Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

158: Vui Buồn Lẫn Lộn


trước sau


Ăn xong cơm sáng, Lưu thị lôi kéo Đào thị vào nhà cẩn thận hỏi.

Bà tránh mấy đề tài mắc cỡ mà chỉ tỉ mỉ hỏi sinh hoạt hàng ngày.

Nghe con gái nói xong bà lại không nhịn được mắng một hồi.
Đào thị liên tục gật đầu đáp vâng, cũng bảo đảm từ ngày mai sẽ dậy từ canh năm, quét tước nấu cơm, giặt giũ, cho chó ăn.

Về sau có heo, gà và ngỗng nàng cũng cho chúng nó ăn no, sau đó thêu hoa, làm giày, may áo.

(Hãy đọc thử truyện Thượng công chúa của trang Rừng Hổ Phách) Lưu thị nghe xong vẫn không hài lòng mà nhìn chằm chằm Đào thị với ánh mắt u oán.

Lúc này Đào thị mới phản ứng lại và lập tức tỏ vẻ nếu có rảnh sẽ về nhà mẹ đẻ để thêu hoa và ăn trực.

Lúc này Lưu thị mới vui vẻ và tiếp tục dạy dỗ con gái.
Ân Tu Trúc bị Đào Tam gia kéo đến phòng khách hỏi chuyện thu hoạch ở khu ruộng cho thuê đồng thời yêu cầu hắn thường xuyên đi kiểm tra nơi ấy để kịp thời hiểu được tình huống hoa màu.

Ông dặn hắn đừng có đợi tới khi thu hoạch lại bị đám người làm thuê kia dối trá che mắt giao thiếu lương thực.

Ân Tu Trúc gật đầu tiếp thu thế là Đào Tam gia lại nói tới chuyện trong thôn có mấy nhà muốn bán ruộng, dù số lượng không nhiều, chỉ có hai mẫu nhưng ông cũng muốn Ân Tu Trúc mua.

Như thế bình thường hắn có thể trồng ít rau dưa theo mùa và đậu đỗ gì đó.

Đào Tam gia thấy Ân Tu Trúc gật đầu thì trong lòng càng thêm vừa ý.

Ông nói việc này để ông đi thương lượng, sau khi có giá tiền chỉ cần hắn ra quan phủ làm thủ tục là xong.

Ông còn muốn truyền thụ kinh nghiệm trồng trọt cho hắn nhưng lúc này Tam Bảo không nhịn được hò hét: “Ông nội, cháu chờ anh vợ rảnh để chơi cờ nãy giờ, sao ông nói nhiều thế!”
Đào Tam gia tức thổi râu rồi phất phất tay: “Đi đi, thôi đi đi, con khỉ hoang này sốt ruột sắp leo lên cây rồi!”
Ân Tu Trúc cười đứng dậy và lập tức bị Tam Bảo lôi đi.
Tam Bảo vừa đi vừa oán giận: “Ông nội ngày càng nói lắm.”
Ân Tu Trúc cười nói: “Cũng tàm tạm!”
Tam Bảo: “Huynh không ở với ông nội hàng ngày nên mới nói thế, nếu huynh đổi chỗ cho đệ thì sẽ hận không thể bịt tai mỗi ngày ấy chứ!”
Ân Tu Trúc chỉ cười không nói gì rồi mang đi theo Tam Bảo tới sân trước.


Đại Bảo và Nhị Bảo đã ngồi dưới bóng cây bắt đầu chém giết, Tứ Bảo thì đứng ở một bên ồn ào.
Tam Bảo hô: “Tứ Bảo, mang một bàn cờ khác ra đây!”
Tứ Bảo đang xem hăng say nên lười không muốn nhúc nhích.

Tam Bảo tức giận đi qua dọn bàn cờ khác, đang muốn đánh một ván với Ân Tu Trúc thì đã bị Tứ Bảo nhanh tay giật mất chỗ.

Tên kia ngồi đối diện Ân Tu Trúc và cười nói: “Ta phải đánh một ván với em rể đã!”
Tam Bảo tức giận đến cắn răng, lập tức cầm lấy quân cờ trên tay Tứ Bảo và uy hiếp: “Đệ đắc ý cái gì?! Đệ không trả chỗ đây thì ta không cho đệ chơi cờ đâu!”
Tứ Bảo cười tùy tiện: “Sao cũng được, dù sao cũng thua, huỵnh có cầm quân cờ ấy với đệ cũng không ảnh hưởng gì!”
Tam Bảo lại cầm thêm hai quân cờ nữa thế là Tứ Bảo lập tức nóng nảy hét lên: “Làm gì thế? Huynh đừng có quấy rầy đệ nữa!”
Tam Bảo quay đầu đi nhưng không trả quân cờ.

