Miêu Tĩnh khai giảng lớp 11, thiếu nữ mười bảy không đa sầu đa cảm cũng chẳng mơ mộng yêu đương.
Cô vào ban khoa học tự nhiên, bận bịu bài vở, bắt đầu chạm gần tới kỳ thi đại học.
Trần Dị tốt nghiệp trường nghề, ban đầu anh làm nhân viên anh ninh cho hộp đêm, nói thẳng ra là nửa đêm ngồi quan sát, xử lý mấy vị khách gây sự.
Bấy giờ, quỹ đạo cuộc sống của hai người dần có sự biến hóa rõ ràng.
Miêu Tĩnh không trọ ký túc xá, ban ngày cô ở trường, sớm tối đạp xe lên trường về nhà.
Trần Dị đi làm từ sáu giờ tối tới bốn giờ sáng hôm sau, thời gian còn lại thì thảnh thơi chơi bóng, ăn uống, chơi bời.
Mười ngày nửa tháng, hai người hiếm khi gặp mặt nhau ở nhà.
Mỗi sáu giờ sáng là Miêu Tĩnh sẽ ra khỏi nhà đến trường học, thi thoảng cũng thấy Trần Dị về nhà ngủ.
Lâu lâu anh mặc sơ mi quần tây đi giày da, lâu lâu anh đổi sang áo phông quần bò, hàng xóm xung quanh né anh như né tà.
Anh vừa mới thức trắng đêm, giờ này về nhà, mày nhăn nhó, cà lơ phất phơ ngậm điếu thuốc, thấy Miêu Tĩnh ngồi cạnh bàn uống sữa ăn trứng gà, bèn quăng cho cô vài trăm tệ.
Cô lắc đầu bảo không cần, anh vào phòng tắm tắm rửa, nói đó là tiền đánh bida thắng, bảo cô giữ lấy mà nộp vào phiếu cơm.
Hiện giờ thực sự không thiếu tiền, Miêu Tĩnh cũng không cần lo tiền sinh hoạt hay các loại tiền học bù ở trường nữa.
Tiền lương hộp đêm trả cũng đủ để Trần Dị ăn uống, khi rảnh anh sẽ đánh bóng với người ta, một ván snooker khoảng ba trăm năm trăm, thắng nhiều thua ít, tiền cầm về nhà dư dả.
Một tháng anh cho Miêu Tĩnh một, hai ngàn lẻ, hoàn toàn đủ cho cô ăn mặc.
Cô cũng không cần phải mua đồ vỉa hè nữa, có thể diện những bộ quần áo xinh đẹp ra ngoài vui chơi, tụ tập bạn học.
Miêu Tĩnh cầm số tiền đó mua đồ, mua giày cho hai người, bỏ những vật dụng sinh hoạt cũ nát đi, đổi mới những món đồ hỏng hóc trong nhà.
Cô lảo đảo giẫm lên kệ, thay toàn bộ đèn tuýp cũ thành đèn tiết kiệm năng lượng.
Trần Dị đứng dưới giơ tay.
“Đưa tao.”
“Anh dám không?” Cô cúi đầu nhìn anh, “Em chưa cúp cầu dao đâu.”
“Giờ tao còn phải sợ à?” Anh đứng chống nạnh, ngửa đầu nhìn cô, ý cười đong đầy, “Mày thay bóng đèn đếch cúp cầu dao, muốn chết à?”
“Em học điện vật lý được lắm.”
“Được cỡ nào? Có bằng thợ điện không? Mạnh miệng coi chừng bị sét đánh.” Trần Dị kéo ống quần cô, “Xuống đi, vào buồng trải ga giường cho tao.”
“Vâng.” Cô phủi tay, đôi mắt mang nét cười, bước khỏi kệ, “Bàn ăn hơi bập bênh, cũng cần đóng đinh lại.”
“Trong nhà còn gì phải thay sửa nữa?”
“Nồi cơm điện cũng hỏng rồi, sửa được không ạ?”
“Mua cái mới, cũng chả đáng bao tiền.”
“Giờ mình đâu hay ăn cơm ở nhà…”
“Đã có tiền, dĩ nhiên phải ra ngoài ăn.”
“Em nấu dở lắm ạ?”
“Dở hay không mày không tự biết à? Hai năm nay ăn bao nhiêu bữa mì rồi? Xời… hèn nào trông mày y hệt sợi mì.”
Trông y hệt sợi mì á? Nhạt nhẽo vô vị rất ngứa mắt ư?.
????rờ u???? tru???? huyề???? trù???? ( ????Ru????????RU ????e????.v???? )
Miêu Tĩnh thấy vừa xót xa vừa buồn cười, bây giờ cô toàn ăn trưa và ăn tối tại trường học, Trần Dị thì giải quyết ba bữa một ngày ở ngoài.
Mỗi tuần cô chỉ có một ngày được nghỉ, vừa khéo lệch thời gian nghỉ ngơi của Trần Dị.
Một người giống mặt trời, một người tựa mặt trăng, số lần hai người chung đụng rất hiếm hoi, ít khi thay đổi sửa chữa đồ đạc trong nhà.
