dụi thuốc, đi về phòng bệnh của chú sơn ca.
Lâm Xuân Tư đã tỉnh, đang ngơ ngác hỏi chuyện y tá rút ống truyền dịch, nhìn ra cửa thấy anh trai mình trêu hôm qua, trái tim thót lên một cái: "Anh, anh, anh ấy?"
Y tá: "Đó là người đã bế em vào bệnh viện đấy."
Lâm Xuân Tư tròn mắt: "Bế - bế á?"
Y tá ghẹo: "Ừ, bế công chúa luôn."
Cậu đỏ bừng mặt.
Phó Yến thong dong đến bên giường, dịu dàng hỏi: "Nhạc sĩ Lâm, cậu thấy thế nào rồi?"
"Em khỏe hơn rồi...!Cảm ơn anh ạ." Lâm Xuân Tư vừa ngượng vừa bối rối.
Phó Yến rút danh thiếp ra cho cậu xem: "Tôi là Phó Yến, đảm nhiệm khâu hòa âm các sáng tác của thầy Trịnh.
Tôi đã thấy màn thể hiện của cậu từ trong phòng kỹ thuật, rất tuyệt vời."
"Em cảm ơn ạ.
Nhưng anh được sáng tác với thầy Trịnh, anh còn tuyệt vời hơn!" Cậu ngưỡng mộ bắt tay anh.
Những ngón tay thon dài lành lạnh trượt lên lòng bàn tay cậu.
Y tá tế nhị đi ra ngoài cho hai người trò chuyện.
Lâm Xuân Tư hỏi: "Em bị sao vậy, anh Phó?"
"Cậu ngất xỉu trong thang máy, do cấp cứu đến chậm nên tôi chở cậu đến bệnh viện bằng xe riêng.
Bác sĩ nói cậu sốt cao nên mất nước, cổ họng còn hơi sưng, tôi đoán là bởi hát quá nhiều phải không?"
"Vâng...!Tối qua em hát hơi nhiều." Cậu cứ nhớ tới việc mình trêu anh là đỏ mặt.
"Về sau đừng như vậy nữa." Anh mở nước suối cho cậu: "Cậu có chất giọng rất đắt giá, phải biết bảo vệ nó."
Lâm Xuân Tư gật đầu, ngoan ngoãn cầm chai bằng hai tay rồi uống nước.
Cậu vẫn còn sốt, mặt mày hồng ửng, cả người cứ lâng lâng như bay trên mây.
"Em được ra về chưa ạ?"
"Tôi không biết.
Tôi đâu phải bác sĩ."
"Em xin lỗi, mất thời gian của anh quá." Cậu ngại ghê: "Anh cứ đi làm việc đi ạ, em sẽ gọi cho bạn cùng phòng tới rước."
"Không sao.
Tôi đang thất tình mà, cần yên tĩnh để hồi phục.
Ở bệnh viện thế này có khi tôi nhìn người ta âm dương cách biệt mà cảm thấy mình còn may mắn chán."
Lâm Xuân Tư rụt cổ: "Anh đừng nói vậy, em sợ ma."
"..." Nhát thế?
Anh hỏi: "Tôi có hơi tò mò, cậu tự nhận là nhạc sĩ, đồng thời cũng có giọng hát đắt như vậy thì bản thân cậu ưa thích viết nhạc hay ca hát hơn?"
"Thực lòng mà nói, em thích sáng tác hơn là ca hát, vì thế em rất ngưỡng mộ thầy Trịnh Minh Sư.
Các sáng tác của thầy dẫu là hòa tấu hay thanh ca* đều ẩn chứa nhiều lớp ý nghĩa.
Mỗi một đoạn beat đều hoàn mỹ vô cùng." Lâm Xuân Tư dạt dào cảm xúc bộc bạch: "Thật ra là mẹ em hâm mộ thầy trước rồi truyền lại cho em niềm yêu thích.
Hồi đó mẹ em sưu tầm tất cả sáng tác của thầy và thường xuyên mở đĩa, phân tích cho em nghe."
* Nhạc lấy lời ca làm chính.
"Hồi đó?" Phó Yến lặp lại.
Cậu chàng thất sắc rồi buồn bã: "Hồi mẹ em còn sống..."
Không ai nói gì nữa.
Một lúc sau bác sĩ và y tá vào kiểm tra cho Lâm Xuân Tư rồi lắc đầu nói: "Cứ sốt mãi thế này thì phải ở lại để theo dõi ít nhất một đêm."
Lâm Xuân Tư: "Hay