Ngũ Bảo đứng ở một bên nhìn thấy thế thì trợn mắt với Tam Bảo và khinh bỉ nói: “Ấu trĩ!”
Tam Bảo lập tức có đối tượng mới thế là hắn ném quân cờ lại và đi bắt nạt Ngũ Bảo.

Tứ Bảo hí hửng dọn quân cờ và cười nói với Ân Tu Trúc: “Có thể bắt đầu rồi!”
Ân Tu Trúc gật đầu thế là hai người chính thức bày trận.
Tháng sáu trời nóng, ngoài ruộng không có bao nhiêu việc, hơn nữa hôm nay là ngày Đào thị lại mặt nên cả nhà Đào Tam gia không ra ngoài làm việc.
Lý thị đang tính xem trưa nay ăn gì thế là Đào thị vui cười nói: “Bà nội, thời tiết nóng bức thế này chẳng muốn ăn gì, hay là ăn bắp nắm cho thanh đạm!”
Mọi người đều nhất trí tán thành.
Lưu thị ở nhà cùng Nữu Nữu còn Lý thị mang theo Trương thị cõng sọt xuống ruộng bẻ chút bắp non trở về.

Trong nhà nhiều nữ nhân nên bọn họ nhanh chóng lột bắp mài xong thành nước rồi nấu một nồi chè bắp thật to ngâm nước giếng cho mát.

Phần bã còn lại thì để chưng bắp nắm, lại xào thêm mấy món rau dưa là được một bữa trưa ngon miệng.
Ân Tu Trúc rất thích uống chè bắp ngâm nước giếng, cũng ăn mấy cái bắp nắm mềm mại.

Lý thị thấy hắn thích thì chưng thêm một xửng để Nữu Nữu mang về ăn.

Lưu thị lại lấy chút dưa muối và củ cải cùng rau dưa tươi để con gái mang về.

Đào thị nhìn một đống nồi niêu chum vại để trong giỏ tre thì than: “Nương, nhiều như vậy sao con cõng được!”

Lưu thị không cho là đúng: “Cái này quá đơn giản, Tam Bảo, giúp em gái con cõng đi!”
Thế là lao động chính Tam Bảo nhảy tới bưng một cái bình lớn đi về phía Ân gia, phần còn lại Đào thị cũng chẳng cần động tay đã có đám Đại Bảo bê hộ.

Nàng vẫn phủi tay đi theo các anh như khi còn nhỏ, chẳng phải làm gì.
Tiểu Hoàng Hoàng rất tận tụy với công việc, lúc này nó đang ghé vào cửa nhà.

Đào thị ném cho nó một cái bắp nắm thế là nó vui vẻ ôm lấy gặm.

Đám Đại Bảo thì bỏ đồ lại sau đó cùng Ân Tu Trúc nói mấy câu mới đi xuống núi.
Đào thị vào bếp nấu chút cháo gạo với bí đỏ, buổi tối chưng lại bắp nắm rồi cùng chồng ăn cơm tối.

Ăn xong hai vợ chồng lại ngồi ở sân trước hóng mát.
Trong sân nhà Đào Tam gia lúc này mọi người cũng đang ngồi hóng gió.

Đám nhỏ từng nằm trong mấy cái sàng nay đã lớn, không còn nằm trong cái sàng nữa mà ngồi ở ghế cầm quạt phe phẩy.

Tụi nó cũng không quấn lấy ông nội đòi kể chuyện xưa nữa mà tham dự vào câu chuyện trong nhà.
Bởi vì hôm sau Đại Bảo và Nhị Bảo phải lên trấn trên, Lý thị cũng sốt ruột muốn ôm chắt trai nên sớm thúc giục mọi người đi nghỉ.
Sáng sớm hôm sau Đại Bảo và Nhị Bảo lên trấn trên.

Chuyện Nhị Bảo mang vợ tới huyện thành còn chưa chốt thời gian cụ thể.

