Kết hôn được 6 tháng, tình trạng sức
khỏe của Lịch Xuyên dần dần ổn định, bắt đầu làm việc trởi lại. Chúng
tôi vẫn ở Côn Minh, mỗi tuần Lịch Xuyên sẽ bay đi Bắc Kinh hai lần để
giải quyết công việc ở CGP. Nhưng đại đa số các bản thiết kế của anh
hoàn thành ở Côn Minh. Công việc ở công ty phiên dịch của tôi cũng rất
bận bịu, giảm bớt dịch viết, nhưng nhiệm vụ đi phiên dịch lại tăng thêm, cũng đi công tác liên miên.
Sau khi kết hôn, đồng nghiệp đều nghĩ
rằng tôi sẽ bỏ việc để về làm vợ đảm mẹ hiền, nhưng tôi luôn luôn không
làm người rảnh rỗi được, Lịch Xuyên cũng tôn trọng sự lựa chọn của tôi.
Tháng 7 năm đó, Lịch Xuyên nhận lời mời
tới tham gia gặp mặt hàng năm của kiến trúc sư trên đảo Sicily ở Ý.
Trước đó anh sẽ tới Thụy Sĩ hoàn thành phương án thiết kế của một Trung
tâm thương nghiệp. Tôi lại vì công ty nhận một đoàn du lịch của chính
phủ nên không thể bứt ra, vì vậy chúng tôi chia xa hai tháng trời. Nhiệm vụ của đoàn du lịch vừa chấm dứt, tôi liền xin nghỉ dài hạn 2 tháng đi
Thụy Sĩ. Lúc đó Lịch Xuyên đã giao bản vẽ xong, đang họp ở Sicily, anh
dặn lái xe của bố anh là Fehn tới sân bay đón tôi, kêu tôi ở nhà bốn
ngày, họp xong anh sẽ bay về gặp tôi. Thật ra anh rất muốn chuồn êm,
nhưng báo cáo của anh lại được xếp vào ngày cuối cùng, hơn nữa có vài
người hợp tác cùng anh nghe tin anh “rời núi”, đều mời anh ăn cơm, anh
thật sự không bứt ra được.
Sân bay Zurich không có thay đổi gì lớn.
Máy bay đúng giờ hạ cánh. Để tránh việc
chờ lấy hành lý, tôi chỉ mang theo một chiếc túi nhỏ, đựng laptop, bản
dịch chưa hoàn thành và vài quyển tiểu thuyết mới ra để giết thời gian.
Trong nhà cái gì cũng có, ngay cả quần áo để thay tôi cũng không thèm
lấy.
Thuận lợi qua cổng, tôi đứng ở cửa ra
tìm Fehn trong đám người đông nghìn nghịt, không phát hiện ông ta. Trước mặt tôi toàn là người Thụy Sĩ, tôi lại không nhớ rõ mặt của Fehn lắm.
Bỗng nhiên, tôi lại phát hiện một khuôn mặt người Trung Quốc.
Đôi mắt vốn hờ hững kia, vừa nhìn thấy tôi, liền đong đầy ý cười như một chén nước đầy.
Không ngờ là Lịch Xuyên!!!
Tôi kinh ngạc vội vàng chạy qua, nhào vào lòng anh.
Anh ôm chặt lấy tôi, hôn thật mạnh lên
trán tôi, đánh giá tôi từ trên xuống : “Đó là đoàn du lịch gì vậy? Phơi
nắng đen như vậy.”
“Không được dùng từ đen, phải dùng từ mạch.”
(Mạch trong lúa mạch, màu nâu đỏ)
“Được rồi, phơi nắng mạch như vậy.”
“Vương tiên sinh, từ mạch không dùng để miêu tả được–” tôi trêu anh.
Anh mặc một bộ đồ tây màu đen, thắt một
chiếc cà vạt tinh tế màu xám, tóc không rối một sợi nào. Có lẽ là vì đi
họp, anh mang chân giả, chỉ dùng nạng đơn.
Không phải không chuồn ra được à, anh lại về Zurich sớm hơn tôi một ngày.
“Họp xong rồi à?” tôi hỏi.
“Làm gì có, anh chuồn ra đón em. Đi
Sicily với anh được không?” anh giữ chặt tay tôi “Dưới lầu của khách sạn có phòng chơi game, có thể chơi trò chơi. Rảnh rỗi anh sẽ dẫn em đi xem núi lửa – núi lửa vẫn hoạt động, còn phun khói ra nữa.”
Anh năn nỉ tôi như một đứa con nít vậy, tôi nhìn anh cười khổ liên tục.
Lịch Xuyên đúng là làm việc cuồng, mỗi
khi nhận việc anh sẽ bắt đầu ngày đêm điên đảo, ăn uống hỗn loạn, lúc
bận lên thì chỉ nhớ ăn mỗi một thứ : sandwich cá. Lúc có tôi giám sát
thì anh coi như nghỉ ngơi bình thường, tôi sẽ khuyên anh không thức đêm. Hai tháng không có tôi bênh cạnh, quả nhiên anh gầy xọp đi.
Lịch Xuyên biết tôi không thích những
hoàn cảnh lạ, nhất là hội nghị, tiệc tối xã giao. Tôi hoàn toàn không
biết gì về công việc của anh ở châu Âu, chỉ nhìn qua vài tấm ảnh kiến
trúc anh thiết kế. Tổng bộ của CGP đặt tại Zurich, sau khi kết hôn Lịch
Xuyên vẫn không đi làm, tôi chỉ tham gia tiệc liên hoan cuối năm của
công ty với anh. Rất nhiều người dùng tiếng Anh sứt sẹo nói chuyện với
tôi, tôi thì theo sát Lịch Xuyên như một chiếc đuôi, xã giao vài câu
liền mệt không thèm nói nữa, Lịch Xuyên thường chủ động dời đề tài đi.
Tôi thở dài : “Không cần tới đón em, mua một vé chuyển cơ cho em là được rồi. Anh tới hồi nào vậy?”
“Sớm hơn em 30 phút.” Anh mỉm cười “Anh bay qua để đón em mà, trốn cuộc họp buổi sáng.”
Tác phong của Lịch Xuyên khá là Đức, anh vốn là một người vô cùng có kế hoạch. Trải qua đợt bạo bệnh đó lại trở
nên hay đổi ý, ngẫu nhiên sẽ hứng lên làm vài việc vớ vẩn. Lần này anh
đi rất gấp, gần như giành giật từng giây. Tôi cảm thấy hơi bực, nhớ tới
lần trước anh qua hải quan. Kiểm tra an ninh cho người tàn tật vô cùng
phiền toái, đặc biệt là sau sự kiện 11/9. Mặc dù đã mang theo đủ loại
giấy chứng nhận nhưng Lịch Xuyên vẫn bị yêu cầu y hệt những người khác,
cởi giầy kiểm tra. Đối với người bị cắt cụt mà nói thì cởi giầy là một
động tác rất khó. Lịch Xuyên da mặt mỏng, mỗi lần kể tới chỗ đó đều oán : “This is so embarrassing.” (Thật xấu hổ). Mang chân giả đi qua máy dò
kim loại chuông sẽ reo ầm lên, nếu gặp được nhân viên quá đa nghi thì
anh còn bị mời vào một căn phòng riêng cởi đồ kiểm tra. Lịch Xuyên hay
đi du lịch nên đã sớm quen với trình tự này, đa số sân bay nhân viên khá hiền lành, ann cũng rất thông cảm với số ít người nghi ngờ trong chân
giả có bom. Thời buổi bây giờ thịt người cũng làm bom được, nói chi là
chân giả?
Tôi nhìn xung quanh, phát hiện vấn đề : “Hả, hành lý của anh đâu?”
“Không có hành lý.” Anh vỗ vỗ túi tiền “Chỉ mang hộ chiếu và ví tiền.”
Đúng là lâm trận bỏ chạy, trốn vội vã như vậy, trên trán đầy mồ hôi.
Tôi vuốt ve mặt anh, đau lòng : “Có mệt không?”
“Không sao.” dứt lời, anh kéo valy của tôi qua, tôi cũng không giành với anh.
Nhìn đồng hồ, Lịch Xuyên kéo tôi đi về phía phòng chờ : “Không được rồi, tụi mình phải lên máy bay.”
