Quả nhiên Ôn Từ nhíu mày lại: "Nặng lắm à? Hay chúng ta đi bệnh viện khám xem?"
"Không đến mức ấy." Sợ là đến bệnh viên, vết thương của anh đã khép lại rồi.
Đúng là vết thương nhỏ thế này không cần phải đi bệnh viên, nhưng động tác của Ôn Từ càng thêm cẩn thận, sợ vết thương của anh nặng thêm.
"Hồi trước cô sống kiểu gì thế?" Thịnh Kinh Lan thoáng rời mắt, không nhìn cô chằm chằm nữa.
"Hà?" Câu nói không đầu không đuôi này làm Ôn Từ không hiểu lắm.
Anh chỉ đành nhắc nhở: "Mới không bao lâu đã suýt thì gặp nạn hai lần."
"...Nói ra chắc anh không tin, hồi trước tôi thật sự chưa gặp chuyện này." Nhớ lại những chuyện phiền não nối tiếp nhau gần đây, Ôn Từ cảm thán: "Chắc dạo này tôi khá xui xẻo."
Ôn Từ chớp chớp mắt, ngẩng đầu lại bắt gặp khuôn mặt tự tin của anh thì phì cười.
Bình thường cô cũng hay nở một nụ cười dịu dàng, nhưng không linh động như bây giờ.
Đôi môi nhếch lên, mày liễu cong cong như cơn gió xuân triền miên phá vào lòng người.
Một bữa cơm tôi ăn đến tận khi màn đêm buông xuống.
Tô Hòa Miêu bị bỏ lại Linh Lung Các gọi điện tới hỏi cô bao giờ mới được về nhà, Ôn Từ bảo cô ấy chụp tiến triển tác phẩm thêu, cô ấy lập tức giả chết.
Từ lâu có đã chẳng còn lạ gì cái nết Tô Hòa Miêu, nếu đã làm xong bài tập thì cô ấy bỏ về từ đời nào rồi.
"Cô cũng quân cô ấy kỹ thật đấy." Anh đã nhiều lần nghe tiếng Tô Hòa Miêu kêu gào từ tin tức Thịnh Phi Phí báo tới.
"Trước khi đi bà ngoại đã bảo tôi để ý cô ấy, tôi cũng hết cách." Thật ra cô đã thoái mái với Tô Hòa Miêu lắm rồi.
Nhắc tới bà ngoại, Ôn Từ bỗng tỉnh táo hơn phần nào, cô nói với người bên cạnh: "Thịnh Kinh Lan, bà ngoại tôi sắp về rồi." Cô cũng không biết khi chủ động nhắc đến chủ đề này, mình đang nghĩgi
Là đang dặn dò bản thân giữ lí trí, hay nhắc lại sự thật đối phương sắp rời đi?
Đầu tháng ba, cuối cùng Tống Lan Chi ra ngoài du lịch cũng đã trở về.
Bà năm nay đã tròn 76 tuổi, mái tóc bạc trắng, khóe mắt đầy nếp nhăn nhưng đôi mắt khôn khéo kia lại không hề già nua.
Hôm nay bà mặc một bộ sườn xám màu đen, khoác một chiếc áo choàng trắng dày bên ngoài, cử chỉ và lời nói đều để lộ khí chất ưu nhã được lắng đọng qua năm tháng.
Tống Lan Chỉ sợ làm phiền bọn trẻ nên lúc về cố ý không nói chuyến bay cụ thể cho họ, Ôn Từ ở nhà đợi cả ngày, đến khi bà ngoại đáp máy bay mới nhận được tin tức.
Cô đứng ngoài cửa chờ, cuối cùng cũng đợi được bà cụ về nhà.
"Bà ngoại." Ôn Từ mắc sườn xám nhưng lại không đi từng bước nhã nhận như thường ngày, nhìn thấy vị trưởng bối yêu thương mình đã về, cô cũng không khỏi bước nhanh hơn: "Bà ngoại đi kỹ thật đấy, bấy giờ mới về đến nhà."