Đào Tam gia chỉ nói thế còn việc sắp xếp là Nhị Bảo tự làm.

Còn Đại Bảo bên này thì nói với Đào Tam gia là cha vợ hắn lại bệnh nên muốn đưa Phan thị về thăm.

Đào Tam gia gật đầu đồng ý rồi để Lý thị chuẩn bị chút quà mang theo.

Trong lòng Phan thị biết rõ nên cực kỳ xấu hổ nhưng lại chẳng thể nói ra chân tướng.

Cũng vì thế mà biểu tình của nàng ta càng co quắp.
Trong hai tháng này tuy bận rộn chuyện hôn sự của Nữu Nữu và Ân Tu Trúc nhưng việc điều trị của ba cô cháu dâu vẫn không hề gián đoạn.


Táo đỏ và đường đỏ cùng nước gừng rồi gạo nếp với đường đỏ lúc nào cũng có để mấy người ăn

luân phiên.

Trong lòng Lý thị càng ngày càng sốt ruột, luôn cho rằng vừa chú ý ăn uống vừa thêm thuốc thang thì ắt chắt trai sắp tới rồi!
Lại qua hai tháng nữa thì chắt trai mà Lý thị tâm tâm niệm niệm rốt cuộc cũng tới nhưng lại có thêm một chữ ngoại vì người có hỉ là cháu gái bà.
Lúc Ân Tu Trúc hớn hở tới báo tin vui thì trong lòng Lý thị cực kỳ phức tạp.

Tính ngày thì Nữu Nữu vừa thành thân đã có thai nhưng ba đứa cháu dâu trong nhà vào cửa đã hơn nửa năm lại vẫn không có động tĩnh gì.

Điều này khiến Lý thị vừa vui vừa buồn.
Bà lại thu xếp mang gạo tốt và bột mỳ tốt trong nhà cùng đồ ăn, gà và trứng đựng vào mấy sọt để Ân Tu Trúc mang về.

Hắn thấy thế thì cười nói: “Bà nội, nhà cháu cũng có rồi, không thiếu lương thực đâu bà cứ yên tâm! Cháu sẽ chăm sóc tốt cho Nữu Nữu.”
Lý thị không yên tâm nói: “Nữ nhân mới vừa có thai rất yếu, cái gì cũng không ăn được, còn không ngửi được mùi lạ.

Đống rau dưa này tươi, cháu mang về thay đổi nấu cho Nữu Nữu ăn.

Để bà lại bắt mấy con gà cho cháu mang về hầm cho con bé.

Aizzz, trong nhà chỉ có mình cháu, thật sự không được thì mang con bé về đây, để người trong nhà chăm sóc cho tiện.”
Ân Tu Trúc cười nói: “Bà nội cứ yên tâm đi, cháu chăm sóc Thanh Lan từ nhỏ tới lớn còn được.

Với Nữu Nữu cháu sẽ càng nhẫn nại hơn.

Vả lại lúc này nàng mới mang thai, không tiện đi lại, chờ thai ổn hơn cháu lại đưa Nữu Nữu về nhà!”
Lý thị gật đầu nói: “Trong nhà có nhiều rau dưa lắm, ngày ngày cháu cứ tới lấy về mà ăn.

Nữ nhân thai nghén ăn uống kén chọn, cháu phải làm đa dạng một chút!”
Ân Tu Trúc nói: “Bà nội, trong thôn có người bán hai mẫu ruộng, ông đã giới thiệu để cháu mua.

Khế đất đã cầm, cháu đang định trồng chút rau dưa theo mùa.”
Lý thị nghi hoặc nói: “Bộ dạng cháu thư sinh thế này có trồng rau được không? Thôi để ta bảo Tam Bảo và Tứ Bảo trồng cho!”
Ân Tu Trúc vừa nghe đến hai chữ thư sinh đã sờ sờ cái mũi và cười nói: “Bà nội, cháu biết trồng mà.

Hai mẫu đất cũng không nhiều, một mình cháu có thể làm được.

Sau này có chỗ nào không hiểu cháu sẽ tới hỏi bà, đến khi ấy bà lại để Tam Bảo và Tứ Bảo tới hỗ trợ cũng không muộn!”
Lý thị gật đầu sau đó đột nhiên nhớ tới cái gì và nhanh chóng ra hiệu ý bảo Ân Tu Trúc ghé sát tới rồi nhỏ giọng nói: “Nhà cháu không có trưởng bối, hai vợ chồng lại mới thành thân, cả ngày ngọt ngào không biết nặng nhẹ nên ta phải báo trước.