Tới Catania, Scily lúc 2 giờ chiều.
Khách sạn rất yên tĩnh. Lịch Xuyên nói hoạt động buổi chiều của hội nghị là hoạt động du lịch, khách đều ra ngoài du ngoạn hết rồi.
Anh dùng thẻ từ mở cửa phòng, vừa bỏ hành lý xuống là Lịch Xuyên liền đè tôi lên cửa.
“Á–”
Anh chặn miệng tôi lại, hôn tôi thật
sâu, động tác hơi mãnh liệt. Đầu tôi nghiêng qua nghiêng lại, suýt nữa
thở không được, giãy dụa trong lòng anh. Anh buông ra, cho tôi thời gian để thở : “Tiểu Thu, lâu rồi không gặp nhau, em ngoan một chút đi.”
“Không ngoan! Muốn khiêu chiến với anh!” tôi hét lên.
Câu này của tôi chọc giận anh. Bàn tay
to của anh đè đầu tôi lại, hùng hổ cắn tai tôi, ngậm vành tai trong
miệng mình, đầu lưỡi khiêu khích. Tôi vừa đau vừa ngứa, dùng sức kéo tay anh ra, anh chụp hai tay tôi lại, không cho tụi nó lộn xộn, cúi đầu
xuống tiếp tục triền miên trên môi tôi. Lần này tôi phối hợp, nắm chặt
mười ngón tay của anh, thật vui vẻ, làm càn hôn anh. Hai má cọ cọ, mũi
cọ tới cọ lui, anh bị ngứa bật cười, để tôi cởi áo anh ra. Cơ thể đầy mồ hôi của anh thoang thoảng mùi hạnh nhân. Vuốt ve eo anh, ngón tay vuốt
qua bụng anh, eo anh thẳng tắp lên trong tay tôi như cọng hành được ngâm nước vậy. “Trên giường sẽ thoải mái hơn”. Lịch Xuyên lắc đầu. “Vậy trên sô pha đi”, anh lại lắc đầu.
Chúng tôi ngã lên mặt sàn cứng rắn. Lịch Xuyên thong dong tiến vào, dùng trán đặt lên trán tôi, trừng to mắt nói với tôi : “Sàn gỗ thật cứng.”
Tôi không thấy đau, lúc anh đè xuống thở nhẹ ra : “Như vầy có gãy xương không?”
“Sô pha dễ chịu hơn, không bằng đi sô pha đi.” anh nói.
“Vậy anh bỏ ra trước đi.” tôi nói.
“…lần sau đi.”
Trên người Lịch Xuyên luôn có một mùi
hương tươi mát mà lại khó xác nhận. Anh vừa mềm yếu vừa cứng rắn tiến
vào, điều hòa thổi ra một luồng khí lạnh, quạt trần chậm rãi chuyển
động, trong phòng tràn ngập hương vị ô liu đặc trưng của vùng Địa Trung
Hải. Chúng tôi như hai đấu sĩ quay cuồng trên sàn gỗ anh đào hoa văn
tinh tế, nghe thấy xương cốt của chính mình răng rắc kêu lên, không có
kỹ xảo đa dạng, phong phú gì, như dã thú thời nguyên thủy hưởng thụ sự
vui thích theo bản năng. Cơ thể vốn hơi lạnh dần dần nóng lên, mồ hôi
tuôn rơi trên người. Lịch Xuyên ôm tôi vào ngực dùng sức lần cuối cùng.
Một loạt rung động kì dị tràn ngập cả người tôi.
Anh trầm tĩnh lại, vuốt ve mặt tôi như đang suy nghĩ gì đó.
Tôi ngửi mùi gỗ thoang thoảng trên ngón
tay anh, nhẹ nhàng nói : “Lịch Xuyên, lần này có thể chúng mình sẽ có
con. Bây giờ không phải kỳ an toàn của em.”
Cả người anh hơi run lên.
Trần mặc một lát, anh lắc đầu : “Sẽ
không. Anh đã xạ trị quá nhiều lần, các tuyến trong cơ thể đã sớm bị tổn thương. t*ng trùng còn sống rất ít, cơ hội thụ thai…gần bằng không.”