Trần Dị đón sinh nhật mười tám đuổi đúng vào đêm vọng lễ Giáng Sinh.
Năm giờ sáng anh mới tan làm, anh về nhà sau khi đi ăn cùng đồng nghiệp, bắt đầu thói quen thức đêm.
Cứ sáng sớm là anh phải hút điếu thuốc cho có tinh thần, gặp Miêu Tĩnh dưới lầu thì chào tiếng vội vã.
Bộ đồng phục trên người cô nom rộng thùng thình, chiếc khăn len quàng cổ quấn hết nửa khuôn mặt, để lộ đôi mày và cặp mắt xinh xắn, đẩy xe đạp chào anh buổi sáng.
Chất giọng như làn sương phủ mái ngói, chả có cảm xúc gì, nhưng êm tai.
“Lạnh không?”
“Không ạ.” Cô hỏi lại anh, “Anh lạnh không?”
Toàn thân anh sực mùi thuốc lá, bên trong chiếc áo màu đen liền mũ là áo sơ mi trắng.
Mũ trùm lên đầu, bộ điệu lang thang hư hỏng.
“Không lạnh, mau đi học đi.”
Miêu Tĩnh gật đầu, lặng lẽ đi nhanh.
Buổi trưa cô không ở lại trường, học xong cái là mua ngay một chiếc bánh sinh nhật.
Cô mang bánh kem về nhà, Trần Dị vừa dậy, đang trong buồng tập chống đẩy dưới đất, những nếp lồi cơ trên bả vai gầy gầy tạo thành đường cong đẹp đẽ.
Ở hộp đêm anh không khai tuổi thật, nói chung là để người khác không nhận ra anh chỉ mới mười tám tuổi.
Anh cần một thân thể tráng kiện và phong thái từng trải, nên trong nhà đâu đâu cũng thấy đủ loại dụng cụ tập thể hình như tạ tay và con lăn tập bụng.
Cửa vừa mở, hai người đều sửng sốt.
Trần Dị mặc độc cái quần lót, tay chống đất, ngẩng đầu, mồ hôi chảy ròng ròng.
Miêu Tĩnh không chắc anh có ở nhà không, cô xách hộp bánh kem ngoảnh đầu nhìn lại, đúng lúc trông thấy những nét căng thẳng tắp từ tấm lưng xuống bắp chân và bờ mông vểnh tròn trịa.
Mặt cô thoắt đỏ lựng, vờ bình tĩnh đặt hộp bánh kem lên bàn.
Anh bật người dậy, động tác ung dung lộ đôi phần gấp gáp, tránh khỏi tầm mắt cô, mặc áo dài quần dài vào: “Sao mày về rồi?”
“Em mua bánh kem, với ít đồ ăn.” Miêu Tĩnh tháo khăn quàng cổ, “Anh ăn trưa chưa?”
“Chưa.” Giọng như bị nghẹt, “Mới dậy.”
“Em nấu cơm nhé?”
“Ăn đại gì đi, sao mày lại về? Chiều không có tiết à?”
“Tiết đầu buổi chiều là thể dục, em xin nghỉ không học, chắc tối sẽ lên trường.” Tay cô xách cái túi to, “Hôm nay là đêm Bình An, mọi người đều tặng táo cho nhau.”
Anh biết, hai hôm nay hộp đêm mở party và hội carnival, biểu diễn hết sức đặc sắc, cảm giác ngợp trong vàng son.
Cũng có con gái tặng anh chocolate và táo, anh không mang về mà đem chia hết cho người khác.
Mặc quần áo xong, Trần Dị bước ra, nét mặt vẫn như cũ.
Khi nhìn thấy hộp bánh ngọt, anh há miệng, hơi sững người song chẳng nói năng gì, xoay gót vào toilet rửa mặt.
Miêu Tĩnh tiện tay mua hai món khác nhau, cô hâm lại đồ ăn trong vòng nửa tiếng, xào thêm hai món nữa, nhanh thôi là có thể dọn lên bàn ăn.
Hai người ngồi xuống bàn, Miêu Tĩnh bưng bát đũa, lại ngập ngừng hỏi Trần Dị: “À… chắc phải ăn bánh kem trước nhỉ? Hay là ăn cơm xong rồi ăn bánh kem hả anh?”
“Tao biết đâu.” Anh vô tư mở hộp bánh ra, “Trước sau gì cũng bỏ vào bụng, ăn chung với đồ ăn luôn đi.”
Chiếc bánh kem chỉ to cỡ 15cm, vừa đủ cho hai người ăn.
Tiệm bánh còn tặng kèm nến số và mũ sinh nhật, Trần Dị nhìn Miêu Tĩnh cắm cây nến biểu thị mười tám tuổi lên bánh kem, vì thấy mũ sinh nhật trông đần quá nên anh quẳng luôn vào thùng rác.
Bật lửa kêu tách một tiếng, ánh lửa chớp lóe, hai cụm lửa phản chiếu trong bốn con mắt.
Miêu Tĩnh cũng không biết mình nên nói gì để làm bầu không khí sôi nổi hơn.
Mặt Trần Dị thờ ơ, chả có lấy tí hân hoan nào.
Anh thổi vù, dập tắt