Hai đứa phải cẩn thận giữ gìn không xảy ra chuyện thì chậm rồi.

Lời bà nói chắc cháu hiểu, lúc về nhớ chia phòng ngủ nhé!”
Ân Tu Trúc gật đầu, còn Lý thị dặn dò xong thì để Tam Bảo giúp đỡ mang đồ ăn tới Ân gia.

Dọc đường đi Tam Bảo cực kỳ sùng bái Ân Tu Trúc, vừa thành thân đã có con.

Hắn một hai bắt tên kia truyền thụ kinh nghiệm cho mình nhưng Ân Tu Trúc chỉ cười giả vờ thần bí khiến Tam Bảo ồn ào nửa ngày cũng không hỏi được cái gì.
Nhị Bảo nghe được tin này thì gấp gáp trở về và trực tiếp tới Ân gia nghiêm túc khám mạch cho Nữu Nữu.

Xác nhận không có vấn đề gì hắn mới dặn nàng vài câu và về nhà.
Lý thị mang theo tâm tình phức tạp, ngày ngày lo lắng.

Thật vất vả mới mong được Nhị Bảo về thế là vội kéo hắn vào nhà hỏi han một phen.
Nhị Bảo nói: “Bà nội, chỗ Nữu Nữu cháu đã qua xem, con bé có thể ăn có thể ngủ còn không nôn, thân thể rất tốt, ngài cứ yên tâm đi!”
Lý thị gật đầu, lại nói với Nhị Bảo: “Con khám lại cho mấy người trong nhà đi, sao chưa có động tĩnh gì thế? Không được thì con khám cho Đại Bảo và Tam Bảo xem! Cũng kê chút thuốc xem!”
Khóe miệng Nhị Bảo run rẩy một chút, vội vàng cười nói: “Bà nội, lần trước cháu đã nói với bà rồi mà, thân thể đại tẩu và Phục Linh đều tốt, không cần uống thuốc.

Vợ Tam Bảo cũng đã điều trị hòm hòm, con sớm muộn gì cũng sẽ có.

Lúc này mới qua nửa năm bà gấp làm gì?! Bà cứ thả lỏng, đừng để ảnh hưởng sức khỏe!”
Lý thị thở dài: “Bà và ông nội con đều không ngủ yên, một đứa thì cũng thôi nhưng đằng này cả ba đứa cháu dâu đều không có động tĩnh gì khiến bà già như ta quá nóng nảy.

Ai u, ta đau lòng quá, đều tại ông nội mấy đứa, cứ để tụi bây lên trấn trên, một tháng mới về có vài lần thì chắt trai của ta tới đời nào mới có!”
Nhị Bảo lại khuyên và an ủi: “Bà nội đừng khóc nữa không hỏng mắt đó.

Chắt trai sớm muộn gì cũng sẽ có.

Ngài mà còn khóc như thế thì cháu dâu nhìn thấy sẽ không dễ chịu đâu! Mà con người một khi không dễ chịu sẽ càng khó thụ thai.”
Lý thị móc khăn tay ra lau nước mắt và nói: “Có thể không nhọc lòng sao? Ba đứa cháu dâu dù sao cũng phải có đứa mang thai chứ, sao chẳng thấy động tĩnh gì! Con nói xem có phải mấy đứa có vấn đề không? Con đi tìm Đại Bảo hỏi một chút, còn con nữa, người làm thầy thuốc không thể tự khám cho mình nên mau đi tìm sư phụ của con xem có vấn đề gì thì sớm trị đi!”
Nhị Bảo vội vàng gật đầu và bảo đảm: “Bà nội, cháu sẽ đi tìm Tam Bảo hỏi xem sao.

Còn đại ca ở trấn trên nên lúc nào lên đó cháu sẽ tìm huynh ấy.”
Lý thị lại dặn thêm: “Cả cháu nữa, cần phải tìm sư phụ và khám đi nhé.

Đừng có lừa gạt cho qua, tới tết Trung Thu mang đơn thuốc cho bà xem!”
Nhị Bảo thầm nghĩ: “Bà không biết chữ thì xem phương thuốc làm gì!”.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện