Việc sửa sang lại đồng ruộng giằng co suốt hai ngày mới xong, nước của Yển Đường cũng chẳng còn thừa bao nhiêu.
Trải qua ba ngày ba đêm liên tục lấy nước nên Yển Đường vốn không có bao nhiêu nước nay đã cạn tới xăm xắp mắt cá chân.
Hôm nay sau khi ăn cơm sáng Đào Tam gia lấy ba cái sọt thủng đáy từ nhà kho rồi dặn Lý thị mang mấy thùng gỗ tới Yển Đường để đựng cá.
Mỗi năm thu hoạch xong tộc trưởng sẽ sắp xếp người tới Yển Đường vớt cá, sau đó ấn theo đầu người để chia cá cho mọi gia đình.
Nhưng Yển Đường bị rút cạn nước như thế này là chuyện nhiều năm mới có, vì thế chẳng cần nghĩ cũng biết khẳng định sẽ có cá.
Đám nam nhân đào kênh mương đều cầm sọt tới tập hợp ở Yển Đường.
Sau đó Đào Đại gia lên tiếng: “Năm nào cũng vớt cá nhưng trước giờ chẳng bao giờ thả cá xuống vì thế cá thì vẫn có nhưng không nhiều đâu.
Sáng nay mọi người đều xuống bắt, ai bắt được cá thì mang về nhà ăn một bữa coi như có sức chiều nay còn đào mương.”
“Hoan hô!” Các nam nhân đều hưng phấn cầm lấy sọt nhảy xuống.
Cách bắt cá cực đơn giản, chỉ cần nhanh tay lẹ mắt là được.
Thấy chỗ nào có cá người ta sẽ chụp cái sọt không đáy lên sau đó vói tay vào bắt lấy con cá.
Lý thị đứng cạnh Yển Đường nhìn, bên người là thùng gỗ, trong đó có non nửa là nước.
Đương nhiên, trong dịp quan trọng thế này thì Tam Bảo và Tứ Bảo sẽ không thể vắng mặt, Nữu Nữu cũng mang theo Hoàng Hoàng tới.
Tam Bảo và Tứ Bảo nóng lòng muốn thử nhưng bị Lý thị trừng mắt thế là hai đứa chỉ có thể ngoan ngoãn nhìn.
Với cái thân hình như cây nấm của hai đứa mà đi xuống thì một bước cũng không đi nổi.
Đáy Yển Đường là nước bùn rất dày, vừa dính lại mềm, chân dẫm vào là rất khó rút ra, càng đừng nói tới bước đi.
Rất nhanh có người đã bắt được một con cá trích to bằng bàn tay nên vui vẻ gọi vợ con nhà mình.
Người trong thôn sớm đứng đầy cạnh Yển Đường, các nam nhân bắt được cá sẽ ném cho người nhà mình.
Bọn nhỏ kích động đi nhặt cá bỏ vào thùng rồi lại nghển cổ chờ đợi.
Tam Bảo và Tứ Bảo sốt ruột đỏ mắt nhìn đám nhỏ có cá nhặt sau đó âm thầm cổ vũ cha và ông nội cố lên.
Rốt cuộc cũng nghe thấy tiếng Trường Quý thế là Tam Bảo cùng Tứ Bảo lập tức tiến vào trạng thái sẵn sàng nhặt cá.
Nhưng cái thứ ném về phía này lại không phải cá trích mà là một con lươn thật dài.
Con lươn trơn trượt, màu vàng nâu, cả người vặn vẹo như rắn, Tam Bảo và Tứ Bảo phải hợp sức mới ném được nó vào thùng.
Tiếng la hét chí chóe vang lên khắp nơi, mọi người lục tục ném cá trích, lươn, cá mè lên bờ, ngoài ra còn có cá trạch đủ kích cỡ.
Quả thực không nhiều cá nhưng có thêm lươn và cá trạch thì cũng đủ người một nhà ăn một bữa no nê mỹ mãn.
Tiếng người ầm ĩ cả Yển Đường, cứ vậy tới tận trưa mới an tĩnh lại.
Hôm nay người của Đào gia thôn cực kỳ hưng phấn.
Khói bếp lượn lờ bay lên, Đào Tam gia ngồi trên ghế ở chính phòng hút thuốc, Trường Phú và Trường Quý mổ cá, bọn nhỏ thì vây xem.
Cá trích và cá mè bị mổ bụng, đánh vảy, cắt vây.
Cá trạch cũng nhanh chóng được xử lý nhưng con lươn thì phiền toái một chút.
Trường Quý dùng đinh sắt cố định đầu của con lươn trên mặt đất sau đó dùng dao nhỏ cắt một đường từ đầu tới đuôi, mổ bụng, bỏ xương.
Mấy tên nhóc xem tới ngẩn người, Đại Hoa và Hoàng Hoàng ăn phẳng rốn còn Nữu Nữu thì sợ tới mức run lên.
Cá và cá chạch được xử lý xong mang tới nhà bếp, việc còn lại là của nữ nhân, đám nam nhân chỉ cần chờ để ăn là được.
Lưu thị và Trương thị giặt quần áo trở về nghe nói giữa trưa ăn cá thì đều vui vẻ.
Trương thị kích động đi hái hành và lột tỏi, còn Lưu thị phụ trách phơi quần áo.
“Nương, cho ngài này!” Nữu Nữu lấy từ chậu một cái áo bị vắt thành một nắm nho nhỏ và đưa cho Lưu thị.
Lưu thị vui vẻ khen Nữu Nữu đã có thể giúp làm việc thế là cô nhóc cười híp hết cả mắt.
Quần áo của người một nhà rất nhiều, cây trúc quanh sân đều treo đầy, quần áo nhỏ nước tích táp xuống sân rồi cùng chảy tới chỗ gốc cây.
Lúc Lưu thị đi đến nhà bếp thì Lý thị và Trương thị đang vội làm việc.
Lý thị dặn Lưu thị lấy chút củi tới để lửa lớn hơn chút.
(Hãy đọc thử truyện Bần gia nữ của trang Rừng Hổ Phách) Nồi sắt nhanh chóng được đun nóng, Lý thị bỏ thêm ít dầu rồi bỏ cá trích vào rán vàng hai mặt.
Tiếp theo bà ta bỏ thêm nước, hành lá, tỏi và gừng băm.
Một nồi canh cá trích nhanh chóng ra lò.
Cá mè và cá chạch nặng mùi bùn nên Lý thị xào tỏi, hành, gừng và ớt khô sau đó bỏ cá mè và cá chạch đã được cắt khối vào chậm rãi hầm.
Cuối cùng bà nhào bột ngô thành từng khối và dán ở mép nồi.
Nông dân có câu tục ngữ “ăn bữa nay phải lo bữa mai” vì thế Lý thị chỉ làm đủ cho trưa nay ăn, còn hai con lươn bà ta sát muối để mai mới ăn.
Bữa cơm trưa nay cuối cùng cũng lên sân khấu dưới sự hào hứng chờ đợi của mọi người.
Bọn nhỏ đã sớm ngồi vào chỗ của mình, Lý thị bưng một âu cá kho bỏ lên bàn, trên đó là rau thơm màu xanh, mùi