Thật ra từ khi kết hôn tôi chưa nói vấn
đề này với Lịch Xuyên bao giờ, trong lòng vẫn thầm nuôi hy vọng. Lần này tôi chỉ vô tình nhắc tới, nhất thời chạm trúng nỗi đau của anh.
“Không có việc gì không có việc gì, em
đâu có cần đâu.” Tôi vội vàng sửa miệng “Không có thì không sinh, nếu
thích có con chúng mình có thể nhận nuôi mà!”
Anh nằm trên sàn, ngơ ngác nhìn mặt sàn gỗ, không nói gì.
Tôi vào phòng ngủ tìm nạng, sau đó vào phòng tắm xả nước.
Xả nước xong, đi tìm Lịch Xuyên, thấy anh khoác áo ngủ dựa vào tường suy nghĩ.
“Nước xả xong rồi.” ôm anh, tựa mặt vào ngực anh.
“Tiểu Thu,” bỗng nhiên anh thấp giọng, “Anh cũng rất muốn có con.”
Tôi che miệng anh lại, cúi người xuống,
hôn vết sẹo nhỏ dài trên người anh, chân anh biến mất từ chỗ đó. Cả
người anh cứng lại, da thịt lạnh băng, giống như đề phòng gì đó, giây
lát sau lại thả lỏng ra, tôi không mặc gì nhu nhược dựa vào người anh.
“Thật xin lỗi–” tôi thì thào.
Ngoại trừ nhân viên y tế và bố anh ra,
Lịch Xuyên chưa bao giờ cho bất kì ai nhìn thấy vết thương của mình. Năm gặp chuyện không may, đầu tiên anh mất đi mẹ mình, ngay sau đó lại mất
đi một chân, sau đó lại tiếp tục xạ trị, anh mất hết tóc và khẩu
vị, thể xác và tinh thần chịu đựng đả kích rất lớn. Tới tận bây giờ anh vẫn cảm thấy vết sẹo của mình thật đáng sợ, trừ tôi ra, anh không muốn cho bất
kì anh nhìn thấy.
“Tiểu Thu–” giọng anh trở nên thật nghiêm túc “Chúng ta cần nói chuyện.”
“Anh nói đi, em nghe.”
“Không được phá nữa,” anh sờ sờ đầu tôi, “Lên sô pha ngồi.”
“Cái này mà là phá à? Đây là cuộc sống vợ chồng.”
Anh nhịn không được thở dốc, bị tôi trêu chọc lung tung, hai tay không biết đặt ở đâu. Thật lâu sau, cả người
anh không run lên nữa, nhưng lưng lại không ấm lên được. Tôi chồm dậy ôm lấy anh, để anh tựa đầu lên vai tôi.
“Honey…” anh ngập ngừng.
“Người ta chỉ rất muốn thôi mà.”
“Anh phải nói với em chuyện có con.”
“Nói đi.”
“Không phải hoàn toàn không thể có.”
Hai mắt tôi sáng lên.
“Lần đầu tiên hóa trị năm 17 tuổi, lo
lắng cho việc sinh con sau này, anh nhận lời đề nghị của bác sĩ cất trữ
một lượng t*ng trùng. Nếu muốn có con, có thể thử IVF.”
“IVF?”
“In – vitro fertilization, tiếng Trung nói như thế nào?”
“Thụ tinh trong ống nghiệm.” tôi bắt đầu tính toán “t*ng trùng 17 tuổi nha, 19 năm rồi, còn dùng được không? Sữa chua bỏ tủ lạnh một tháng là hư rồi.”
“Người ta nói, nếu bảo quản tốt, t*ng trùng có thể sống sót tới 30 năm.”
Lòng tôi liền cảm thấy bồn chồn : “Vậy…ừm…chất lượng có cam đoan không?”
Anh dựa trên vai tôi, không hé răng. Một lát sau mới nói : “Chắc cũng không kém lắm. Nghĩ lại thử xem, nếu anh
bị ung thư năm 9 tuổi, chúng ta liền hết hy vọng. Nhưng em đừng hy vọng
nhiều quá, t*ng trùng mới cũng chỉ có sác xuất thụ tinh vào tuổi này
thành công là 30%.”
