Tháng tư thành Nam, mưa bụi lách cách.
Ngói đen xám xịt, mái hiên tí tách.
Trên mặt hồ dập dìu chiếc thuyền con, lan ra từng gợn sóng.
Không biết từ bao giờ, mâm trái cây trên thuyền đã đổ đầy đất, làm náo loạn cả một đêm ẩm ướt.
Bên trong mũi thuyền thấp bé, một bàn tay trắng nôn mềm mại như sữa bò đang cuốn lấy cổ người đàn ông, coi anh như điểm tựa, dựa vào thật sát.
Người đàn ông hơi híp mắt lại, động tác trên tay càng thêm mạnh mẽ.
Cảm giác xa lạ kíc.h thích đôi môi đỏ mọng của Ôn Từ khẽ run rẩy, âm thanh uyển chuyển như vỡ vụn giữa hai bờ môi: "Thịnh Kinh Lan…"
Người đàn ông ngồi dựa bên thuyền dần dần mở mắt, nhìn thấy cảnh xuân tươi đẹp trong đôi mắt xinh đẹp ngậm nước ấy.
Mái tóc dài suôn như tơ lụa của Ôn Từ rơi tán loạn sau lưng, theo hô hấp nóng bỏng, trên trán cô cũng toát mồ hôi mịn.
Anh mỉm cười thu tay về, gạt một sợi tóc đen nhánh đang phập phồng trước người Ôn Từ ra.
Ngón tay đi xuống theo cúc sườn xám, tìm thấy một nốt ruồi son bên xương quai xanh trắng nôn của cô gái, vô cùng diễm lệ.
"Đẹp thật." Anh không tiếc lời khen, lòng bàn tay ấm áp cũng dán lên.
Mưa xuân tí tách.
Trong chiếc thuyền nhỏ không ngừng lay động, một làn sóng xuân lãng mạn đang không ngừng cuốn lên.
Ôn Từ không khỏi ngẩng đầu, trong đôi mắt mơ màng là khuôn mặt kinh diễm của người đàn ông, hệt như cái tên anh.
Anh có một đôi mắt đào hoa đa tình, nốt ruồi lệ nơi đuôi mắt điểm xuyết cho dục niệm vô biên.
Hơn hai mươi năm qua Ôn Từ sống trong quy củ, cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ dây dưa với một người đàn ông mới quen biết chưa đầy hai tháng đến tận nước này.
Trong lúc hoảng hốt, suy nghĩ của Ôn Từ bị kéo về hai tháng trước.
Rét mướt vừa đi, vạn vật cùng đón xuân.
Cơn mưa phùn lặng lẽ đem sức sống đến cho mặt đất, hoa viên của Ôn Từ dần đâm chồi nảy lộc sau mùa đông lạnh giá.
Ngày nắng đẹp đầu tiên của mùa xuân, mỹ nhân sườn xám có dáng vóc tuyệt điêu đứng trong vườn hoa, đẹp đến không giống người phàm.
"A Từ, bên ngoài lại có người đến thăm cô giáo Tống." Người nói chuyện tết tóc hai bên đơn giản, đôi mắt hạnh để lộ nét chất phác của người thiếu nữ.
Cô ấy tên là Tô Hòa Miêu, là học sinh năm ngoái mới tới.
Vì trưởng bối hai bên có quan hệ sâu xa, Tô Hòa Miêu trước nay vẫn sống trong nhà họ Ôn, dần dần cũng thân thiết với Ôn Từ.
Cô Tống trong lời cô ấy là bà ngoại của Ôn Từ — Tống Lan Chi.
Nhà họ Ôn là thế gia truyền thừa văn hóa thêu thùa của Tô Châu.
Là nữ chủ nhân thế hệ trước của nhà họ Ôn, Tống Lan Chi nổi tiếng từ sớm, tài nghệ thêu thùa hàng đầu, từng đạt được nhiều giải thưởng lớn trên quốc tế, nhiều tác phẩm nổi tiếng còn được bảo tồn ở nước ngoài.
Bà dành cả đời để phát triển ngành thêu Tô Châu, vô cùng nổi tiếng trên thế giới, được vô số người yêu thích văn hóa thêu thùa chào đón.
Tác phẩm của Tống Lan Chi có ngàn vàng cũng khó cầu.
Năm năm trước bà đã tuyên bố thoái ẩn, không chấp nhận bất kỳ sản phẩm thương mại theo yêu cầu tư nhân nào nữa, dù người ta có mang gia tài bạc triệu tới cửa, nhà họ Ôn cũng thờ ơ.
Nghe ý của Tô Hòa Miêu, chắc mấy người đến thăm hỏi bà ngoại là để mời bà thêu thùa, may vá.
Ôn Từ bình tĩnh giơ bình nước lên: "Chú Trình không bảo họ là bà ngoại không ở thành Nam à?" Tô Hòa Miêu cầm bím tóc lên nghịch nghịch, nghiêng đầu nói: "Nói rồi, đám người kia không chịu đi, nói còn muốn thăm cô Ôn."
"Cô Ôn" này cũng không phải Ôn Từ, mà là mẹ cô, Ôn Như Ngọc.
Ôn Như Ngọc kế thừa tài sản nhà họ Ôn, khi Tổng Lan Chi tập trung nghiên cứu tài nghệ, bà ấy nỗ lực kinh doanh, là một người phụ nữ giỏi giang hết lòng vì sự nghiệp.
Bọn họ lùi một bước, chuyển sang thăm hỏi Ôn Như Ngọc, chắc là vì muốn tiếp xúc với bà ngoại Tống Lan Chi qua mẹ cô? Những chuyện như này xảy ra thường xuyên, Ôn Từ đã nhìn thấu tâm tư mấy người này từ lâu.
Bàn tay ngọc ngà thon thả xoa lấy phần lông trắng như tuyết trên cổ tay áo, móng tay được sơn màu đỏ như cánh hoa bay giữa nền trời tuyết: "Đúng là không khéo, chắc giờ mẹ chị còn ở nước ngoài lệch múi giờ."
Ôn Như Ngọc đi công tác ở nước ngoài, hôm nay máy bay vừa đắp đất, theo hành trình được sắp xếp thì ít nhất phải ở bên kia một tuần.
Cô vừa dứt lời, chủ Trình quản gia đã vội tới, báo cáo tình huống bên ngoài.
Ôn Từ hơi ngước mắt lên: "Chẳng nhẽ bọn họ không biết, năm năm trước bà ngoại đã tuyên bố không nhận may đồ tư nhân nữa?"
"Họ kiên trì chờ bên ngoài, còn cố ý chuẩn bị ba phần đại lễ." Chú Trình cố ý nhấn mạnh.
Ôn Từ không cho là đúng: "Với tính bà ngoại, đừng nói là ba món quà, ba mươi món cũng không qua được." "Không không." Chú Trình xua tay giải thích, "Không phải ba món quà đều cho bà cụ, là chuẩn bị quà cho bà cụ, tổng giám đốc Ôn và cô."
"Cháu?" Điều này lại khiến Ôn Từ hiếu kỳ.
Người tiếp xúc với văn hóa thêu thùa đều biết nhà họ Ôn có hai mẹ con Tống Lan Chi và Ôn Như Ngọc tọa trấn, rất ít khi nhắc đến cô cháu gái nhà họ Ôn này.
Ôn Từ là người thừa kế duy nhất của nhà họ Ôn, ít ai biết từ khi sinh ra cô đã có sẵn thiên phú về mặt thêu thùa, chính