Bà cụ vô cùng hiền từ đưa tay vuốt mặt cháu gái, gọi tên cô bằng ngữ điệu hiền hòa nhất: "A Từ, bà ngoại nhớ cháu lắm đó." Hai bà cháu đứng cạnh nhau, khung cảnh hòa hợp vui vẻ.
Ôn Từ dìu bà ngoại chậm rãi bước vào nhà, hai người vừa nói vừa cười, bầu không khí hoàn toàn khác lúc Ôn Như Ngọc đi công tác về.
Lúc Tống Lan Chỉ còn trẻ, bà một lòng một đa nghiên cứu nghề thêu, đến khi có tuổi mới bắt đầu quan tâm đến bản thân, mỗi năm đều dành ra hai tháng ra ngoài du lịch, lần này đi một tháng, lúc về đem không ít thứ hay ho cho cháu gái.
Những món lớn thì gửi về trước, món nhỏ và quý giá thì mang theo bên người.
Trợ lý sinh hoạt riêng của Tống Lan Chi là Cù Ngọc Mai, cô ấy phân loại hết các món đồ, phần lớn đều để vào viện của Ôn Từ, có thể thấy bà cụ cưng chiều cô cháu gái này đến mức nào.
Phần còn lại, Ôn Như Ngọc chiếm một phần lớn, còn lại chia cho những nhân viên làm việc lâu năm ở nhà họ Ôn.
"Thưa bà, tuần trước cô Lâm Lãng cũng đã về, có cần để lại cho cô ấy một phần không?" Chú Trình làm việc luôn chiếu cố tất cả mọi người, trong trường hợp không trái ý chủ nhân thì không muốn đắc tội ai.
"Ồ," Tống Lan Chi bưng tách trà lên nhấp một ngụm, mặt không đối sắc nói: "Con bé về mà không báo trước với tôi một tiếng, tôi cần gì phải suy nghĩ cho nó?"
Chú Trình hiểu ngay hàm ý trong đó.
Tối hôm ấy, Ôn Từ cố ý nhắc nhà bếp làm một bữa tiệc tối đón gió cho Tống Lan Chi.
Gần đây Ôn Như Ngọc đang đưa Đường Lâm Lãng đi làm quen với công việc, vội đến chân không chạm đất, đến giờ vẫn chưa về, thế nên trên bàn cơm chỉ có Ôn Từ với Tô Hòa Miêu ở bên bà cụ.
Trong bữa tiệc phong phú tối nay, Tô Hòa Miêu là người ăn vui nhất.
Lúc cô ấy cắn một miếng đùi gà thật to, Tống Lan Chi bỗng điểm danh: "Dạo này Hòa Miêu học hành thế nào?"
Tô Hòa Miêu lập tức ném đùi gà xuống, bỗng thấy sợ hãi như lúc đi học bị giáo viên gọi tên: "Đang cố gắng ạ!"
Tống Lan Chi lơ đãng mở miệng: "Nghe A Từ nói dạo này cháu hơi ham chơi."
Tô Hòa Miêu lập tức quay đầu nhìn Ôn Từ: "A Từ, chị bán đứng em."
Ôn Từ vô tội giơ tay: "Chị có nói gì với bà ngoại đầu, em tự làm lộ trước ấy chứ."
Cô gái mới mười mấy tuổi cũng không lươn lẹo mà vội vàng nhận lỗi với Tổng Lan Chi ngay, làm bà dở khóc dở cười.
Tô Hòa Miêu cố gắng chuyến chủ đề: "Bà Tống, cháu có một chuyện rất nghiêm túc cần hỏi bà."
Tống Lan Chi nói: "Nói đi xem nào." "Gần đây cháu có quen mấy người bạn mới, họ rất muốn bài phỏng bà, trước đây bà nói không nhận đơn đặt hàng thêu trang phục nữa, có thể đổi ý không ạ?" Cô ấy tưởng mình hỏi rất uyển chuyển, nhưng thực ra mục đích lại rất rõ ràng.
