Quả thực là có hơi bất ngờ khi ông bà Lam đột ngột cho người lái xe ra tận vùng ngoại ô này chỉ để tìm gặp mình nên Tư Nhĩ ban đầu đã có đôi chút bối rối.
Nói là lâu thì không hẳn nhưng cũng gần ba tháng rồi cô chưa gặp ông bà, tự nhiên bây giờ gặp lại ông bà thế này khiến cô có cảm giác như ba người bọn họ vẫn là người trong gia đình với nhau vậy.
Ông bà vẫn thế, vẫn đối xử với cô như trước đây khi đón chào cô bằng những cái ôm.
- Con ở đây sống tốt không? - bà Lam quan tâm cô, nhìn đi nhìn lại cô từ trên xuống dưới để xem liệu cô có mất đi miếng thịt nào hay có gì thay đổi gì khác không?
Còn có một điều đặc biệt khiến cho Tư Nhĩ cảm thấy bọn họ vẫn giống như trước kia đó việc ông bà Lam không hề thay đổi cách xưng hô của bọn họ trước kia, vẫn thân thiết gọi cô bằng một tiếng “con”.
- Con sống ở đây tốt lắm.
Mọi thứ đều rất ổn.
Bố mẹ yên tâm.
Đáp lại, Tư Nhĩ cũng vẫn gọi ông bà hai tiếng “bố”-“mẹ” rất đỗi tự nhiên.
Tuy rằng có xa nhau nhưng cả ba người bọn họ chỉ xa mặt chứ không cách lòng, gặp lại nhau mặc dù không phải kiểu tay bắt mặt mừng như người khác nhưng vẫn đủ để bọn họ cảm nhận được tình thân bao lâu chưa từng bị mất đi chút nào sau ba tháng chia xa và sao bao nhiêu chuyện rắc rối liên tiếp xảy đến.
- Đồ ăn ở đây có hợp khẩu vị con không? Có bị lạ giường gì không? Đồ đạc với tiền không bị thiếu chứ hả…? - bà Lam theo thói quen hỏi han cô rất nhiều điều.
Lúc trước cũng hay như thế.
Cứ mỗi lần cô đi du lịch ở đâu đó hay đi đâu mà lâu ngày mới trở về là bà lại hay hỏi mấy câu kiểu như vậy.
Khi đó lắm lúc cô còn cảm giác bà chính là bà mẹ hay lo nhất thế gian và có gì đó thật phiền nhưng bây giờ cô mới nhận ra một điều rằng: cái lo lắng của bà dành cho cô thực sự rất quý giá.
- Đồ ăn ở đây ngon lắm ạ.
Bố mẹ ở lại đây được bao lâu ạ? Có kịp ăn cơm với con không? - Tư Nhĩ ngoan ngoãn dẫn hai người bọn họ vào trong nhà.
Tuy là đợt trước luôn phải diễn vai đứa con gái ngoan trước mặt ông bà Lam để ông bà vui lòng nhưng diễn mãi thành thật.
Bây giờ Tư Nhĩ chả có lí do gì để phải ngoan ngoãn trước mặt hai người họ nhưng cô vẫn tỏ ra rất hiểu chuyện và lễ nghĩa.
Đây có lẽ từ lâu đã không còn là diễn nữa mà là sự kính trọng cô dành cho họ, dành cho hai người có ơn nuôi dưỡng cô lên người, cho cô được sống trong cuộc sống mà bao nhiêu người mơ ước.
Bước vào trong căn nhà nhỏ sụp xệ với bốn bức tường xung quanh đã không còn vững chắc, kết cấu các cột, trụ trong nhà cũng xuống cấp nghiêm trọng, trên mái nhà còn có một vài vết nứt khiến cho một vài chỗ trong đây sẽ bị dột vào những hôm trời mưa to.
Đồ đạc trong nhà vốn không có gì nhiều khi chỉ có một bộ bàn ghế uống nước đã cũ, một chiếc giường đặt ở trong phòng ngủ nhỏ hẹp không có cửa ngăn với phòng khách, một cái kệ ti vi nhưng ti vi từ lâu đã không còn sử dụng được, cuối cùng là một chiếc tủ quần áo mới tinh, bởi lẽ tủ cũ quá nhỏ nên Tư Nhĩ mới phải mua mới để có thể đựng vừa hết số quần áo cô mang đến đây.
- Đây là… - ông Lam nhìn xung quanh ngôi nhà một lượt mà thấy thương Tư Nhĩ vô cùng.
- À… trông nó cũ vậy thôi chứ nó vẫn ở được tốt lắm.
Lúc trước Như Nguyệt cũng ở nhà này được mà có sao đâu? Với lại bố mẹ không cần lo lắng, có thời gian con sẽ tranh thủ sửa chữa lại sau cũng được.
Nói thật là đã có mấy lần Tư Nhĩ cũng muốn sửa chữa và cải tạo lại ngôi nhà này nhưng vì cô không chọn được ngày phù hợp nên cứ chần chờ mãi thành ra sống ở đây lâu lại không còn muốn sửa nữa.
Cảm thấy làm vậy rất mất thời gian, mà nếu có sửa thì tối đến cô phải ở đâu đây? Không lẽ lại làm phiền qua ở nhà Trần Trung? Hơn nữa tính cách cô không phải kiểu quá cầu toàn và đặc biệt rất ghét phải mua sắm vì mua sắm tốn quá nhiều thời gian nên mấy món đồ cũ ở trong nhà cô thừa sức mua mới được toàn bộ nhưng vì thấy vẫn dùng tốt nên cô cứ thế mà dùng thôi, chả mua sắm gì nữa cho mất công.
- Thực ra hôm nay bố mẹ đến đây tìm con là có chuyện muốn nói.
- ông Lam ngồi vào bàn uống nước cũ được đặt ở giữa nhà.
Nhìn ông ngồi ở đây với một bộ âu phục đắt tiền thật chẳng hợp mắt tẹo nào.
Bà Lam thì không ngồi xuống như ông Lam, bà ấy cứ đứng bên cạnh Tư Nhĩ mãi.
Tưởng chừng như bà đang sợ Tư Nhĩ sẽ nhân lúc bà không để ý mà lẩn trốn đi mất vậy.
- Có chuyện gì thế ạ? Con có làm gì phật ý hai không mà sao chuyện bố sắm nói… có vẻ nghiêm trọng như thế?- Tư Nhĩ lo lắng trong lòng nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra rất tươi tỉnh như không có lo lắng gì để tiện thăm dò tìm cách ứng phó.
Cô không biết sao ông bà tự nhiên đến đây nên cứ phải đề phòng cho chắc.
Trước đấy cô đã giấu ông bà , ở sau lưng làm ra biết bao nhiêu chuyện ông bà vẫn thường hay cấm như đi bar, mặc đồ quá sexy, kí hợp đồng hôn nhân với Văn Quảng,..
Hoặc cũng có khả năng cao là ông bà đến để nhắc nhở cô về việc cô vẫn còn qua lại với Văn Quảng khiến cho Như Nguyệt khó chịu cũng nên.
- Bố mẹ muốn con về lại nhà mình sống như trước đây.
Được không? - ông Lam vẻ mặt nghiêm túc nói.
Tư Nhĩ thở phào nhẹ nhõm vì lí do ông bà đến không giống với những suy nghĩ trong đầu của cô từ nãy tới giờ.
May thật…
- Con nghĩ sao? Con đồng ý về lại nhà với chúng ta nhé? - bà Lam thấy cô không trả lời sốt sắng hối thúc.
Vẻ mặt bà lộ rõ sự lo lắng.
Cảm tưởng như bây giờ Tư Nhĩ chỉ cần lắc đầu từ chối một cái thôi thì không biết bà sẽ thất vọng đến mức nào nữa.
- Nhưng bây giờ con… - Tư Nhĩ chưa kịp hết lời, bà Lam đã chen ngang.
- Con vẫn sẽ là con gái của bố mẹ, là người nhà của nhà họ Lam.
Bố mẹ sẽ đối xử với con như trước đây, nhất định sẽ không tỏ ra phân biệt đối xử khác giữa con và Như Nguyệt đâu.
- Còn nếu con sợ người khác nói ra nói vào mấy lời không hay thì bố mẹ sẽ nhận con làm con gái nuôi của bố mẹ, con thấy sao? - ông Lam ngay lập tức tiếp lời vợ mình.
Hai ông bà liên tục kết hợp ăn ý với nhau để khuyên cô quay lại với thái độ hết mực kiên quyết khiến cô nhất thời hơi khó xử.
Lời ông bà nói cô nào có thể cãi cho được, đã thế còn là lời nói nhất quyết như thế, thử hỏi lấy đâu ra cơ hội cho cô?
- Không được!!! - một giọng nói trẻ con đanh thép vang lên từ ngoài cửa.
Em nhỏ này tên Lan, nhà nhỏ ở ngay gần đây.
Chỉ mới đây thôi Tư Nhĩ đã làm quen với nhỏ và lũ bạn của nhỏ.
Sau đó cô còn hứa với chúng là sẽ dạy kèm miễn phí cho chúng để chúng có thể thi đỗ và được học tại trường tiểu học công lập ở gần chỗ này.
- Không cho các người lấy chị Tư Nhĩ của tôi và các bạn đi… - nhỏ Lan đi tới đẩy bà Lam ra và ôm chặt lấy chân Tư Nhĩ không buông.
- Đây là… - bà Lam khó hiểu nhìn cô, ánh mắt tỏ rõ sự không hài lòng dành cho đứa trẻ này.
Với bà cũng là với ông Lam, hành động đẩy bà Lam của nhà Lan chính là vô phép tắc, biểu hiện của sự không có giáo dục tử tế.
- Đây là cô bé hàng xóm của con.
Bọn con mới thân nhau gần đây vậy nên con bé mới như thế.
Hai người đừng trách nó nhé?
- Chúng ta không trách nó nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận nếu như