Tôi cười ngây ngô, bắt đầu mơ mộng :
“A…t*ng trùng 17 tuổi, thì chính là Lịch Xuyên 17 tuổi nha! A! Lịch
Xuyên 17 tuổi là thiếu niên xinh như hoa nha.” Tôi thừa nhận tôi rất háo sắc. Tôi đã xem hình Lịch Xuyên đánh tennis, một chàng trai rất tuấn
tú, ánh mắt tràn đây tự tin và kiêu ngạo. Lịch Xuyên 17 tuổi chịu bệnh
tật tra tấn quá nhiều, sau đó anh không chụp ảnh toàn thân nữa. Ảnh chụp ở Côn Minh là tấm duy nhất.
“Đừng vội mừng,” anh nhéo tai tôi “Quá trình IVF rất rườm rà, em sẽ chịu sự tra tấn về cảm xúc.”
Trong nụ cười của anh có một chút hậm hực, giọng điệu cũng không nhiệt tình, thậm chí là lạnh lùng.
Câu trả lời rất chuyên nghiệp, hiển nhiên anh đã nghiên cứu kỹ lưỡng.
Lòng tôi âm thầm phát lạnh.
– Lịch Xuyên không muốn có con, mặc dù
anh vô cùng khát vọng một gia đình đầy đủ, một người không biết chính
mình còn sống bao lâu, không muốn cho con mình chịu nỗi đau mất cha.
– Tôi cười cười, không nói gì nữa.
Hội nghị có tổ chức tiệc tối và tiệc
rượu. Tắm rửa xong Lịch Xuyên dắt tôi ra ngoài mua một bộ đồ dạ hội màu
đen, chúng tôi đi dạo một vòng quanh quảng trường Cathedral và phố Via
Etnea ở hướng bắc, ăn quýt và dưa gang đặc sản của địa phương, mua một
túi hạt dẻ. Lúc quay lại khách sạn, tiệc tối đã bắt đầu. Lịch Xuyên giới thiệu tôi với những người trong giới của anh, mọi người dùng đủ loại
ngôn ngữ bàn về tin tức trong nghề, vừa nghe vừa cười một hồi, tôi cố
nghe hết sức nhưng vẫn không hiểu, còn phải xã giao với những người tai
to mặt lớn. Một lát sau rốt cuộc Lịch Xuyên cũng thông cảm buông tay ra : “Honey, quầy bar bên kia có cà phê và kem, em qua đó uống gì đó trước
đi, anh nói chuyện một lát rồi qua với em.”
Tôi vội vàng đi qua như được đại xá.
Quầy bar đặt trong góc tây nam của đại
sảnh, tôi gọi muốn ly rượu nho địa phương, nhẹ nhàng nhấp môi, quả nhiên hương vị rất thuần. Sau một hồi, một người châu Âu tóc màu hạt dẻ đi
tới, gọi một ly whisky, ngồi trên ghế cao ở quầy bar bắt chuyện với tôi.
Cô ta rất mỹ lệ, quần áo tỉ mỉ, đá quý trước ngực sáng lòe lòe.
“Tôi là Amft”, “Là kiến trúc sư.”
“Tôi là Tiểu Thu”, “Chồng tôi là kiến trúc sư.”
Cô ta đưa mắt lên nhìn, cười hỏi : “Chồng cô là Chức Điền Quân à?”
“Không phải,”, “Chồng tôi là người Thụy Sĩ.”
Tôi không nhắc tới tên Lịch Xuyên, vì
tôi không hiểu giới kiến trúc lắm, hiếm lắm mới có thời gian nghỉ ngơi,
tôi không muốn nói chuyện về giới kiến trúc.
“Tôi là người Anh.”
Tôi mỉm cười, có cần nói ra không? Giọng Anh của cô ta rất rõ ràng.
“Tôi tới từ Trung Quốc.”
“Là người Đài Loan, đúng không?”
“Không, tôi đến từ Đại Lục, Vân Nam.”
“Trông cô rất giống người Đài Loan,”, hiển nhiên cô ta chưa nghe tên địa danh đó bao giờ, “Quần áo của cô rất đẹp.”
“Của cô cũng vậy. Tôi thích khăn choàng của cô.”
“Haha, cô rất tinh mắt, cô có tin không? Tôi mua ở Angkor Wat đó, hàng thủ công. Tôi nhìn thấy nó lần đầu tiên
liền bị mê hoặc.” cô ta kéo khăn choàng ra khoa tay múa chân, “Họp gì
chán ngắt, 99% là đàn ông. Này, cô có tin không, bọn đàn ông ngồi tâng
bốc nhau lên còn buồn nôn hơn cả phụ nữ nữa.”
Cô ta rất hài hước, tôi nhịn không được hỏi : “Chẳng lẽ cô là nữ kiến trúc sư duy nhất ở đây?”
Cô ta cười rất đắc ý : “Đúng vậy. Tổng
số kiến trúc sư đăng ký ở Anh chỉ có 12% là nữ, Mỹ chỉ có 9%. Trên thực
tế tỉ lệ sinh viên nữ khoa kiến trúc ở các trường đại học là 40%. Kỳ lạ, những người đó tốt nghiệp xong đi đâu?”
Tôi lắc lắc chén rượu : “Hơn một nửa là gả cho kiến trúc sư.”
“Này, cô đang ở thành phố nào của Thụy
Sĩ?”, “Tôi có hợp tác với vài công ty kiến trúc nổi tiếng ở Thụy Sĩ,
không chừng có quen biết với chồng cô.”
“Chồng tôi là Alex Wong.” Tôi chỉ về phía Lịch Xuyên, “Người tóc đen kia kìa.”
Cô ta hít sâu một hơi, trợn tròn mắt : “Oh my god. Cô là vợ của Alex.”
“Đúng vậy.”
“Alex bị cô giấu ở Trung Quốc suốt một năm trời!”
“Tôi bận chút công việc không đi đâu
được, anh ấy sẵn sàng ở Trung Quốc cùng tôi.” Không nhắc tới chuyện anh
bị bệnh. Ở nước ngoài bệnh tật là điều kiêng kỵ nhất trong xã giao,
chuyện Lịch Xuyên bị ung thư chỉ có một vài người bạn biết.
“Alex là người khó tiếp xúc nhất mà tôi
từng thấy!” Amft nửa cười nửa trách móc, “Tôi dụ dỗ anh ta rất nhiều lần mà chưa thành công. Anh ta chỉ mời tôi uống rượu một lần, hôm sau liền
cướp hợp đồng với tôi. Cũng không phải hợp đồng gì lớn, tôi nói Alex,
lần này nhường tôi đi, anh ta nói xin lỗi, anh ta chấm một chiếc nhẫn.”
Cô ta chỉ vào tay tôi : “Chiếc nhẫn này
nhất định là mua bằng số tiền đó, năm XXXX, đúng không? Bản vẽ tôi làm
hộc máu 3 tháng mới xong, mệt tới mức xém lủng bao tử, cuối cùng lại để
anh ta giật thầu, Alex là đồ xấu xa, nhiều lần phá vỡ kế hoạch của tôi,
tôi muốn tìm anh ta tính sổ.”
Thật ra chiếc nhẫn này được Lịch Xuyên
mua ở Thụy Sĩ trước khi chia tay tôi lần đầu tiên. Lúc đó anh rất tin
tưởng vào sức khỏe của mình, nghĩ rằng cùng lắm chỉ là kiểm tra thường
lệ, liền tới một cửa hàng trang sức mua chiếc nhẫn đính hôn này. Kết quả chỉ một cuộc điện thoại của bệnh viện đã phá vỡ giấc mộng của anh. Lúc
nghe xong anh liền ngây ra, bác sĩ nói anh chỉ còn ba tháng, anh chỉ hận không thể chết đi ngay lập tức.
Mặc dù đã trôi qua nhiều năm nhưng lúc
Lịch Xuyên kể tới đó cảm xúc vẫn rất phập phồng. Anh đi lang thang một
mình bên bờ sông Zurich, đau khổ chịu không nổi, sau đó anh ngồi trong
nhà thờ một đêm, im lặng cầu nguyện. Cuối cùng bị anh trai và René kéo
đi Thụy Sĩ trượt tuyết. Anh lao hết xuống từ núi cao hết lần này tới lần khác, cố gắng tìm quên trong tốc độ.