Tống Lan Chi nói không, Tô Hòa Miêu vẫn muốn tranh thủ một cơ hội cho các bạn: "Họ đều tốt tỉnh lắm...Bà không tin thì hỏi A Từ xem."
Nhắc đến Ôn Từ, Tống Lan Chi không khỏi bất ngờ: "A Từ cũng quen họ?" Ôn Từ tự dưng bị điểm danh không đứng ngoài được nữa, cô liếc Tô Hòa Miêu một cái rồi nói tiếp: "Vâng, gần đây họ vẫn ở lại thành Nam chờ bà ngoại về, khả có thành ý."
"Nếu bạn các cháu muốn đến nhà làm khách thì đương nhiên bà sẽ không bac đãi, nhưng chuyện khác…" Tổng Lan Chi lắc lắc đầu trước mặt hai người.
Sáng sớm hôm sau, đoàn người Thịnh Kinh Lan mang quả đến bái phỏng.
Lần trước tới nhà họ Ôn, Ôn Từ cho bọn họ vào nhà nhưng lại không chịu nhận quà, lần này Thịnh Kinh Lan vẫn mang tới ba món quà long trọng.
Anh mở ra trước mặt Tống Lan Chỉ, một bức tượng Phật lộ ra trước mặt bà.
"Nghe nói cố Tổng thích văn hóa Phật Pháp, đây là tượng Bạch Độ Mẫu thời Minh Mạt Thanh Sơ (cuối nhà Minh đầu nhà Thanh), chúc cô Tống trường thọ như ý." Bức tượng Phật bằng đồng Tây Tạng này được lưu truyền đến ngày nay đã có dấu hiệu hư hỏng từ lâu, sau đó được Thịnh Kinh Lan đích thân trùng tu.
"Bach Độ Mẫu" ngụ ý trường thọ, giá trị đồ cổ không giống bình thường, anh tặng bức tượng Phật này là đã thể hiện sự đủ sự thành kính.
Món quà thứ hai là một bức Đan Thanh (tranh thủy mặc) nổi tiếng mà Ôn Như Ngọc rất thích, hồi trước nó được cất chứa trong Hoàng gia Anh, sau này lại xuất hiện trong một buổi đấu giá quy mô toàn thế giới, được Thịnh Kinh Lan nhìn trúng chỉ với một cái liếc mắt.
Món quà thứ ba...
Đó là một chiếc đàn cố anh chuẩn bị cho Ôn Từ theo tin tức thu được, thuộc về người làm dân nổi tiếng trên thế giới, giá cả rất xa xỉ.
"Bà ngoại cháu rất thích văn hóa thêu thùa Tô Châu, qua mấy tháng nữa là đại thọ tám mươi của bà ấy, nên cháu chuẩn bị những món quà hậu hĩnh này, hy vọng cô Tống vui lòng nhận lấy."
Nhìn thấy những món đồ này, đến Tống Lan Chi cũng phải kinh ngạc.
Nhà họ Thịnh nỡ bỏ ra bằng này chỉ để nhờ bà làm một bộ đồ? Phải nói, Thịnh Kinh Lan là người có thành ý nhất trong tất cả những người bà từng gặp, nhưng nhà họ Ôn bà không thiếu tài lực, không đến mức phải phá vỡ quy củ của mình vì điều này.
Thấy người trẻ tuổi thật sự có lòng, Tống Lan Chi có ấn tượng không tệ với anh: "Tôi cũng quen mấy người có tay nghề lâu năm, kỹ thuật của họ đều rất tinh vi, hay cậu Thịnh suy xét một chút."
"Chắc cố Tổng không biết, bà ngoại cháu rất thích tác phẩm của cô." Người may đồ khác nhau, ngụ ý cũng hoàn toàn bất đồng.
Thái độ của Thịnh Kinh Lan rất kiên định, cuối cùng Tống Lan Chi vẫn không muốn nhận ba món quà kia.
Ôn Từ khoanh tay đứng ngoài cửa, dựng lỗ tai lên lắng nghe động tĩnh.
Đến